Bài Thuốc Dân Gian Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp, đặc biệt hay xuất hiện ở những người trong độ tuổi lao động làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo y học cổ truyền, thoát vị đĩa đệm thuộc phạm vi chứng Tý, thể huyết ứ. Điều trị bằng y học cổ truyền thường dùng nhất là sử dụng bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm. Đây được xem là phương pháp chữa bệnh tận gốc mà không có tác dụng phụ.

Vậy Các Bài Thuốc Dân Gian Chữa Khỏi Thoát Vị Đĩa Đệm Như Thế Nào?

Theo y học cổ truyền, cột sống là hệ thống phức tạp ảnh hưởng bởi nhiều tạng phủ như can, thận, tỳ,… Để đảm bảo cột sống khỏe mạnh bình thường, tạng phủ phải khỏe mạnh, âm dương cơ thể phải được cân bằng, khí huyết trong kinh lạc đầy đủ, lưu thông bình thường.

Trong thành phần của các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm có các vị thuốc hoạt huyết hóa ứ, giảm đau, thông kinh hoạt lạc, bổ can thận, mạnh xương cốt. Các vị thuốc trong bài giữ vai trò quân, thần, tá, sứ,… hỗ trợ, bổ sung tác dụng cho nhau, dẫn các vị thuốc có tác dụng đặc hiệu đến nơi bị bệnh,…tạo nên tác dụng hoàn chỉnh điều trị bệnh. Từ đó lặp lại sự cân bằng âm dương, kinh lạc được lưu thông trở lại. Mà thông bất thống, nên các triệu chứng của bệnh sẽ hết. Âm dương được cân bằng chính là cơ sở chữa khỏi bệnh tận gốc.

Ngoài ra, trong các bài thuốc này còn có các vị thuốc bổ, giúp nâng cao thể trạng, giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật tái phát.

Đây chính là các cơ chế chữa bệnh của bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm.

Có nhiều bài thuốc có thể áp dụng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, có bài thuốc phải cần đến sự kê đơn của bác sĩ, có bài thuốc có thể áp dụng ngay tại nhà. Tùy từng tình trạng và điều kiện của người bệnh mà lựa chọn cho phù hợp.

--- Quảng Cáo --

Bài Thuốc Dân Gian Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Nào Có Thể Áp Dụng Tại Nhà?

  • Bài thuốc từ lá lốt: Lá lốt là vị thuốc nam có tác dụng chữa tê thấp, làm giảm đau nhức tốt. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt được nhiều người dùng là: lá lốt, cỏ vòi voi, bưởi bung, cỏ xước, mỗi vị 30g tươi, đem tất cả rửa sạch, phơi khô ráo nước đem sao vàng hạ thổ, sắc với 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa đến khi còn 500ml nước là được. Uống thuốc ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát. Sử dụng tối  thiểu trong 1 tháng để hiệu quả điều trị đạt tốt nhất.
    Một bài thuốc khác từ lá lốt cũng được nhiều người bệnh tin dùng: Lá lốt 30g, cỏ xước 30g, cỏ ngươi 30g, dền gai 30g. Tất cả, rửa sạch phơi khô hoặc đem sao vàng, sắc lấy nước uống như trên hoặc sắc loãng uống thay nước hàng ngày.
  • Bài thuốc từ ngải cứu: Nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đã từng nghe mách về cách dùng ngải cứu, vỏ chanh và bưởi để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm như sau: 200g – 500g lá ngải cứu bánh tẻ, 1kg vỏ chanh, 1 quả bưởi. Các nguyên liệu đem rửa sạch, phơi khô, sau đó sao vàng, hạ thổ rồi đem ngâm với khoảng 3 lít rượu trắng. Ngâm tối thiểu 1 tháng, lấy ra dùng, mỗi ngày uống 1 – 2 chén nhỏ. Thuốc này có tác dụng hoạt huyết, trừ hàn thấp, thông kinh lạc, làm giảm đau nhức tốt.

  • Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm từ cây cỏ xước: Cỏ xước là vị thuốc nam được áp dụng rộng rãi trong các bệnh về cơ xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Do tác dụng hoạt huyết mạnh và thành phần saponin trong cỏ xước có tác dụng giảm viêm, giảm đau rất hiệu quả.
    Bài thuốc từ cây cỏ xước được dùng nhiều là: rễ cỏ xước 30g, ý dĩ 30g, lá lốt 20g, đỗ trọng 20g, ngải cứu 15g, thiên niên kiện 15g, cẩu tích 15g, tô mộc 15g, củ ráy 15g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm nước sắc cùng 500ml nước, cho tới khi còn 1 nửa thì chia uống ngày 2 lần.  Mỗi thang thuốc như trên chỉ dùng uống trong ngày.

TRUNG TÂM TƯ VẤN VnBacsi.Net Nhận tư vấn từ Bác Sĩ >> 1800 6036

Gọi Miễn Phí
Chat

Nhận tư vấn điều trị bệnh Xương Khớp miễn phí >>

Các Bài Thuốc Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Nào Thường Được Bác Sĩ Kê Đơn?

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thường được các bác sĩ chuyên khoa kê trong quá trình điều trị sẽ phải dựa theo theo lý pháp phương dược của y học cổ truyền để cho được phác đồ hợp lý với từng người bệnh.

Có thể kể đến 1 số bài thuốc thường dùng như:

  • Thân thống trục ứ thang: tần giao 10g, xuyên khung 08g, đào nhân 10g, hồng hoa 6g, khương hoạt 08g, một dược 08g, đương quy 12g, ngưu tất 12g, địa long 8g,…
    Bài thuốc này lấy hoạt huyết hóa ứ làm chính. Kết hợp thêm các vị bổ khí huyết, bổ can thận, giúp điều trị các triệu chứng cũng như đề phòng các di chứng của thoát vị đĩa đệm rất tốt. Đây được xem là bài thuốc đầu tay của các bác sĩ y học cổ truyền khi kê đơn cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

  • Tứ vật đào hồng: Đương quy 12g, xuyên khung 6g, sinh địa 12g, xích thược 8g, đào nhân 8g, hồng hoa 4g.
    Bài thuốc này có tác dụng hoạt huyết là chính, vì thoát vị đĩa đệm chủ yếu do huyết ứ gây bệnh nên nhờ tác dụng này mà tứ vật đào hồng là một trong các bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều bác sĩ tin dùng
  • Cách hạ trục ứ thang: Ngũ linh chi  12g, đương quy 12g, Xuyên khung 8g, đào nhân 12g, Đan bì 8g, Xích thược 8g, Ô dược  8g, Huyền hồ 4g, Cam thảo 4g, Hương phụ 6g, Hồng hoa 6g, Chỉ xác 6g.
    Tác dụng: hóa ứ, chỉ thống, tiêu bì. So với các bài thuốc khác thì bài thuốc này có tác dụng hành khí, hoạt huyết, hóa ứ nhiều hơn. Đây được coi là bài thuốc được dùng phổ biến nhất để điều trị thoát vị đĩa đệm.

Đối với các bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm, khi kê đơn bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng của từng người bệnh mà gia giảm các vị khác sao cho phù hợp, các thảo dược này phải được đảm bảo lựa chọn đúng loại, đúng thời điểm thu hái và gia giảm đúng tỷ lệ. Có như vậy bệnh mới nhanh khỏi và tránh được những di chứng, cũng như tái phát bệnh.

Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp

– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –

Sending
User Review
0 (0 votes)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

--- Quảng Cáo ---

HỎI - ĐÁP CHUYÊN GIA

Điều trị bệnh Xương Khớp như thế nào? Làm sao để giảm các triệu chứng bệnh Xương Khớp? Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi đến

Điều trị bệnh Xương Khớp như thế nào? Làm sao để giảm các triệu chứng bệnh Xương Khớp?

Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi điện đến Tổng đài miễn cước 1800 6036

Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

Tổng đài miễn cước  1800 6036

NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ






Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

BÍ QUYẾT CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP

Tìm hiểu thêm về Phong Tê Thấp Bà Giằng

ĐIỂU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

 BÍ QUYẾT CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP

Tìm hiểu thêm về Phong Tê Thấp

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

MÃ TIỀN CHẾ

Mã tiền là dược liệu quý được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền hàng trăm năm nay. Mã tiền chế thường được dùng như vị thuốc chủ trị có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, giúp trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống viêm, chống tê mỏi, giảm đau nhanh cơn đau xương khớp cũng như giúp điều trị các bệnh lý nhược cơ, bại liệt rất tốt. Mã tiền chưa qua chế biến chứa độc tố nên chỉ dùng ngâm rượu xoa bóp bên ngoài để điều trị đau nhức xương khớp. Trong khi đó, mã tiền qua chế biến, loại bỏ độc tính, dùng đường uống phát huy hiệu quả rõ rệt và tác dụng nhanh hơn. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa phong thấp hiệu quả sử dụng vị thuốc Mã tiền chế làm thành phần chính.

👉 Tác Dụng Thần Kỳ Của Mã Tiền Chế

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem thêm bài viết

Chế Độ Ăn Cho Người Viêm Khớp Dạng Thấp

Ăn gì, không ăn gì là câu hỏi thường trực của những người bị viêm khớp dạng thấp. Tham khảo những lưu ý về chế độ ăn uống cho người bị viêm khớp dạng thấp dưới đây.

Đau Thần Kinh Tọa Kiêng Ăn Gì?

Quan niệm dân gian cho rằng bệnh xương khớp nói chung và Đau thần kinh tọa nói riêng cần kiêng nhiều loại thức ăn như thịt gà, cá chép, rau muống, cá đồng…

Xem thêm bài viết

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

--- Quảng Cáo ---

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT

2020-09-17T11:57:32+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button