Đại Tràng Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Đại Tràng

Đại tràng là cơ quan tiêu hóa vô cùng quan trọng trong cơ thể. Ngày nay các bệnh lý liên quan đến đại tràng như viêm đại tràng mạn tính, ung thư đại tràng, viêm đại tràng co thắt đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không nhiều người có thể trả lời câu hỏi đại tràng là gì? Vị trí đại tràng ở đâu? Cấu tạo và chức năng của đại tràng trong cơ thể là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản về cơ quan tiêu hóa này.

Vị Trí Và Các Bộ Phận Của Đại Tràng

Đại tràng hay còn gọi là ruột già, là phần cuối cùng của bộ máy tiêu hóa trong cơ thể. Đại tràng bắt đầu ở vùng chậu bên phải, dưới thắt lưng phải – nơi nó được nối với đầu dưới của ruột non (phần này gọi là manh tràng). Từ đây nó tiếp tục đi lên phía trên bụng (đại tràng lên), sau đó qua chiều rộng của khoang bụng (đại tràng ngang) và sau đó đi xuống phía dưới (đại tràng xuống), tiếp tục đến điểm cuối của hậu môn (từ đại tràng sigma đến trực tràng và đến hậu môn). Ruột già dài khoảng 1,5m và chiếm khoảng 1/5 toàn bộ chiều dài của ống ruột.

Đại tràng được chia thành 4 vùng chính: manh tràng, kết tràng, trực tràng và hậu môn. Van hồi tràng nằm ở lỗ mở giữa hồi tràng và ruột già, kiểm soát sự lưu thông của dưỡng trấp (là phần thức ăn đang tiêu hóa dở) từ ruột non đến ruột già

  • Manh tràng: phần đầu tiên của đại tràng là manh tràng, đây là một cấu trúc giống hình túi được treo lơ lửng so với van hồi tràng. Manh tràng dài khoảng 6cm, đây là nơi tiếp nhận các chất từ hồi tràng và tiếp tục hấp thu nước và muối. Ở phần đầu manh tràng có gắn 1 đoạn ruột nhỏ có cấu tạo là một ống quanh co dài khoảng 7-8cm gọi là ruột thừa. Tên gọi này xuất phát từ các quan điểm cổ điển rằng ruột thừa không có bất kỳ chức năng nào trong cơ thể, nếu cắt đi thì cũng không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên ngày nay các nghiên cứu chỉ ra rằng ruột thừa chứa mô bạch huyết, đóng vai trò rất lớn trong chức năng miễn dịch cơ thể. Ngoài ra, trong bệnh tiêu chảy, ruột thừa có thể đóng vai trò là ổ chứa vi khuẩn để tái sinh vi khuẩn đường ruột đối với những vi khuẩn sống sót qua giai đoạn đầu của bệnh, hơn nữa cấu trúc xoắn của nó cũng thuận lợi cho việc tích tụ và nhân lên của lợi khuẩn đường ruột.
  • Kết tràng (còn có thể gọi là đại tràng): đây là phần chính và dài nhất của ruột già, bao quanh toàn bộ ruột non. Kết tràng được chia thành 4 phần nhỏ hơn là kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng sigma.
  • Trực tràng: dài khoảng 20cm. Thức ăn dư thừa từ kết tràng sigma đổ vào trực tràng trong khung chậu, gần đốt sống thứ 3. Trực tràng không phải là cấu trúc thẳng, mà nó cong theo đường viền của xương cùng và có 3 đường uốn cong ở bên tạo ra bộ ba nếp gấp bên trong gọi là van trực tràng.
  • Hậu môn: đây là phần cuối của ống tiêu hóa và là nơi đào thải các chất cặn bã sau quá trình tiêu hóa trong cơ thể. Ống hậu môn dài khoảng 3,8-5cm, nằm hoàn toàn ngoài khoang bụng và khung chậu. Ống hậu môn bao gồm 2 cơ vòng: cơ thắt trong hậu môn là cơ trơn, sự co thắt của cơ này là tự động (không theo điều khiển của não), và cơ thắt ngoài hậu môn là cơ xương, có thể kiểm soát sự co thắt bằng sự điều khiển của não bộ (tức là theo ý muốn). Các cơ này luôn đóng, trừ khi đi đại tiện.

--- Quảng Cáo --

Chức Năng Của Đại Tràng

a. Chức năng tiêu hóa và hấp thu của đại tràng

Đại tràng mất khoảng 16 tiếng để hoàn thành các quá trình còn lại của hệ thống tiêu hóa. Trong đó phải kể đến tầm quan trọng của hệ tạp khuẩn ruột (Gut flora) trong đại tràng, chính hệ tạp khuẩn ruột này là yếu tố giúp chuyển hóa những hợp chất mà ống tiêu hóa trước đó chưa làm được.

Một số loại vi khuẩn trong đại tràng có loại enzyme mà tế bào người không có, giúp phá vỡ các loại polysaccharide nhất định ví dụ như: một số loại tinh bột và protein, chất xơ, oligosaccharide và đường như lactose, chất nhầy ở ruột… Vi khuẩn ở đại tràng biến các carbohydrate mà chúng lên men thành các acid béo chuỗi ngắn, bao gồm acid acetic, acid propionic và acid butyric. Các acid béo chuỗi ngắn này có thể được cơ thể người sử dụng như một nguồn cung cấp năng lượng, đồng thời giúp hấp thu các khoáng chất cần thiết như Canxi, Magie và Sắt.

Ruột là nơi chứa hệ tạp khuẩn lớn nhất của con người, trong khi cơ thể người có khoảng 10 nghìn tỷ tế bào thì ruột có thể chứa một lượng vi sinh vật gấp khoảng 10 lần như vậy. Trong ruột già thì hầu hết tạp khuẩn là vi khuẩn và chiếm tới 60% khối lượng phân khô, có khoảng 300 đến 1000 loài vi khuẩn, trong đó 99% thuộc 30-40 loài nhất định. Các vi sinh vật này sản xuất một lượng lớn vitamin, trong đó quan trọng nhất là vitamin K và Biotin, mặc dù lượng này không hoàn toàn đáp ứng tối đa nhu cầu cơ thể người, nhưng nó rất hữu ích nếu như người bệnh có chế độ ăn nghèo dinh dưỡng. Do đó, lượng vitamin mà cơ thể hấp thu được từ các vi sinh vật hội sinh ở ruột già là vô cùng quan trọng.

Như vậy, mặc dù đại tràng không trực tiếp làm nhiệm vụ phân cắt thức ăn như ở dạ dày hay hấp thu tối đa dinh dưỡng ở ruột non, nhưng nó sẽ tiêu hóa nốt một số chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, giúp tối ưu quá trình tiêu hóa dinh dưỡng từ thức ăn. Điều này lí giải vì sao khi sử dụng kháng sinh dài ngày, hệ tạp khuẩn ruột bị tiêu diệt thì sẽ dẫn đến rất nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

b. Chức năng đóng khuôn chất bã và bài tiết của đại tràng

Nước trong thức ăn đã được ruột non hấp thu khoảng 90% và phần còn lại là được hấp thu ở ruột già. Chất bã của thức ăn sau khi được tiêu hóa hết ở đại tràng được trộn cùng với nước, vi khuẩn, chất bài tiết của ruột và tế bào thượng bì bong tróc của ruột hình thành nên phân trong đại tràng. Cứ mỗi 500ml dư lượng thức ăn đi vào manh tràng mỗi ngày thì có khoảng 150ml trở thành phân. Phân được loại bỏ thông qua các cơn co thắt của các cơ trực tràng. Sự hiện diện của phân trong ống hậu môn sẽ gửi tín hiệu đến não, cho phép cơ thể lựa chọn chủ động mở cơ thắt hậu môn ngoài (đại tiện) hoặc giữ nó tạm thời đóng lại. Nếu bạn quyết định trì hoãn việc đại tiện, sẽ mất vài giây để các cơn co thắt phản xạ dừng lại và trực tràng thư giãn trở lại, sau đó chuyển động khối trong đại tràng tiếp theo đó sẽ tiếp tục kích hoạt phản xạ đại tiện bổ sung cho đến khi hoạt động đại tiện được diễn ra.

Nếu việc đại tiện bị trì hoãn trong một thời gian dài, nước trong phân sẽ được hấp thu thêm vào cơ thể khiến cho phân cứng hơn và có khả năng dẫn đến táo bón. Mặt khác nếu chất thải di chuyển quá nhanh khiến cơ thể không kịp hấp thu đủ nước thì sẽ dẫn đến tiêu chảy.

TRUNG TÂM TƯ VẤN VnBacsi.Net Nhận tư vấn từ Bác Sĩ >> 1800 6036

Gọi Miễn Phí
Chat

Nhận tư vấn điều trị bệnh Đại Tràng miễn phí >>

c. Chức năng làm giảm độ acid và bảo vệ khỏi nhiễm trùng của đại tràng

Niêm mạc đại tràng tiết ra bicarbonat để trung hòa độ acid tăng lên do sự hình thành của các acid béo chuỗi ngắn như đã đề cập ở trên, nên giữ cho độ pH ở ruột ở mức bình thường, đồng thời lớp niêm mạc này cũng có vai trò như một hàng rào giúp bảo vệ ruột khỏi bị vi khuẩn xâm lấn.

Ruột già, đặc biệt là ruột thừa cũng là nơi tập hợp một số mô bạch huyết có vai trò trong khả năng miễn dịch. Các mô bạch huyết ở ruột già giúp sản xuất kháng thể, nhờ đó có thể ngăn ngừa nhiễm trùng từ các vi khuẩn có hại ngoài cơ thể.

Như vậy, qua bài viết này chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi đại tràng là gì? Đại tràng có cấu tạo khá phức tạp và không chỉ là nơi chứa cặn bã, mà nó còn có rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Hiểu về cấu tạo và chức năng của đại tràng là việc rất cần thiết để có thể phòng ngừa các bệnh liên quan.

Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Đại Tràng

– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –

Sending
User Review
3.5 (6 votes)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

--- Quảng Cáo ---

HỎI - ĐÁP CHUYÊN GIA

Điều trị bệnh Đại Tràng như thế nào? Làm sao giảm các triệu chứng bệnh Đại Tràng? Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi đến

Điều trị bệnh Đại Tràng như thế nào? Làm sao giảm các triệu chứng bệnh Đại Tràng?

Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi điện đến Tổng đài miễn cước 1800 6036

Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

Tổng đài miễn cước  1800 6036

NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ






Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

LÀM SAO CHỮA BỆNH ĐẠI TRÀNG & RỐI LOẠN TIÊU HÓA?

Tìm hiểu thêm về Đại Tràng Hoàn Bà Giằng

ĐIỂU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

 LÀM SAO ĐỂ CHỮA BỆNH ĐẠI TRÀNG & RỐI LOẠN TIÊU HOÁ

Tìm hiểu thêm về Đại Tràng Hoàn Bà Giằng

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy các kinh tâm tỳ vị, có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh tâm nhiệt, trị chứng tiêu hoá không tốt, viêm ruột, lỵ, đau bụng nôn mửa,… Hiện nay, hoàng liên được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về các thành phần, trong đó phải kể đến hoạt chất berberin, có tác dụng như kháng sinh, ức chế mạnh các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây lỵ Shigella dysenteriae và S. Flexneri. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh dược liệu này tiềm năng để điều trị các bệnh về sa sút trí tuệ, bệnh tiểu đường.

BẠCH TRUẬT

Bạch truật là loại thảo dược có thân rễ, vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai. Từ xưa, các vua chúa thường dùng bạch truật như vị thuốc “thần dược trường thọ” nhằm duy trì sức khỏe, tăng cường sinh đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá như ăn uống chậm tiêu, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài, thần sắc nhợt nhạt…

MỘC HƯƠNG

Mộc Hương là vị thuốc từ rễ của cây mộc hương, có vị cay đắng, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, vị, đại tràng, mật và tam tiêu và có tác dụng trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, tiêu chảy…. Đặc biệt, Mộc hương là vị thuốc chủ đạo trong bài thuốc cổ phương kinh điển “Hương sa lục quân tử” giúp trị viêm đại tràng cấp & mạn tính mà các lương y thường dùng. Ngoài ra, mộc hương có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả.

SƠN TRA

Sơn tra là quả chín già khô của cây bắc sơn tra hoặc nam sơn tra với Vị chua ngọt, tính hơi ôn; vào kinh tỳ, vị và can, có tác dụng hóa thực tiêu tích, hoạt huyết, tán ứ, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn. Các lương y thường dùng sơn tra trong các bài thuốc trị đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hoại huyết, dị ứng nổi ban, đau nhức khớp… Các thành phần có trong sơn tra bao gồm fructose, protein, lipid, vitamin C, B2, carotene; Ca, P, Fe, tannin, flavonoid…

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem thêm bài viết

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

--- Quảng Cáo ---

» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT

2020-09-17T12:38:36+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button