Hiểu Biết Đầy Đủ Về Polyp Đại Tràng Để Phòng Ngừa Ung Thư

Polyp đại tràng là một bệnh lý rất phổ biến tại Việt Nam. Polyp đại tràng có thể lành tính hoặc cũng có khả năng tiến triển thành ung thư đại tràng – một trong những bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo WHO, mỗi năm có khoảng 700.000 người tử vong vì ung thư đại trực tràng, chiếm 8,5% tổng số bệnh nhân chết vì ung thư. Vậy polyp đại tràng là gì? Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về polyp đại tràng sẽ giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm và điều trị hợp lý.

Polyp Đại Tràng Là Gì?

Polyp đại tràng là sự tăng sinh xảy ra bên trong niêm mạc đại tràng tạo thành các khối tổn thương giống như hình dạng một khối u, có thể có cuống hoặc không, có thể là khối lồi vào đại tràng nhưng cũng có thể phẳng. Thông thường những polyp không có cuống có khả năng gây ung thư nhiều hơn polyp có cuống.

Triệu Chứng Polyp Đại Tràng Là Gì?

Khoảng 95% người bị polyp đại tràng không có triệu chứng rõ ràng và chỉ được phát hiện trong quá trình sàng lọc hoặc theo dõi nội soi. Các triệu chứng thường gặp đó là:

  • Chảy máu trực tràng: đây là dấu hiệu thường thấy nhất trong polyp đại tràng. Có thể thấy máu tươi trong phân, trên giấy vệ sinh khi đi ngoài hoặc phân lẫn nhầy với máu màu nâu đen hoặc nhờ nhờ như máu cá. Hầu hết các trường hợp chỉ chảy máu ở mức độ nhẹ hoặc vừa, hiếm khi mất máu nghiêm trọng.
  • Đau bụng quặn nếu kích thước polyp lớn, làm tăng nhu động ruột và gây đau. Có thể kèm theo buồn nôn, nôn, bí trung tiện hoặc bí đại tiện.
  • Thay đổi màu sắc của phân: polyp chảy máu ít có thể gây các sọc đỏ trong phân, nếu chảy máu nhiều có thể làm phân có màu đen. Tuy nhiên lưu ý phân biệt với một số nguyên nhân khác làm phân đổi màu như sử dụng các thực phẩm, thuốc hoặc chất bổ sung khác.
  • Thiếu máu thiếu sắt: nếu polyp bị chảy máu dài ngày sẽ gây các hiện tượng thiếu máu: yếu ớt, xanh xao nhợt nhạt, khó thở, chóng mắt hoặc ngất xỉu
  • Thay đổi thói quen đại tiện: táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 1 tuần.

Polyp Đại Tràng Có Những Dạng Nào

Có 2 loại polyp đại tràng là polyp tạo u và polyp không tạo u:

  • Polyp không tạo u: bao gồm polyp tăng sản, polyp viêm và polyp dạng hamartoma. Các polyp không tạo u thường không tiến triển thành ung thư.
  • Polyp tạo u: bao gồm polyp tuyến và một số loại răng cưa khác. 2/3 polyp đại tràng là polyp tuyến, các polyp này có nguy cơ trở thành ung thư đại tràng mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ. Polyp tuyến càng lớn thì khả năng ung thư hóa càng cao. Do đó, các polyp lớn cần phải được sinh thiết hoặc cắt bỏ hoàn toàn và gửi đi làm giải phẫu bệnh học.

=

--- Quảng Cáo --

Nguyên Nhân Và Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Polyp Đại Tràng Là Gì?

Nguyên nhân gây ra polyp đại tràng chưa được xác định một cách chắc chắn nhưng các nhà khoa học cho rằng đó là do nguyên nhân đột biến gen. Thông thường, các tế bào niêm mạc đại tràng chưa trưởng thành sẽ được lập trình sẵn để nhân lên, trưởng thành và chết đi một cách nhất quán và kịp thời. Tuy nhiên, một số thay đổi di truyền xảy ra trong các tế bào này làm cho chúng không còn duy trì được chu trình như vậy, quá trình chết không diễn ra, dẫn đến sự tích tụ của các tế bào chưa trưởng thành, bất thường về di truyền và cuối cùng hình thành polyp. Polyp có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong đại tràng, một người có thể có 1 hoặc nhiều polyp ở các vị trí khác nhau.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến polyp đại tràng như:

  • Tuổi tác: hầu hết các trường hợp polyp đại tràng đều từ 50 tuổi trở lên.
  • Có tình trạng viêm ruột như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
  • Tiền sử gia đình có cha mẹ, anh chị em bị polyp đại tràng.
  • Hút thuốc lá và uống rượu.
  • Béo phì, ít vận động.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2 không được kiểm soát tốt.
  • Rối loạn di truyền: Một số rối loạn di truyền gây ra polyp đại tràng:
    • Hội chứng Lynch: những người mắc hội chứng Lynch thường có xu hướng phát triển tương đối ít polyp đại tràng nhưng những polyp đó lại rất nhanh chóng trở thành ác tính.
    • Đa polyp tuyến gia đình (Familial adenomatous polyposis – FAP): là một rối loạn hiếm gặp khiến hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn polyp phát triển bên trong niêm mạc đại tràng, bắt đầu từ những năm thiếu niên. Nếu không được điều trị thì các trường hợp này 100% sẽ phát triển thành ung thư đại tràng trước 40 tuổi.
    • Hội chứng Gardner: một biến thể của FAP khiến cho polyp phát triển khắp đại tràng và ruột non, đôi khi có thể phát triển các khối u không gây ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể bao gồm da, xương và bụng.
    • Hội chứng Peutz-Jeghers: thường bắt đầu bằng tàn nhang phát triển khắp cơ thể, bao gồm cả môi, nướu và bàn chân. Sau đó polyp không ung thư phát triển khắp ruột và có thể trở thành ác tính.

Chẩn Đoán Polyp Đại Tràng

  • Nội soi đại tràng: đây là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán xác định polyp đại tràng. Quá trình nội soi sẽ giúp xác định vị trí, hình dạng, kích thước của polyp, đồng thời có thể sinh thiết hoặc cắt bỏ polyp để gửi đi phân tích mẫu bệnh phẩm.
  • Nội soi ảo: đây là các xét nghiệm không xâm lấn, sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra đại tràng, bao gồm tia X, CT scan hoặc MRI. Những xét nghiệm này có thể có độ chính xác thấp hơn so với dùng ống nội soi.
  • Xét nghiệm phân: kiểm tra sự hiện diện của máu trong phân hoặc kiểm tra AND của phân. Tùy thuộc vào kết quả mà bác sĩ có thể chỉ định nội soi để chẩn đoán xác định.

TRUNG TÂM TƯ VẤN VnBacsi.Net Nhận tư vấn từ Bác Sĩ >> 1800 6036

Gọi Miễn Phí
Chat

Nhận tư vấn điều trị bệnh Đại Tràng miễn phí >>

Điều Trị Polyp Đại Tràng

Như đã biết, biến chứng nguy hiểm nhất của polyp đại tràng là ung thư đại tràng – nguyên nhân tử vong nhiều thứ 2, chiếm 14% các trường hợp tử vong do ung thư. Một polyp đại tràng mất khoảng 10-15 năm để tiến triển thành ung thư đại tràng. Để ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại tràng, một cách vô cùng hữu hiệu đó là phát hiện sớm polyp đại tràng từ khi nó chưa phát triển thành ung thư và tiến hành cắt bỏ. Kể cả những polyp nhỏ cũng vẫn có thể thay đổi cấu trúc và biến thành ác tính, do đó 100% các polyp đại tràng đều được chỉ định cắt bỏ, thậm chí những polyp đã ung thư hóa nhưng còn ở giai đoạn sớm vẫn có thể điều trị tận gốc bằng phương pháp đốt polyp qua nội soi mà không cần đến phẫu thuật.

  • Đối với những polyp nhỏ hoặc polyp có cuống: có thể xử lý dễ dàng qua nội soi bằng phương pháp cắt lạnh bằng kìm hoặc đốt điện bằng thòng lọng (snare).
  • Đối với những polyp lớn hoặc không có cuống, hoặc không xử lý được bằng nội soi thì bắt buộc phải phẫu thuật, tuy nhiên sẽ có nhiều biến chứng hơn trong đó thường gặp là biến chứng chảy máu hoặc thủng đại tràng. Hiện nay có một số phương pháp mới kỹ thuật cao có thể làm giảm thiểu biến chứng khi phẫu thuật, như phương pháp cắt hớt niêm mạc (EMR).

Sau khi cắt polyp khoảng 2 tuần, tránh sử dụng các thuốc kháng đông máu như aspirin, ibuprofen, naproxen. Nếu cần dùng thuốc giảm đau thì nên sử dụng paracetamol.

Sau Khi Cắt Polyp Đại Tràng Có Bị Tái Phát Không?

Các bệnh nhân bị polyp tuyến thường có khả năng bị tái phát cao, tỷ lệ tái phát sau khi cắt polyp lần đầu lên đến 30% sau 3 năm. Vì vậy, bệnh nhân đã từng cắt polyp vẫn nên kiểm tra lại sau khoảng thời gian nhất định:

  • Nếu polyp cắt lần đầu là polyp tăng sản, và chỉ bị giới hạn ở trực tràng và đại tràng sigma, kích thước đều nhỏ hơn 1cm, thì nên tái khám sau 10 năm.
  • Nếu polyp cắt lần đầu là 1 hoặc 2 polyp tuyến hình ống, kích thước nhỏ hơn 1 cm, thì nên tái khám sau 5 năm.
  • Nếu lần đầu cắt 3 đến 10 polyp tuyến, nên tái khám sau 3 năm.
  • Nếu lần đầu cắt polyp có hơn 10 polyp tuyến, hoặc kích thước lớn hơn 1cm, hoặc tình trạng mô học xấu, thì nên kiểm tra lại sau 2-3 năm hoặc ít hơn.

Làm Thế Nào Để Phòng Ngừa Polyp Đại Tràng?

  • Áp dụng lối sống lành mạnh: ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc, giảm lượng chất béo, hạn chế uống rượu, bỏ thuốc lá, duy trì hoạt động thể chất và kiểm soát cân nặng ở mức bình thường.
  • Bổ sung Canxi và vitamin D: một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung canxi có thể giúp ngăn ngừa tái phát polyp tuyến (liều khoảng 1200mg canxi/ngày) và vitamin D có thể bảo vệ chống lại ung thư đại tràng.
  • Nếu tiền sử gia đình có người bị polyp đại tràng hoặc xác định mắc các hội chứng rối loạn di truyền gây ra polyp đại tràng, thì bản thân bạn nên kiểm tra sàng lọc và nội soi thường xuyên để xác định polyp đại tràng ngay từ tuổi thiếu niên.

Như vậy, polyp đại tràng mặc dù là bệnh lý dễ dàng chẩn đoán và chữa trị qua nội soi tuy nhiên thường bị bỏ qua và phát hiện không kịp thời do không có triệu chứng đặc hiệu. Để phòng ngừa biến chứng ung thư đại tràng, cách tốt nhất là duy trì một chế độ sống lành mạnh và kiểm tra sàng lọc định kỳ để phát hiện và điều trị sớm polyp đại tràng.

Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Đại Tràng

– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –

Sending
User Review
0 (0 votes)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

--- Quảng Cáo ---

HỎI - ĐÁP CHUYÊN GIA

Điều trị bệnh Đại Tràng như thế nào? Làm sao giảm các triệu chứng bệnh Đại Tràng? Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi đến

Điều trị bệnh Đại Tràng như thế nào? Làm sao giảm các triệu chứng bệnh Đại Tràng?

Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi điện đến Tổng đài miễn cước 1800 6036

Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

Tổng đài miễn cước  1800 6036

NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ






Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

LÀM SAO CHỮA BỆNH ĐẠI TRÀNG & RỐI LOẠN TIÊU HÓA?

Tìm hiểu thêm về Đại Tràng Hoàn Bà Giằng

ĐIỂU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

 LÀM SAO ĐỂ CHỮA BỆNH ĐẠI TRÀNG & RỐI LOẠN TIÊU HOÁ

Tìm hiểu thêm về Đại Tràng Hoàn Bà Giằng

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy các kinh tâm tỳ vị, có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh tâm nhiệt, trị chứng tiêu hoá không tốt, viêm ruột, lỵ, đau bụng nôn mửa,… Hiện nay, hoàng liên được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về các thành phần, trong đó phải kể đến hoạt chất berberin, có tác dụng như kháng sinh, ức chế mạnh các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây lỵ Shigella dysenteriae và S. Flexneri. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh dược liệu này tiềm năng để điều trị các bệnh về sa sút trí tuệ, bệnh tiểu đường.

BẠCH TRUẬT

Bạch truật là loại thảo dược có thân rễ, vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai. Từ xưa, các vua chúa thường dùng bạch truật như vị thuốc “thần dược trường thọ” nhằm duy trì sức khỏe, tăng cường sinh đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá như ăn uống chậm tiêu, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài, thần sắc nhợt nhạt…

MỘC HƯƠNG

Mộc Hương là vị thuốc từ rễ của cây mộc hương, có vị cay đắng, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, vị, đại tràng, mật và tam tiêu và có tác dụng trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, tiêu chảy…. Đặc biệt, Mộc hương là vị thuốc chủ đạo trong bài thuốc cổ phương kinh điển “Hương sa lục quân tử” giúp trị viêm đại tràng cấp & mạn tính mà các lương y thường dùng. Ngoài ra, mộc hương có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả.

SƠN TRA

Sơn tra là quả chín già khô của cây bắc sơn tra hoặc nam sơn tra với Vị chua ngọt, tính hơi ôn; vào kinh tỳ, vị và can, có tác dụng hóa thực tiêu tích, hoạt huyết, tán ứ, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn. Các lương y thường dùng sơn tra trong các bài thuốc trị đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hoại huyết, dị ứng nổi ban, đau nhức khớp… Các thành phần có trong sơn tra bao gồm fructose, protein, lipid, vitamin C, B2, carotene; Ca, P, Fe, tannin, flavonoid…

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem thêm bài viết

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

--- Quảng Cáo ---

» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT

2020-09-17T06:33:29+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button