Như hầu hết các bệnh lý mạn tính khác, bệnh nhân viêm đại tràng đều sẽ trải qua những đợt cấp tính khi các triệu chứng bùng phát mạnh mẽ. Mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị viêm loét đại tràng là hạn chế số lần và giảm nhẹ các triệu chứng của đợt cấp, tăng thời gian thuyên giảm. Điều trị đúng phác đồ kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống hoàn toàn sẽ giúp bệnh nhân đạt được mục đích này.
Triệu Chứng Nhận Biết Viêm Đại Tràng Cấp
Nguyên nhân chính xác gây viêm loét đại tràng cấp và mạn tính vẫn chưa được biết đến đầy đủ. Nhưng các nhà nghiên cứu đã loại trừ chế độ ăn uống và căng thẳng là yếu tố chính, mặc dù căng thẳng có thể là nguyên nhân khởi phát các cơn đau. Thay vào đó, họ đang tập trung theo hướng phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch rất có thể là nguyên nhân. Tiền sử gia đình mắc bệnh cũng có thể là một yếu tố dự báo ai là người có nguy cơ bị viêm loét đại tràng.
Viêm đại tràng có hàng loạt các triệu chứng tiềm ẩn, và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong giai đoạn cấp tính. Ở giai đoạn cấp, mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Một số người có thể gặp các triệu chứng nhẹ, trong khi những người khác trải qua những triệu chứng trầm trọng hơn. Các triệu chứng chính của viêm đại tràng cấp bao gồm:
- Đau bụng: Triệu chứng đau dữ dội, cấp tính do tăng nhu động ruột dẫn tới cảm giác mót rặn muốn đi ngoài liên tục.
- Tiêu chảy (có thể có máu và mủ trong phân).
- Sốt
- Mất nước
- Không cảm thấy đói
- Giảm cân
- Mệt mỏi
- Đau các khớp hoặc đau nhức mình mẩy
- Viêm loét miệng, loét da
- Đau mắt khi bạn nhìn vào ánh sáng
- Thiếu máu
Các triệu chứng này có thể bùng phát trong đợt cấp, thuyên giảm thậm chí biến mất, và sau đó quay trở lại trong nhiều tuần hoặc nhiều năm.
Điều Trị Khi Bị Viêm Đại Tràng Cấp
Để điều trị và phòng ngừa viêm đại tràng cấp, thay đổi chế độ ăn cho phù hợp và kiểm soát căng thẳng theo những cách khác nhau là yếu tố rất quan trọng. Bên cạnh đó, không thể không kể đến nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng trong phác đồ điều trị. Các loại thuốc được kê đơn phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát và triệu chứng đợt viêm cấp, bao gồm:
- 5- aminosalicylic acid (5-ASA): Đây là một thuốc trong phác đồ điều trị tiêu chuẩn cho viêm đại tràng. Các thuốc trong nhóm bao gồm mesalamine, balsalazide và sulfasalazine. Những loại thuốc này thường được bào chế ở dạng thuốc viên uống hoặc dạng thuốc đạn đặt trực tràng. Các bác sĩ sẽ kê đơn một loại thuốc không chứa sulfa cho những người bị dị ứng với sulfa.
- Corticosteroid: Corticoid có tác dụng chống viêm thường được kê đơn trong một thời gian ngắn cho các trường hợp viêm loét đại tràng tiến triển, hoặc khi các loại thuốc khác không có hiệu quả. Những thuốc nhóm này có thể gây các tác dụng không mong muốn và biến chứng lâu dài trên chuyển hóa, tim mạch…
- Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc ức chế miễn dịch sẽ được kê nếu 5-ASA hoặc corticosteroid không phát huy tác dụng. Thuốc nhóm này giúp ngăn chặn hệ thống miễn dịch phản ứng một cách thái quá gây viêm cấp. Tuy nhiên, dùng thuốc ức chế miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ mắc các nhiễm trùng khác.
- Thuốc có nguồn gốc sinh học: Bao gồm các yếu tố chống hoại tử khối u (TNF) infliximab, adalimumab và golimumab giúp thuyên giảm các triệu chứng viêm. Một lựa chọn sinh học khác là vedolizumab hướng vào hệ thống miễn dịch ở niêm mạc ruột.
- Nhóm thuốc mới: Xeljanz là chất ức chế Janus kinase (JAK) đã được cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt sử dụng với liều 5 hoặc 10 miligam (mg) hai lần một ngày. Các tác dụng bất lợi của thuốc bao gồm tiêu chảy, tăng nồng độ cholesterol, bệnh zona và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Các loại thuốc khác dùng trong điều trị triệu chứng bao gồm: Kháng sinh để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng. Acetaminophen cho trường hợp đau nhẹ. Những người bị viêm đại tràng nên tránh sử dụng ibuprofen, naproxen và aspirin vì những thuốc này có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Loperamid giúp cầm tiêu chảy nhưng chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.
Cuối cùng, bệnh nhân có thể được đề nghị phẫu thuật nếu thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc không giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh hoặc có biến chứng nặng hơn xảy ra. Phẫu thuật thường là giải pháp cuối cùng, song bệnh nhân vẫn có một số lựa chọn cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ đại tràng, trực tràng và hậu môn, bệnh nhân sẽ được mở một lỗ ở bụng để chuyển một phần ruột non ra ngoài, nối với một chiếc túi. Chất thải sau quá trình tiêu hóa được thu gom trong chiếc túi này.
Nếu phẫu thuật để lại một phần của trực tràng và hậu môn còn nguyên vẹn, bệnh nhân hoàn toàn có thể tiêu hóa như khi chưa phẫu thuật. Tuy nhiên, những người lựa chọn phẫu thuật loại này vẫn có thể bị viêm loét đại tràng tái phát.
Một lựa chọn khác trong điều trị viêm đại tràng là tạo ra đoạn trực tràng mới từ ruột non, sau đó được gắn vào hậu môn. Đại tràng tái tạo hoạt động theo cách tương tự như đại tràng bị cắt bỏ và người bệnh có thể đi vệ sinh bình thường thay vì đeo túi đựng chất thải. Song, họ sẽ cần phải đeo túi tạm thời trong khi chờ trực tràng mới lành. Lựa chọn phẫu thuật này cũng đồng nghĩa với việc người bệnh có thể tiếp tục bị viêm loét đại tràng.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Đại Tràng
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết