Tê tay, bệnh lý tê tay là một tình trạng khá phổ biến ở khoảng 30-50% dân số, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều ở độ tuổi lao động và người cao tuổi. Tê tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay đặc biệt là ở ngọn chi là các đầu ngón tay. Bệnh với tính chất biểu hiện rất khác nhau nhẹ sẽ là tê giảm cảm giác, tê nặng tay, tê nhức buốt, khu trú hoặc lan tỏa từ cổ vai xuống cánh tay bàn ngón tay. Triệu chứng có thể xuất hiện khi vận động lâu một tư thế, có thể kèm theo tình trạng giảm/mất khả năng vận động của tay, đau nhức, yếu tay, run, cầm nắm không chắc.
Nguyên Nhân Tê Tay
Tê tay xuất hiện do nhiều nguyên nhân, có thể là triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh lý về xương khớp, bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh lý nội tiết, mạch máu … Phân loại:
Bệnh lý cơ – xương – khớp: nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tê tay kết hợp thường thấy trên lâm sàng. Các tổn thương có thể do :
- Viêm khớp thông thường, viêm khớp dạng thấp, viêm quanh khớp vai
- Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, chấn thương
- Hội chứng tennis elbow, hội chứng ống cổ tay
- Vận động sai tư thế lâu ngày
Bệnh lý trên gây nên những chèn ép, tổn thương lên đám rối thần kinh cánh tay dẫn đến tê tay kèm đau nhức, tùy theo vị trí chèn ép có thể từ cổ vai, khủy tay hay ngón tay bệnh nhân sẽ biểu hiện khác nhau
Bệnh lý nội tiết– bệnh hệ thống
- Bệnh lý tiểu đường gây khi xuất hiện biến chứng thần kinh ngoại biên sẽ gây tê tay, dị cảm thường gặp tê cả 2 bàn tay từ cổ tay trở xuống.
- Suy giáp: tê mỏi vô lực, yếu tay kèm theo.
- Xơ cứng bì: vùng da dày lên, tê cứng, tưới máu kém đến những ngón tay, tay lạnh.
Bệnh lý mạch máu
- Những tổn thương mạch máu do viêm tắc động tĩnh mạch từ đó giảm nuôi dưỡng tổ chức gây tê tay.
- Hội chứng Raynaud: có thắt động mạch giảm lưu lượng máu thường xảy ra ở ngón tay, gây tê buốt kèm theo chuyển màu ngón tay.
Bệnh lý cơ quan khác
- Bệnh nhân có khối u phổi, vú … có tổn thương di căn gây chèn ép thần kinh.
- Thiếu vitamin nhóm B như B1, B6, B12( thường gặp bệnh nhân nghiên rượu lâu năm), bệnh beri beri.
- Hạ canxi gây tê bì đột ngột, co rút các ngón tay, cảm giác nóng ngứa và rối loạn nhịp tim.
- Tai biến mạch máu não; kèm theo liệt giảm vận động và cảm giác.
Chẩn Đoán Và Biểu Hiện Tê Tay
Với bệnh tê tay biểu hiện chính là tê tay tùy theo nguyên nhân để sẽ có những vị trí và biểu hiện tê nhức đặc biệt sẽ giúp loại trừ và chẩn đoán bệnh như:
- Tê tay: cảm giác buốt, nóng rát, kiến bò kim châm, cầm nắm không thật tay, đặc biệt để 1 tư thế lâu gây mất cảm giác (thường gặp khi lái xe và đánh máy).
- Các triệu chứng kèm theo thì tùy nguyên nhân bệnh như đã nêu trên để chẩn đoán.
Điều Trị Tê Tay
Việc chẩn đoán bệnh tê tay không khó nhưng định hướng nguyên nhân chính xác để điều trị cần chú ý để việc điều trị đạt kết quả cao nhất
- Nguyên tắc điều trị chung sẽ là điều trị nguyên nhân kết hợp phục hồi chức năng.
- Bệnh lý xương khớp: giãn cơ giảm đau, chống viêm, vitamin nhóm B.
- Bệnh lý nội tiết: kiểm soát lại lượng đường trong máu, thuốc nội tiết và thuốc theo chuyên khoa với xơ cứng bì.
- Bệnh lý mạch máu: thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc chuyên khoa với bệnh Raynauld.
- Bệnh lý cơ quan khác: điều trị ngoại khoa sớm với bệnh lý khối u.
- Bổ sung vitamin, canxi, kiêng rượu bia.
Đông Y Điều Trị Bệnh Tê Tay
Dựa trên nguyên lý gây tê tay hay bệnh tê tay thì ngoài tây y chúng ta có thể tìm hiểu thêm các phương pháp đông y giúp điều trị nguyên nhân và giảm tê tay hiệu quả. Về phạm vi điều trị có hiệu quả: Bệnh tê tay gây nên bởi các bệnh lý cơ xương khớp. Tê tay được quy vào chứng Ma Mộc nguyên nhân phân ra do huyết ứ, huyết hư, phong thấp xâm nhập, khí hư trệ.
- Pháp điều trị chung: bổ huyết, hành khí hoạt huyết, khu phong trừ thấp, thông kinh lạc.
- Dược liệu gồm các vị hay dùng sau: Đương quy, Ngưu tất, Độc hoạt,khương hoạt, Tang ký sinh, Đỗ trọng , quế chi, Phòng phong … thang sắc uống thời gian từ 1 đến 3 tháng tùy mức độ bệnh.
- Châm cứu- bấm huyệt: giáp tích cổ C1- C7, Kiên tỉnh, kiên ngung, tý nhu, khúc trì, hợp cốc, ngoại quan, lao cung, bát tà … là những huyệt thường dùng.
- Thủy châm: becozym, Novocain thủy châm các huyệt kiên tỉnh hoặc tý nhu.
- Biện pháp dân gian cải thiện tại chỗ chườm vùng tê bằng lá lốt, ngải cứu, gừng sao muối hoặc rượu để đắp từ 20 đến 30 phút.
Đông y đang dần đạt được ưu điểm trong điều trị bệnh tê bì, phương pháp dùng thuốc và không dung thuốc đều hạn chế tác dụng phụ, cải thiện tê tay rõ rết và phục hồi vận động tốt.
Tiến Triển Biến Chứng
Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách bệnh tê tay có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, giảm cảm giác vận động, với những nguyên nhân bệnh là chèn ép thần kinh, giảm nuôi dưỡng có thể gây teo cơ kèm theo. Biến chứng tàn phế với các bệnh mạch máu giảm nuôi dưỡng quá lâu gây nên tổn thương cơ và thần kinh lâu ngày
Chế Độ Ăn Và Sinh Hoạt
- Hạn chế rượu bia, chất kích thích
- Tập thể dục thường xuyên để tăng nuôi dưỡng tại chi
- Làm việc đúng tư thế
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết