Khi chìm vào giấc ngủ, 1 hoặc cả 2 bên tay bị tê hoặc có cảm giác như kiến bò, kim châm. Tình trạng này, hầu hết ai cũng đã từng trải qua. Trong y học, gọi đó là chứng dị cảm. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Có thể tê tay chỉ do nguyên nhân sinh lý, nhưng có thể đó là bệnh lý nghiêm trọng cần được chữa trị. Vậy tê nhức tay khi ngủ do nguyên nhân gì? Cách phòng tránh và xử trí như thế nào?
Chứng Dị Cảm Là Gì?
Viện Nghiên Cứu Quốc Gia về Những Rối Loạn Hệ Thần Kinh và Đột Quỵ của Mỹ mô tả chứng dị cảm được miêu tả như cảm giác nóng và kiến bò thường xuất hiện ở cánh tay, chân, bàn tay, bàn chân. Mọi người thường có xu hướng miêu tả chứng dị cảm với cảm giác tê buồn, kim châm, kiến bò hoặc tê liệt(giảm cảm giác). 1 số miêu tả khác thì cảm giác hiện tượng nóng rát. Tôi đã từng nghe 1 số bệnh nhân khó khăn trong việc mô tả, cảm giác giống như không phải tay của mình. Chứng dị cảm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, không có dấu hiệu báo trước. Thường chứng dị cảm không gây đau đớn nhưng khiến bệnh nhân rất khó chịu.
Nguyên Nhân Gì Dẫn Đến Tình Trạng Tay Bị Tê Khi Ngủ?
Phần lớn, tình trạng này diễn ra do tư thế nằm của chúng ta, do nằm đè lên cánh tay, gây nên tình trạng chèn ép vào thần kinh gây tình trạng tê liệt. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm do các dây thần kinh có thể chịu được lực tỳ đè và hiện tượng này sẽ mất đi khi ta thay đổi tư thế nằm, giải phóng áp lực. Tuy nhiên, tê tay có thể là triệu chứng của 1 số bệnh lý. 1 số bệnh lý thường gặp:
1. Bệnh lý cơ xương khớp: Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây nên tình trạng đau mỏi gáy cổ lan xuống vai, cánh tay. Viêm khớp, thoái hóa khớp gây nên tình trạng chèn ép thần kinh ngoại biên dẫn đến tình trạng đau tê vùng cổ tay, ngón tay.
2. Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng ống cổ tay hiện nay khá phổ biến, thường gặp ở những người làm công việc sử dụng các ngón tay thường xuyên, lặp lại trong thời gian dài như đánh máy, chơi piano, tạo áp lực nhiều đến dây thần kinh giữa. Dây thần kinh này chạy suốt chiều dài cánh tay và đi đến bàn tay qua ống cổ tay. Hội chứng này là nguyên nhân gây đau và tê ở ba ngón rưỡi (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngón áp út) do thần kinh giữa chi phối, nhưng cũng có lúc tê cả bàn tay thường gặp hơn vào đêm.
Những người có nguy cơ cao bị hội chứng ống cổ tay:
- Công việc đòi hỏi tính lặp lại động tác của bàn tay như đánh máy hoặc vận hành máy móc.
- Phụ nữ có thai.
3. Biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường: Biến chứng thần kinh ngoại biên là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Nó xuất hiện khi chỉ số đường huyết không được kiểm soát tốt dẫn đến tổn thương thần kinh ngoại biên từ từ. Biểu hiện: đau, dị cảm, giảm các giác đồng đều cả 2 chi như bàn chân, bàn tay, có thể lan lên cẳng chân, nhưng thường không vượt quá cẳng chân, cẳng tay( rối loạn cảm giác kiểu vớ tay, vớ chân).
4. Sự thiếu hụt vitamin B: Sự thiếu hụt vitamin B có nhiều triệu chứng, trong đó có thiếu máu và tê các đầu chi.
Những người có nguy cơ cao thiếu vitamin B:
- Người ăn chay
- Người trên 50 tuổi
- Người có vấn đề về tiêu hóa như bệnh Celiac(Không dung nạp gluten), bệnh viêm ruột IBD
5. Bệnh đa xơ cứng (xơ cứng rải rác): Theo Hiệp hội đa xơ cứng quốc gia Mỹ, tê và cảm giác kiến bò là các triệu chứng đầu tiên bệnh nhân cảm thấy. Các triệu chứng tê bì thường xuất hiện ở mặt. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tổn thương tủy sống trong đa xơ cứng, bệnh nhân có thể có cảm giác tê buồn ở tay hoặc chân.
6. Tai biến mạch máu não: Tai biến mạch não hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua có thể gây nên tình trạng tê buồn tay. Cơn thiếu máu não thoáng qua xảy ra khi các cục máu đông làm tắc nghẽn tạm thời mạch não. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ nhận định rằng đây là dấu hiệu báo trước đột quỵ. Tai biến mạch máu não não và cơn thiếu máu não thoáng qua có thể ảnh hưởng chức năng thần kinh, gây rối loạn cảm giác, làm giảm các giác hay chứng tê bì.
7. Các nguyên nhân khác:
- Tổn thương dây thần kinh
- Người nghiện rượu
- Bệnh tự miễn
- Hóa trị liệu
- Tổn thương tủy sống
- Bệnh lý nhiễm trùng, bao gồm cả bệnh Lyme và HIV
- Các khối u chèn ép thần kinh
Phòng Bệnh
- Đối với tình trạng tê tay khi ngủ do tư thế, bạn chỉ cần thay đổi tư thế, tránh tỳ đè vùng tay.
- Đối với những người có nguy cơ cao hội chứng ống cổ tay, có thể tập các bài tập căng cơ và đeo nẹp.
- Đối với những người thiếu vitamin B, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thay đổi chế độ ăn hoặc bổ sung vitamin.
Khi Nào Thì Cần Đến Gặp Bác Sĩ?
Khi tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn nên đi khám, đặc biệt kèm theo các dấu hiệu:
- Yếu, liệt, khó khăn trong phối hợp động tác
- Khó nói
- Tê, dị cảm vùng mặt
Tất cả những ai nghi ngờ tình trạng dị cảm, tê tay của mình xuất phát từ việc dùng thuốc, điều trị y tế, sử dụng rượu thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( vote)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết