Nguyên Nhân Gây Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống là bệnh khá phổ biến trong số các bất thường của xương sống. Số người mắc bệnh cao nhất là ở độ tuổi 30 đến 50, với tỷ lệ nam/ nữ là 2: 1. Bệnh có thể để lại nhiều hậu quả, và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người mắc. Cụ thể, khả năng vận động của bệnh nhân bị suy giảm rõ rệt. Họ rất khó thực hiện các động tác cột sống như cúi, ngửa, nghiêng, xoay. Khi dây thần kinh bị tổn thương nặng, thậm chí còn mất khả năng vận động chi.

Cấu Tạo Cột Sống Và Đĩa Đệm

Cột sống của con người được tạo thành từ các xương gọi là đốt sống xếp chồng lên nhau. Đây là bộ khung bảo vệ tủy sống và nâng đỡ giúp cơ thể đứng thẳng. Từ trên xuống dưới, cột sống bao gồm 07 xương ở cột sống cổ, 12 xương ở cột sống ngực, 05 xương ở cột sống thắt lưng, tiếp theo là các xương cùng và xương cụt. Các đốt xương sống được nối với nhau bởi lớp cấu trúc mềm như cao su có tác dụng như một bộ giảm xóc nên gọi là “đĩa đệm”. Đĩa đệm giúp bảo vệ xương cột sống bằng cách hấp thụ các lực tác động lên cột sống từ các hoạt động hàng ngày như đi bộ, nâng, vác, cúi và xoay… Mỗi đĩa đệm cấu tạo gồm có hai phần: phần nhân keo (còn gọi là nhân nhầy) ở bên trong mềm, sền sệt và vòng sợi hay bao xơ bên ngoài cứng hơn.

Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì?

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi vòng sợi bên ngoài trở nên yếu hoặc rách và một phần nhân nhầy bên trong thoát/ trượt ra ngoài. Thoát vị thường xảy ra ở phần lưng dưới nhưng cũng có thể gặp phải ở đốt sống cổ. Nhân nhầy thoát ra khỏi vỏ xơ gây chèn ép, đồng thời giải phóng các hóa chất gây kích thích dây thần kinh ở khu vực xung quanh dẫn tới các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm. Tê và đau dọc theo dây thần kinh bị chèn ép, loạng choạng, mất thăng bằng, gặp vấn đề về khả năng vận động tinh…. là những triệu chứng thường gặp. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể cần được phẫu thuật để loại bỏ hoặc điều chỉnh phần đĩa bị trượt ra ngoài.

Nguyên Nhân Gây Thoát Vị Đĩa Đệm

Có thể rất khó để xác định chính xác thời điểm bắt đầu cũng như nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm. Bệnh thường diễn biến từ từ và không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm thường là do sự hao mòn dần theo thời gian và lạm dụng bởi những chuyển động lặp đi lặp lại. Một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm có thể kể đến gồm:

a. Sự lão hóa

Khi tuổi tác lớn dần, tỉ lệ thành phần nước của đĩa đệm cột sống giảm đi. Dẫn tới cấu trúc đĩa đệm trở nên kém linh hoạt và dễ bị rách hoặc vỡ hơn dù chỉ bởi tác động của một biến dạng hoặc lực xoắn nhỏ. Do đó ở người càng lớn tuổi, nguy cơ thoát vị đĩa đệm càng cao.

--- Quảng Cáo --

b. Di truyền hoặc các bất thường bẩm sinh

Một số người thừa hưởng khuynh hướng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm từ người thân trong gia đình. Gần đây, có nghiên cứu cho thấy những gen chịu trách nhiệm mã hóa tổng hợp hoặc hỗ trợ chức năng của proteoglycan- thành phần protein quan trọng nhất của sụn cấu trúc có thể liên quan đến thoát vị đĩa đệm như thụ thể vitamin D (VDR), gen mã hóa cho một trong các chuỗi polypeptide của collagen IX (COL9A2) và gen aggrecan của người (AGC).

Các dị dạng bẩm sinh ở cột sống như gù, vẹo, lệch đốt sống hoặc bất thường cấu trúc đĩa đệm cũng có thể là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.

c. Thói quen vận động 

Một số chuyển động cột sống cũng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm. Như khi nâng một vật rất nặng có thể gây tăng áp lực lên phần lưng dưới, dễ dẫn đến thoát vị. Hoặc những tác động lực không mạnh song thường xuyên như duy trì một tư thế trong thời gian dài làm thoái hóa dần đĩa đệm.

d. Chấn thương

Khi cột sống chịu tác động của lực mạnh, đột ngột có thể làm rách bao xơ và gây thoát vị đĩa đệm. Chấn thương cột sống thường gặp trong các tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hoặc trong lúc tập luyện thể thao…

TRUNG TÂM TƯ VẤN VnBacsi.Net Nhận tư vấn từ Bác Sĩ >> 1800 6036

Gọi Miễn Phí
Chat

Nhận tư vấn điều trị bệnh Xương Khớp miễn phí >>

Các Yếu Tố Rủi Ro

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất đối với nam giới trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Cân nặng. Trọng lượng cơ thể dư thừa làm tăng thêm áp lực cho cột sống đặc biệt là các đĩa đệm ở lưng dưới.
  • Nghề nghiệp. Những người có công việc đòi hỏi làm việc chân tay nặng nhọc có nguy cơ mắc các vấn đề về lưng cao hơn. Hoặc phải lặp đi lặp lại các thao tác như nâng, kéo, đẩy, cúi và vặn mình cũng có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Kỹ thuật nâng không an toàn: Mọi người nên dùng lực từ chân, thay vì từ lưng khi nâng những vật nặng. Kỹ thuật nâng không chính xác có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
  • Lái xe thường xuyên: Sự kết hợp của việc ngồi trong thời gian dài và các tác động rung lắc khi xe chuyển động có thể làm hỏng các đĩa và cấu trúc cột sống.
  • Lối sống ít vận động: Ít tập thể dục khiến cơ bắp yếu đi có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc có thể làm giảm việc cung cấp oxy cho các đĩa đệm và dẫn đến nguy cơ tăng hoại tử mô.

Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp

– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –

Sending
User Review
5 (1 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

--- Quảng Cáo ---

HỎI - ĐÁP CHUYÊN GIA

Điều trị bệnh Xương Khớp như thế nào? Làm sao để giảm các triệu chứng bệnh Xương Khớp? Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi đến

Điều trị bệnh Xương Khớp như thế nào? Làm sao để giảm các triệu chứng bệnh Xương Khớp?

Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi điện đến Tổng đài miễn cước 1800 6036

Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

Tổng đài miễn cước  1800 6036

NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ






Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

BÍ QUYẾT CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP

Tìm hiểu thêm về Phong Tê Thấp Bà Giằng

ĐIỂU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

 BÍ QUYẾT CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP

Tìm hiểu thêm về Phong Tê Thấp

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

MÃ TIỀN CHẾ

Mã tiền là dược liệu quý được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền hàng trăm năm nay. Mã tiền chế thường được dùng như vị thuốc chủ trị có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, giúp trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống viêm, chống tê mỏi, giảm đau nhanh cơn đau xương khớp cũng như giúp điều trị các bệnh lý nhược cơ, bại liệt rất tốt. Mã tiền chưa qua chế biến chứa độc tố nên chỉ dùng ngâm rượu xoa bóp bên ngoài để điều trị đau nhức xương khớp. Trong khi đó, mã tiền qua chế biến, loại bỏ độc tính, dùng đường uống phát huy hiệu quả rõ rệt và tác dụng nhanh hơn. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa phong thấp hiệu quả sử dụng vị thuốc Mã tiền chế làm thành phần chính.

👉 Tác Dụng Thần Kỳ Của Mã Tiền Chế

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem thêm bài viết

Hội Chứng Ống Cổ Tay

Cánh tay đau nhức, gây khó khăn, phiền toái trong các sinh hoạt hàng ngày có thể là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay.

Xem thêm bài viết

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

--- Quảng Cáo ---

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT

2020-09-17T12:23:26+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button