Chế độ luyện tập đóng vai trò quan trọng trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Tập luyện đúng cách có thể làm giảm nhanh các cơn đau, rút ngắn thời gian điều trị, tránh tái phát bệnh. Đồng thời, các bài tập giúp tăng sức mạnh, tăng độ linh hoạt của cột sống cổ và lưng. Hãy cùng tìm hiểu 1 số bài tập đơn giản, hiệu quả có thể luyện tập ở ngay tại nhà trong bài viết dưới đây:
Tầm Quan Trọng Của Chế Độ Luyện Tập
Các bài tập luyện và vật lý trị liệu là một phần quan trọng trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Khi mới phát bệnh, người bệnh nên dành vài ngày nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe và giảm thiểu cơn đau rồi sau đó bắt đầu luyện tập.
Các bài tập dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có tác dụng làm tăng sức mạnh các cơ cột sống, dây chằng, giãn cơ, giảm sự co cứng cơ, tăng sự linh hoạt của cột sống, phục hồi lại đường cong sinh lý của cột sống từ đó giúp giảm đau, hồi phục tổn thương, ổn định bệnh, tránh tái phát bệnh. Một số trường hợp đĩa đệm có thể quay về vị trí ban đầu khi khoảng cách giữa các đốt sống được cải thiện sau luyện tập.
Các bài tập còn làm tăng độ dẻo dai, linh hoạt cho cột sống, giảm nguy cơ chấn thương cột sống. Những người có nguy cơ cao thoát vị đĩa đệm có thể luyện tập để phòng bệnh.
Các bác sĩ sẽ xây dựng các bài tập bắt đầu từ các bài tập nhẹ, dễ thực hiện và nâng dần độ khó bài tập. Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn các động tác, tư thế nào tốt và không tốt cho bệnh.
Các hoạt động thể lực phù hợp với bệnh lý thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Yoga
- Bơi
- Đi bộ
- Đạp xe
Khi tập luyện, cần tập luyện nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật, đặc biệt là các động tác căng giãn hay chống đẩy. Các bài tập sẽ không làm tình trạng đau tăng thêm, do vậy nếu trong quá trình tập bị đau tăng lên, bệnh nhân cần tham khảo lại ý kiến của các bác sĩ.
Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu các bài tập cổ và lưng dành cho người thoát vị đĩa đệm:
Bài Tập Dành Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ
- Ngồi thoải mái trên ghế. Cúi cổ sao cho cằm chạm vào ngực rồi ngửa cổ ra sau, phần trước cổ có cảm giác kéo căng.
- Nghiêng đầu sang trái, phải sao cho tai chạm vào vai.
- Quay đầu sang trái, phải tối đa
Mỗi động tác lặp lại 10- 20 lần, chú ý tập chậm, mỗi động tác giữ vài giây trước khi chuyển động tác.
Bài Tập Giãn Kheo Dành Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng
Với tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cải thiện sức mạnh gân khoeo có thể giúp cải thiện lưng, nhóm cơ bụng trước, nhóm cơ bao quanh cột sống lưng giữa và lưng dưới, là các nhóm cơ giữ ổn định cho cột sống, giúp cột sống thực hiện chức năng vận động. Lưu ý không tập bài tập này khi đã có triệu chứng chèn ép thần kinh tọa.
- Bài tập căng giãn tại ghế:
Ngồi thoải mái để giãn gân khoeo
-
- Ngồi thẳng lưng sát mép ghế, duỗi 1 chân thẳng trước mặt, gót chân chạm sàn.
- Thẳng lưng và hơi đổ người về phía trước tạo áp lực làm giãn gân khoeo theo sức chịu đựng.
- Giữ 30 giây
- Đổi chân, lặp lại động tác vài lần
- Căng giãn gân khoeo với khăn
Bài tập này giúp căng giãn gân khoeo sâu hơn bài tập trên
- Nằm trên thảm tập với 1 chân giơ lên cao
- Dùng một chiếc khăn dài, vòng qua gan bàn chân và dùng nó để kéo chân dần dần về phía ngực, không cong đầu gối.
- Giữ 15-30 giây
- Đổi chân và lặp lại vài lần
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết