Viêm Đại Tràng Co Thắt Uống Thuốc Gì?

Viêm đại tràng co thắt là một rối loạn mạn tính phổ biến gặp ở đại tràng. Các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt bao gồm chuột rút cơ bụng, đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy hoặc táo bón hoặc cả hai. Bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và giải tỏa căng thẳng, người bệnh có thể kiểm soát tốt các triệu chứng. Bên cạnh đó, bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể được điều trị bằng thuốc.

Thuốc Dùng Trong Điều Trị Viêm Đại Tràng Co Thắt

Điều trị viêm đại tràng co thắt tập trung vào mục tiêu làm giảm các triệu chứng để bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường. Các nhóm thuốc dùng trong điều trị viêm đại tràng co thắt bao gồm:

Thuốc nhuận tràng. Nếu đã tăng cường bổ sung chất xơ mà không thấy triệu chứng táo bón thuyên giảm, bác sĩ có thể kê đơn magie hydroxit hoặc polyethylen glycol uống để làm mềm phân, giúp bệnh nhân dễ đi tiêu hơn.

Thuốc chống tiêu chảy ví dụ như loperamid, có thể giúp kiểm soát tiêu chảy. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được kê đơn một chất nhựa gắn axit mật như cholestyramine, colestipol hoặc colesevelam. Tuy nhiên, dùng chất kết dính axit mật có nguy cơ gây đầy hơi.

Thuốc kháng cholinergic. Các loại thuốc như dicyclomine có thể giúp giảm đau do co thắt ruột. Thuốc nhóm này đôi khi được kê cho những người bị tiêu chảy. Đây là nhóm thuốc an toàn nhưng có thể gây táo bón, khô miệng và mờ mắt.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng. Loại thuốc điều trị trầm cảm đồng thời có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh kiểm soát nhu động ruột sẽ giúp giảm đau. Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy và đau bụng mà không bị trầm cảm, bác sĩ có thể đề nghị dùng liều imipramine, desipramine hoặc nortriptyline thấp hơn. Tác dụng không mong muốn khi dùng bao gồm buồn ngủ, mờ mắt, chóng mặt và khô miệng nhưng sẽ giảm xuống nếu dùng thuốc trước khi ngủ .

Thuốc chống trầm cảm SSRI. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI), chẳng hạn như fluoxetine hoặc paroxetine, có thể giúp ích nếu bệnh nhân bị trầm cảm và bị đau do táo bón.

Thuốc giảm đau. Pregabalin hoặc gabapentin có thể làm giảm đau nặng hoặc đầy hơi.

Cụ thể, một số thuốc dành riêng cho viêm đại tràng co thắt có thể kể đến như:

Alosetron. Alosetron giúp điều hòa nhu động ruột và làm chậm sự di chuyển của chất thải qua đại tràng. Alosetron chỉ được kê đơn cho các trường hợp viêm đại tràng co thắt nặng có tiêu chảy mạn tính ở phụ nữ. Vì có liên quan tới các tác dụng không mong muốn hiếm gặp nhưng nguy hiểm, nên alosetron chỉ được xem xét dùng khi các phương pháp điều trị khác thất bại và bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị.

Eluxadoline. Eluxadoline có thể làm giảm tiêu chảy bằng cách làm giảm các cơn co thắt đại tràng, giảm bài tiết chất lỏng trong ruột, và tăng trương lực cơ trực tràng. Tác dụng không mong muốn có thể bao gồm buồn nôn, đau bụng và táo bón nhẹ. Eluxadoline cũng có liên quan đến viêm tụy, tình trạng này có thể nghiêm trọng và phổ biến hơn ở một số người bệnh.

Rifaximin. Loại kháng sinh này có tác dụng làm giảm sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột và giảm tiêu chảy.

Lubiprostone có thể làm tăng bài tiết dịch trong ruột để giúp làm mềm phân. Thường được chỉ định cho những phụ nữ bị viêm đại tràng kích thích thể táo bón và chỉ được sử dụng cho những triệu chứng nghiêm trọng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Linaclotide. Linaclotide cũng có thể làm tăng bài tiết chất lỏng vào ruột do đó giúp làm mềm phân và kích thích nhu động ruột, làm giảm triệu chứng táo bón. Linaclotide có thể gây tiêu chảy, nhưng dùng thuốc 30 đến 60 phút trước khi ăn sẽ giúp hạn chế nguy cơ này.

--- Quảng Cáo --

Thảo Dược Hỗ Trợ Giảm Nhẹ Triệu Chứng Viêm Đại Tràng Co Thắt

Bạc hà. Bạc hà là thảo dược chống co thắt tự nhiên, giúp thư giãn các cơ trơn đường ruột. Đồng thời giúp giảm đầy hơi và giảm đau bụng trong thời gian ngắn. Do đó có thể góp phần làm dịu các triệu chứng viêm đại tràng co thắt.

Gừng. Thảo dược có vị cay nồng này có thể làm dịu cơn buồn nôn và giảm viêm ruột, thậm chí giúp thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng.

Các loại thảo mộc khác

Việc dùng thường xuyên các loại thảo mộc dưới dạng sắc nước, viên uống hoặc dùng như một loại gia vị thực phẩm trong bữa ăn sẽ giúp giảm đau, giảm sinh khí, cải thiện tiêu hóa trong điều trị các triệu chứng viêm đại tràng co thắt. Lúa mạch, thảo quả, cam thảo, đại hoàng, trần bì, bạch chỉ, trái cây kẹo đắng, hạt carum, hoàng liên, hoa cúc, kế sữa…. là những loại thảo mộc hữu ích.

TRUNG TÂM TƯ VẤN VnBacsi.Net Nhận tư vấn từ Bác Sĩ >> 1800 6036

Gọi Miễn Phí
Chat

Nhận tư vấn điều trị bệnh Đại Tràng miễn phí >>

Bài Thuốc Đông Y Dùng Trong Điều Trị Đại Tràng Co Thắt

Các loại thảo dược sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn khi được dùng phối hợp với nhau trong các bài thuốc cổ phương có đủ quân thần tá sứ.

Tứ quân tử thang

Thang thuốc gồm bốn vị thảo dược nhân sâm hoặc đảng sâm, phục linh, bạch truật, chích cam thảo có tác dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ, dưỡng vị nên còn được gọi là Tứ vị thang hoặc Kiện tỳ ích khí thang. Bài thuốc này dùng để chữa tỳ khí hư nhược với biểu hiện sắc mặt vàng vọt, tiếng nói nhỏ yếu, tứ chi vô lực, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng, đi ngoài lỏng nát.

Hương sa lục quân tử thang

Hương sa lục quân tử thang gồm nhân sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo, trần bì, bán hạ, chế mộc hương, sa nhân, có công dụng kiện tỳ hoà vị, lý khí chỉ thống. Thường dùng trong trường hợp tỳ vị khí hư, hàn thấp trệ ở trung tiêu, đau bụng, bụng đầy chướng, tiêu hoá kém, nôn mửa, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng nhớt.

Sâm linh bạch truật tán

Thành phần gồm đảng sâm, bạch linh, bạch truật, sơn dược, chích cam thảo, biển đậu, liên nhục, ý dĩ, sa nhân, cát cánh. Bài sâm linh bạch truật tán có công năng bổ khí kiện tỳ, thẩm thấp hòa vị, lý khí hóa đàm. Chủ trị rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm đại tràng mạn tính, chán ăn, ăn uống kém, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi thuộc thể tỳ phế khí hư.

Hiện nay có rất nhiều thuốc uống dùng để điều trị viêm đại tràng co thắt, do đó người bệnh nên tuân thủ y lệnh của bác sỹ/ dược sỹ, không tự ý dừng thuốc hoặc dùng thêm thuốc khi chưa tham khảo ý kiến các cán bộ y tế.

Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Đại Tràng

– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –

Sending
User Review
4 (1 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

--- Quảng Cáo ---

HỎI - ĐÁP CHUYÊN GIA

Điều trị bệnh Đại Tràng như thế nào? Làm sao giảm các triệu chứng bệnh Đại Tràng? Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi đến

Điều trị bệnh Đại Tràng như thế nào? Làm sao giảm các triệu chứng bệnh Đại Tràng?

Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi điện đến Tổng đài miễn cước 1800 6036

Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

Tổng đài miễn cước  1800 6036

NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ






Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

LÀM SAO CHỮA BỆNH ĐẠI TRÀNG & RỐI LOẠN TIÊU HÓA?

Tìm hiểu thêm về Đại Tràng Hoàn Bà Giằng

ĐIỂU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

 LÀM SAO ĐỂ CHỮA BỆNH ĐẠI TRÀNG & RỐI LOẠN TIÊU HOÁ

Tìm hiểu thêm về Đại Tràng Hoàn Bà Giằng

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy các kinh tâm tỳ vị, có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh tâm nhiệt, trị chứng tiêu hoá không tốt, viêm ruột, lỵ, đau bụng nôn mửa,… Hiện nay, hoàng liên được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về các thành phần, trong đó phải kể đến hoạt chất berberin, có tác dụng như kháng sinh, ức chế mạnh các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây lỵ Shigella dysenteriae và S. Flexneri. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh dược liệu này tiềm năng để điều trị các bệnh về sa sút trí tuệ, bệnh tiểu đường.

BẠCH TRUẬT

Bạch truật là loại thảo dược có thân rễ, vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai. Từ xưa, các vua chúa thường dùng bạch truật như vị thuốc “thần dược trường thọ” nhằm duy trì sức khỏe, tăng cường sinh đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá như ăn uống chậm tiêu, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài, thần sắc nhợt nhạt…

MỘC HƯƠNG

Mộc Hương là vị thuốc từ rễ của cây mộc hương, có vị cay đắng, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, vị, đại tràng, mật và tam tiêu và có tác dụng trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, tiêu chảy…. Đặc biệt, Mộc hương là vị thuốc chủ đạo trong bài thuốc cổ phương kinh điển “Hương sa lục quân tử” giúp trị viêm đại tràng cấp & mạn tính mà các lương y thường dùng. Ngoài ra, mộc hương có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả.

SƠN TRA

Sơn tra là quả chín già khô của cây bắc sơn tra hoặc nam sơn tra với Vị chua ngọt, tính hơi ôn; vào kinh tỳ, vị và can, có tác dụng hóa thực tiêu tích, hoạt huyết, tán ứ, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn. Các lương y thường dùng sơn tra trong các bài thuốc trị đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hoại huyết, dị ứng nổi ban, đau nhức khớp… Các thành phần có trong sơn tra bao gồm fructose, protein, lipid, vitamin C, B2, carotene; Ca, P, Fe, tannin, flavonoid…

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem thêm bài viết

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

--- Quảng Cáo ---

» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT

2020-09-17T06:30:36+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button