Đau bụng, đi ngoài nhiều lần là triệu chứng dễ gặp ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào. Những trường hợp nhẹ, triệu chứng có thể kết thúc sớm trong vòng 1-2 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh xuất hiện triệu chứng tiêu chảy kéo dài. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện biểu hiện của đi ngoài nhiều lần kéo dài, nguyên nhân cũng như cách điều trị hợp lý.
Như Thế Nào Là Đi Ngoài (Tiêu Chảy) Nhiều Lần?
Triệu chứng tiêu chảy nói chung có biểu hiện là tình trạng bệnh nhân đi ngoài phân lỏng, đau vùng bụng, đặc biệt là khung đại tràng. Nếu mức độ bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đi ngoài nhiều lần trong một ngày, kéo dài từ 1-2 ngày.
Đi ngoài nhiều lần được đánh giá là bệnh lý khi triệu chứng tiêu chảy xuất hiện trên 14 ngày, chia làm 3 loại là tiêu chảy cấp tính (gọi tắt là tiêu chảy cấp), tiêu chảy bán cấp và tiêu chảy mãn tính. Để dễ dàng nhận biết, chúng ta thường phân chia theo hai loại là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính. Với tiêu chảy cấp, người bệnh sẽ có thời gian đi ngoài kéo dài 2 đến 3 tuần. Còn đối với tiêu chảy mãn tính, thời gian đi ngoài sẽ lâu hơn, thường tái đi tái lại trong một khoảng thời gian dài mà không thể chữa bằng các phương pháp thông thường nếu không tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đúng.
Các Nguyên Nhân Thường Gặp
- Nhiễm khuẩn đường ruột: Hầu hết các trường hợp tiêu chảy là do nhiễm trùng trong đường tiêu hóa do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra. Các nguyên nhân phổ biến nhất được xác định của tiêu chảy cấp là vi khuẩn Salmonella gây viêm đại tràng mạn, Campylobacter, Shigella gây hội chứng lỵ và Escherichia coli.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Những người bị hội chứng ruột kích thích thường sẽ bị đi ngoài kéo dài và thường xuyên nếu họ gặp các vấn đề tâm lý như tâm trạng lo lắng, hồi hộp hay sợ hãi. Người bệnh có thể sẽ đại tiện phân lỏng, không máu và luôn có cảm giác chưa đi ngoài hết.
- Bệnh đại tràng co thắt
-
Một số nguyên nhân khác bao gồm:
- Tiêu chảy do chức năng tiêu hóa bị suy yếu, hấp thu dinh dưỡng giảm.
- Tiêu chảy do thuốc: kháng sinh nhóm amoxicillin, các thuốc nhuận tràng.
- Chế độ ăn uống: ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, ngộ độc thực phẩm; ăn đồ ăn gây kích thích niêm mạc ruột…; không dung nạp lactose hoặc một số loại đường khác.
Biến Chứng Của Tiêu Chảy
Hai biến chứng phổ biến và nghiêm trọng là tình trạng mất nước, mất điện giải và kém hấp thu (với tiêu chảy mạn tính).
Chẩn Đoán Đau Bụng Đi Ngoài
Đa phần ban đầu các bác sĩ thường hỏi về thời gian xuất hiện triệu chứng, mức độ đau, các điểm đặc biệt của phân (có máu, nhầy, mủ không…), triệu chứng có kèm theo nôn không,… để chẩn đoán.
Trường hợp có nghi ngờ nguyên nhân nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm phân, làm công thức máu, xét nghiệm chức năng gan, đánh giá tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất, xét nghiệm tìm kháng thể…
Cách Chữa Đau Bụng Đi Ngoài
-
Cách chữa theo Tây Y:
Với các trường hợp tiêu chảy nhẹ có thể tự hết sau 1-2 ngày. Bạn chỉ cần bù nước để tránh cơ thể bị mất nước quá nhiều. Đặc biệt nếu đi ngoài do thức ăn thì nên để đi hết ra ngoài thay vì sử dụng thuốc cầm tiêu chảy.
Với các trường hợp đi ngoài nhiều lần và kéo dài, bạn nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh để điều trị phù hợp.
-
- Bù nước và điện giải: với tất cả các trường hợp đi ngoài. Dung dịch oresol (ORS) pha uống thay nước trong ngày. Trong một số trường hợp người bệnh không hấp thu được glucose thì cần bù dịch bằng đường tĩnh mạch cho đến khi đáp ứng được với oresol.
- Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamid, Bismuth subsalicylate.
-
Điều trị đặc hiệu: Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nhiễm trùng cho bệnh nhân tiêu chảy kéo dài. Người bệnh có thể được soi phân để xác định nguyên nhân gây bệnh. Đối với bệnh nhân tiêu chảy kéo dài do viêm đại tràng mạn tính, các thuốc hay dùng để điều trị gồm có:
- Sử dụng kháng sinh phù hợp với từng trường hợp nhiễm khuẩn
- Bổ sung vitamin và khoáng chất để điều trị tiêu chảy kéo dài: folate, vitamin A, đồng, sắt, kẽm, magie.
- Theo dõi các thông số cân nặng, thân nhiệt, lượng thức ăn, số lần tiêu chảy,…
- Sử dụng men vi sinh: Trong một số trường hợp tiêu chảy do hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng như sử dụng nhiều kháng sinh, sử dụng men vi sinh sẽ giúp giảm khắc phục tình trạng này.
-
Cách chữa theo Đông Y:
-
Tiêu chảy cấp tính do hàn thấp: Thường gặp ở ỉa chảy do nhiễm lạnh, lên men hơi.
- Triệu chứng: đau đầu, đau mình, đau bụng, sôi bụng, ỉa chảy, sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi dày, tiểu tiện ít.
- Điều trị: giải biểu, ôn trung, tán hàn, táo thấp.
-
Tiêu chảy cấp tính do thấp nhiệt: do nhiễm tà khí thấp nhiệt hoặc nghiện rượu chè, ăn nhiều đồ ngọt béo gây tổn thương vị trường.
- Triệu chứng: Đau bụng đi ngoài, sắc phân vàng sẫm hoặc vẩn đục như vữa hoặc như nước vàng, mùi hôi, khát nước, tiểu tiện vàng, nôn mửa, nóng rát hậu môn, đau bụng.
- Điều trị: thanh nhiệt lợi thấp
-
Tiêu chảy cấp do ăn nhiều thịt mỡ, sữa
- Triệu chứng: đau bụng nhiều, phân thối, chướng bụng, ợ hơi, đại tiện xong đỡ đau.
- Điều trị: Tiêu thực đạo trệ
-
Tiêu chảy cấp do vị phủ bất hòa
- Triệu chứng: thượng vị đầy tức, nôn khan, sôi bụng tiêu chảy, rêu lưỡi vàng mỏng nhớt.
- Điều trị: điều hòa vị phủ
-
Tiêu chảy cấp tính do hàn thấp: Thường gặp ở ỉa chảy do nhiễm lạnh, lên men hơi.
Các trường hợp đi ngoài kéo dài, đã đi khám và được chẩn đoán nguyên nhân, Đông Y sẽ dùng các bài thuốc loại bỏ nguyên nhân đó, ví dụ nếu nguyên nhân do đại tràng mạn tính sẽ dùng các bài thuốc điều trị bệnh lý này.
6. Chế Độ Ăn Trong Các Trường Hợp Tiêu Chảy Kéo Dài
-
Khi bị đau bụng đi ngoài, bạn nên ăn:
- Có thể bù nước cho cơ thể bằng các loại nước trái cây.
- Ăn thực phẩm và đồ uống có hàm lượng kali cao như khoai tây không vỏ, chuối, nước ép trái cây loãng; các thực phẩm giàu natri như bánh quy mặn, nước dùng, súp.
- Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như chuối, bột yến mạch, gạo
-
Các thực phẩm bạn nên tránh:
- Thực phẩm nhiều kem, đồ chiên rán, có đường
- Kẹo cao su, anh đào, bạc hà, mận khô
- Đồ uống chứa caffeine
- Các thực phẩm chứa nhiều fructose: nho, chà là, quả hạch, quả sung, mật ong, nước ngọt,..
- Các sản phẩm từ sữa có đường
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Đại Tràng
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( vote)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết