Người mắc viêm loét đại tràng sẽ phải chung sống với bệnh suốt cuộc đời. Tuy nhiên, hầu hết những người bệnh này có tuổi thọ không kém so với người không bị bệnh. Song, nếu không được điều trị đúng cách hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị có thể gây ra một số biến chứng. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đại tràng, các triệu chứng của từng biến chứng để giúp người bệnh phát hiện sớm những vấn đề nghiêm trọng.
Phình Đại Tràng Cấp Tính
Có khoảng 10% bệnh nhân bị viêm loét đại tràng gặp phải biến chứng phình đại tràng cấp tính. Đây là biến chứng khá nguy hiểm với tỷ lệ tử vong dao động từ 19% đến 45%. Khi bị viêm đại tràng mạn tính, ống đại tràng giãn và co thắt thiếu chính xác là nguyên nhân dẫn tới khó loại bỏ khí cũng như phân ra khỏi đại tràng. Các triệu chứng của phình đại tràng bao gồm: Đau bụng, chướng bụng, tăng nhu động ruột, tiêu chảy thường xuyên hoặc có máu trong phân, có dấu hiệu mất nước, sốt, nhịp tim nhanh, dấu hiệu của shock.
Phình đại tràng có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng như thủng/ vỡ đại tràng, chảy máu, mất máu. Phân và khí ở đường ruột tích tụ càng nhiều nguy cơ vỡ đại tràng càng cao. Khi đại tràng vỡ, giải phóng lượng lớn vi khuẩn và nhiều độc tố có hại vào máu gây sốc nhiễm trùng huyết. Dấu hiệu sốc nhiễm độc bao gồm: Mạch yếu, da lạnh, đồng tử giãn, lơ mơ nhầm lẫn, thở nhanh hoặc nông. Nguy cơ tử vong sẽ tăng cao hơn nếu đại tràng vỡ mà không được phát hiện và điều trị ngay lập tức.
Thủng Đại Tràng
Thủng đại tràng cũng là một biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đại tràng. Viêm và loét đại tràng kéo dài làm thành ruột suy yếu. Theo thời gian, những vị trí bị loét nặng có thể tiến triển thành thủng đại tràng. Vi khuẩn từ ruột giải phóng ồ ạt vào ổ bụng gây ra một bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng gọi là viêm phúc mạc hay viêm màng bụng. Tình trạng khiến bụng đầy chất lỏng và có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. Tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng huyết là khoảng một phần ba số người mắc.
Triệu chứng của thủng đại tràng và nhiễm trùng huyết có thể bao gồm: Đau bụng, đau dữ dội khi chạm vào hoặc khi chuyển động, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, nôn mửa, ớn lạnh sốt, tiêu chảy, táo bón và không có khả năng đào thải khí trong ruột, tiểu ít, chán ăn, ăn không ngon miệng, khát nước, mệt mỏi…
Thủng đại tràng là một biến chứng cấp tính thường phải phẫu thuật để xử lý lỗ thủng trong đại tràng. Những người bị nhiễm trùng huyết cũng cần điều trị khẩn cấp bằng kháng sinh và bù chất lỏng.
Viêm Đường Mật Nguyên Phát
Viêm xơ hóa đường mật chính là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm của bệnh viêm đại tràng. Biến chứng này gây sưng và tổn thương ống dẫn mật của bệnh nhân. Những ống dẫn này đưa dịch mật từ gan đến ruột để giúp tiêu hóa thức ăn.
Khi viêm tiến triển hình thành xơ, sẹo và thu hẹp các ống dẫn mật, cuối cùng có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng. Nếu để lâu, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng và suy gan dẫn tới nguy cơ tử vong.
Biến chứng viêm xơ đường mật thường không gây triệu chứng gì cho đến khi ở vào giai đoạn nặng. Các triệu chứng có thể bao gồm: Mệt mỏi cùng cực, tiêu chảy, ngứa da, giảm cân, ớn lạnh, sốt, vàng da, vàng mắt……
Ung Thư Đại Trực Tràng
Ung thư đại trực tràng cũng là một biến chứng đặc biệt nghiêm trọng của viêm đại tràng. Theo thống kê của tổ chức bệnh đại tràng và Crohn (CFF), khoảng 5 đến 8% số người bị viêm loét đại tràng tiến triển thành ung thư đại trực tràng trong vòng 20 năm sau khi được chẩn đoán viêm đại tràng lần đầu tiên. Con số này cao hơn một chút so với nguy cơ ung thư đại trực tràng ở những người không bị viêm loét đại tràng, chỉ từ 3 đến 6%. Nguy cơ ung thư đại trực tràng cao hơn ở những người bị viêm đại tràng nặng, những người có triệu chứng cấp tính trong 8 đến 10 năm hoặc những người không được điều trị. Nhóm người có các yếu tố nguy cơ cao có nhiều khả năng hình thành và phát triển loạn sản các tế bào bất thường trong niêm mạc đại tràng hoặc trực tràng. Những tế bào bất thường này có thể tiến triển thành ung thư theo thời gian. Ung thư đại trực tràng sẽ gây tử vong nếu khối u di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể bệnh nhân.
Một người bị ung thư đại trực tràng có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau: Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài không điều trị được bằng thuốc thông thường, cảm giác mót rặn muốn đi ngoài liên tục, chảy máu trực tràng, đi ngoài ra máu đỏ tươi hoặc phân tối màu, đau bụng hoặc chuột rút, cảm giác yếu mệt, giảm cân không rõ nguyên nhân…
Tổ chức CFF khuyến cáo những người bị viêm đại tràng nên tuân thủ các hướng dẫn sau để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng:
- Tiến hành nội soi đại tràng hàng năm hoặc 2 năm/ lần
- Thăm khám bác sĩ tiêu hóa ít nhất một lần một năm
- Thường xuyên thảo luận với bác sỹ điều trị về các triệu chứng và mối quan tâm của mình khi khám định kỳ
- Tiếp tục dùng thuốc theo đơn chỉ định của bác sỹ ngay cả khi cảm thấy các triệu chứng đã thuyên giảm
- Thông báo cho bác sỹ biết nếu có một thành viên trong gia đình bị ung thư đại trực tràng
- Luyện tập thể dục đều đặn
- Xây dựng và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Đại Tràng
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết