Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng

Theo nghiên cứu chung có tới 70 – 85% dân số bị đau vùng thắt lưng ít nhất một lần trong đời. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh lý vùng thắt lưng, chân. Tại Mỹ, bệnh lý đau vùng thắt lưng, đau thần kinh tọa là nguyên nhân hàng đầu gây nên hạn chế vận động và là nguyên nhân thứ 2 khiến bệnh nhân đi khám tại các cơ sở y tế.

Vùng thắt lưng bao gồm 5 đốt sống từ L1- L5, giữa các đốt sống là các đĩa đệm có chức năng liên kết 2 đốt sống tác dụng chịu lực, phân tán lực và tạo tính đàn hồi cho cột sống. Từ đó giúp giảm tổn thương lên đốt sống lưng. Những tổn thương ở đĩa đệm sẽ gây ảnh hưởng lớn lên chức năng vận động của cột sống. 

Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng Là Gì ? 

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí bình thường do đứt rách vòng sợi bao quanh. Từ đó gây áp lực lên dây thần kinh và rễ thần kinh vùng cột sống thắt lưng. Cũng có thể thoát vị đĩa đệm lệch ra trước hoặc vào thân đốt, vì vậy bệnh nhân chỉ có hội chứng đau cột sống thắt lưng mạn tính.

Các Yếu Tố Khởi Phát Bệnh Và Tăng Nặng Tình Trạng Thoát Vị Đĩa Đệm Thắt Lưng 

  • Tuổi tác, thoái hóa: khi tuổi càng cao các thành phần của đĩa đệm giảm chức năng như bao xơ bị cứng dễ nứt rách, nhân nhầy mất nước khô cứng sẽ giảm tính đàn hồi, mâm sụn yếu và dễ vỡ. Ngoài ra một số bệnh nhân có thừa hưởng gen có khuynh hướng dễ gây thoát vị đĩa đệm.
  • Vận động: những vận động nặng sai tư thế đột ngột, nâng vật nặng, vận động quá tầm sẽ gây lực mạnh và đột ngột lên cột sống đặc biệt là phần chịu lực là đĩa đệm gây tổn thương vỡ rách đĩa đệm. Bên cạnh đó là lối sống ít vận động cũng là 1 yếu tố gây nên thoát vị đĩa đệm.
  • Cân nặng: Thừa cân gây áp lực lên cột sống nhiều hơn, các phần của cột sống đều dễ tổn thương hơn kể cả đĩa đệm.
  • Chấn thương, lao cột sống: chấn thương ngã, va đập gây tổn thương trực tiếp đĩa đệm, bên cạnh đó là bệnh lý lao cột sống cũng gây biến chứng xẹp và thoát vị đĩa đệm.
  • Nghề nghiệp: những nghề nghiệp như lái xe, lao động nặng  đẩy kéo nhiều sẽ gây tăng nguy cơ đồng thời làm bệnh lý thoát vị nặng hơn.

Triệu Chứng Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng

Tùy theo mức độ tổn thương và mức độ lệch của nhân nhầy hoặc có tổn thương rách bao xơ, mức độ chèn ép thần kinh sẽ tương ứng với các nhóm triệu chứng hay gặp sau:

  • Đau thắt lưng

Đau thắt lưng có thể âm ỉ hoặc đau nhói, có thể kèm với cứng vùng lưng đặc biệt khi cúi người. Ngoài ra có thể thấy nóng, cảm giác tê cứng và châm chích vùng lưng hay thắt lưng lan xuống ngang hông. Nếu thoát vị đĩa đệm gây co cứng khối cơ lưng, bệnh nhân có thể sờ thấy khối co cơ lệch hơn so với bên lành. Cơn đau có thể giảm bớt phần nào sau một hoặc hai ngày nghỉ ngơi, chườm đá hoặc chườm ấm.

  •  Đau thần kinh tọa

Khi khối thoát vị chèn ép một phần hoặc toàn bộ dây thần kinh tọa (hay thần kinh hông to) thì bệnh nhân sẽ có các triệu chứng đau nhức hạn chế vận động và rối loạn cảm giác tính chất lan tỏa theo đường đi của thần kinh tọa. Tính chất đau điển hình là: đau lưng lan dọc xuống giữa mông, đùi, khoeo chân, bắp chân xuống gót chân hoặc ngón chân cái. Đau nhiều khi đứng hoặc khi ho, hắt hơi cũng đau, có bệnh nhân đau nhiều cấp tính không đi được, cũng có thể đau nhẹ ê ẩm, đau nhói, đau 1 bên hoặc 2 bên. Ngoài ra có 1 số trường hợp bệnh nhân chỉ đau nhức lan xuống hông đùi mà không lan xuống chân.

  • Hội chứng đuôi ngựa 

Khi thoát vị đĩa đệm mức độ nặng có chèn ép tủy sống thắt lưng sẽ gây nên các triệu chứng khá nặng nề. Đau, tê hoặc yếu một hoặc cả hai chân làm bệnh nhân dễ vấp ngã hoặc khó khăn khi đứng dậy từ tư thế ngồi. Mất hoặc thay đổi cảm giác ở chân, mông, mặt trong đùi, mặt sau chân, bàn chân tình trạng tiến triển nặng dần lên. Có thể gặp cảm giác khó chịu này ở các vùng của cơ thể liên quan đến tư thế ngồi yên ngựa. Ngoài ra có thể có vấn đề với bàng quang hoặc chức năng ruột như gặp khó khăn cho việc tiểu tiện (bí tiểu tiện) hoặc đại tiểu tiện không tự chủ, rối loạn chức năng tình dục một cách đột ngột.

Chẩn Đoán Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng

Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân như mô tả trên chủ yếu là đau, rối loạn cảm giác và yếu giảm vận động để định hướng đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Tuy nhiên để chẩn đoán xác định sẽ cần khám thêm 1 số nghiệm pháp như:

  • Kiểm tra đường cong sinh lý cột sống.
  • Dấu hiệu “bấm chuông” dương tính.
  • Nghiệm pháp Lasègue dương tính.
  • Có dấu hiệu gấp góc cột sống thắt lưng.
  • Chụp phim MRI, XQ , CT Scan cột sống thắt lưng,điện cơ, Chụp tủy sống.

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng

  • Nguyên tắc điều trị

– Nguyên tắc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là giảm các triệu chứng đau, giảm tổn thương thần kinh và phục hồi chức năng.
– Điều trị sẽ cân nhắc trên từng nhóm bệnh nhân và triệu chứng để lựa chọn điều trị dùng thuốc hoặc mổ thoát vị đĩa đệm trong trường hợp cần thiết.

  • Điều trị nội khoa:

– Nằm nghỉ ngơi 5- 7 ngày, bất động lưng bằng đai quấn, không nằm đệm cứng. Chườm lạnh tốt nhất là trong vòng 48 giờ khi xuất hiện đau hoặc chườm ấm đối với đau mãn tính.

– Dùng thuốc: Giảm đau, chống viêm không steroid không kê đơn (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen để điều trị đau và viêm, dùng đường uống hoặc tiêm.

    • Thuốc giãn cơ : giảm co cứng cơ từ đó giảm áp lực lên thần kinh
    • Thuốc tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh: nivalin
    • Vitamin nhóm B liều cao
    • Đặc biệt với bệnh nhân đau nặng có thể phải dùng đến giảm đau kết hợp an thần
  • Vật lý trị liệu:

Các phương pháp dùng nhiệt trị liệu (đèn hồng ngoai, đắp nến nóng, đai quấn nhiệt…), siêu âm trị liệu( dùng tính năng của sóng siêu âm để điều trị) , kéo giãn cột sống.

Phục hồi chức năng : Tập theo các phương pháp để mở rộng tầm vận động của khớp từ vùng lưng, khớp háng, gối và cổ chân có thể kết hợp xoa bóp và nắn chỉnh vùng thắt lưng hông

Tập luyện: Việc tập luyện rất quan trọng giúp tăng khả năng phục hồi đồng thời giảm nguy cơ tái phát. Bệnh nhân cần kiên trì tập luyện theo một số bài tập gợi ý sau ( đưa link đến bài viết: Bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm).

  • Phẫu thuật đĩa đệm:

Đối với quá trình điều trị dùng thuốc không có hiệu quả, triệu chứng càng ngày càng nặng, hoặc các trường hợp xuất hiện hội chứng đuôi ngựa thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn phẫu thuật đĩa đệm. Để tìm hiểu kỹ trường hợp cần mổ và chưa cần mổ thoát vị đĩa đệm bạn có thể tham khảo tại đây ( dẫn link : Những trường hợp nào chưa cần phải mổ thoát vị đĩa đệm?) về thủ thuật có thể là cắt bỏ 1 phần hoặc toàn phần và thay đĩa đệm.

--- Quảng Cáo --

Thoát Vị Đĩa Đệm Theo Đông Y

Nhiều người chọn phương pháp điều trị bằng đông y vì tính an toàn cũng như hiệu quả chữa bệnh cao. Đông y hiện đang được đánh giá cao về đáp ứng, mức độ hồi phục và giảm tối đa tác dụng phụ lên dạ dày, gan thận cho bệnh nhân.

  • Đau Lưng trong đông y gọi là bệnh Yêu Thống
  • Đau thần kinh tọa là bệnh Tọa cốt phong hay tọa cốt thống.

Nguyên nhân gây bệnh được phân ra các nhóm chính:

  • Phong hàn thấp: các yếu tố như hàn thấp xâm nhập bế tắc kinh mạch gây đau nhức cơ nhục, tê bì lưng chân.
  • Huyết ứ: thường gặp do chấn thương hoặc vận động sai tư thế đột ngột.
  • Can thận hư: do bệnh lý lâu ngày không điều trị đúng cách hạn chế vận động gây teo cơ, kèm theo mỏi gối, lưng lạnh đau nhức.

TRUNG TÂM TƯ VẤN VnBacsi.Net Nhận tư vấn từ Bác Sĩ >> 1800 6036

Gọi Miễn Phí
Chat

Nhận tư vấn điều trị bệnh Xương Khớp miễn phí >>

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Theo Đông Y

Dựa theo thể bệnh để chọn các dược liệu có đặc tính phù hợp và có sự phối hợp giữa các vị thuốc . Ví dụ như:

  • Khu phong tán hàn trừ thấp dùng: Mã Tiền, Độc Hoạt, Phòng Phong,Thổ phục linh, Ngưu tất, Quế chi…
  • Huyết ứ: huyền Hồ, Đào Nhân, Hồng Hoa, Một dược…
  • Can Thận Hư: Thục Địa, Đỗ Trọng, Bạch Thược …

Việc phối hợp thang thuốc cần kinh nghiệm và chuyên môn của bác sĩ.

  • Châm cứu

Sự phối hợp huyệt cũng có chia theo thể bệnh tuy nhiên về cơ bản sẽ châm các huyệt theo đường kinh và vị trí đau.
Vùng lưng châm : Giáp tích, a Thị huyệt, bàng quang du…
Vùng chân: Trật Biên,  Hoàn Khiêu, Ủy Trung, Thừa Sơn…
Có thể kết hợp điện châm và cứu ngải liệu trình từ 15 đến 20 ngày hoặc cấy chỉ  30 ngày.

  • Xoa bóp bấm huyệt

Việc xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giãn cơ tại chỗ tăng lưu thông máu và giảm mức độ chèn ép lên thần kinh của thoát vị đĩa đệm.
Về huyệt cũng giống như châm cứu nhưng sẽ dùng lực tác động lên.

Trên đây là tổng quan về bệnh và cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Việc tìm hiểu thông tin để đánh giá mức độ bệnh đồng thời chủ động đi khám khi phát hiện các triệu chứng đau nhức vùng lưng thắt lưng và chân, việc phát hiện sớm và tin tưởng điều trị sẽ giúp bệnh khỏi nhanh và tránh được biến chứng nặng nề

Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp

– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –

Sending
User Review
0 (0 votes)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

--- Quảng Cáo ---

HỎI - ĐÁP CHUYÊN GIA

Điều trị bệnh Xương Khớp như thế nào? Làm sao để giảm các triệu chứng bệnh Xương Khớp? Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi đến

Điều trị bệnh Xương Khớp như thế nào? Làm sao để giảm các triệu chứng bệnh Xương Khớp?

Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi điện đến Tổng đài miễn cước 1800 6036

Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

Tổng đài miễn cước  1800 6036

NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ






Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

BÍ QUYẾT CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP

Tìm hiểu thêm về Phong Tê Thấp Bà Giằng

ĐIỂU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

 BÍ QUYẾT CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP

Tìm hiểu thêm về Phong Tê Thấp

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

MÃ TIỀN CHẾ

Mã tiền là dược liệu quý được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền hàng trăm năm nay. Mã tiền chế thường được dùng như vị thuốc chủ trị có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, giúp trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống viêm, chống tê mỏi, giảm đau nhanh cơn đau xương khớp cũng như giúp điều trị các bệnh lý nhược cơ, bại liệt rất tốt. Mã tiền chưa qua chế biến chứa độc tố nên chỉ dùng ngâm rượu xoa bóp bên ngoài để điều trị đau nhức xương khớp. Trong khi đó, mã tiền qua chế biến, loại bỏ độc tính, dùng đường uống phát huy hiệu quả rõ rệt và tác dụng nhanh hơn. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa phong thấp hiệu quả sử dụng vị thuốc Mã tiền chế làm thành phần chính.

👉 Tác Dụng Thần Kỳ Của Mã Tiền Chế

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem thêm bài viết
Xem thêm bài viết

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

--- Quảng Cáo ---

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT

2020-09-17T12:12:34+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button