VIÊM HANG VỊ DẠ DÀY LÀ GÌ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ?

Viêm hang vị dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa xảy ra phổ biến ở những người trung niên và cao tuổi. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tổn thương ở niêm mạc dạ dày, tuy nhiên không phải là toàn bộ dạ dày mà chỉ gây ảnh hưởng đến một vùng dạ dày nhất định gọi là hang vị. Vị trí tổn thương có thể lây lan sang những vùng khác lân cận nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính.

1. Hang Vị Dạ Dày Nằm Ở Đâu?

Để hiểu rõ về bệnh viêm hang vị dạ dày, chúng ta nên hiểu sơ qua về vị trí của hang vị trong bộ máy tiêu hóa để phần nào dự đoán được bệnh khi có những biểu hiện khó chịu ở bụng.

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa nằm ở giữa thực quản và tá tràng, qua hình chụp X quang có thể thấy hình dạng móc câu hoặc chữ J. Dạ dày được chia thành các bộ phận nhỏ như: tâm vị, thân vị, đáy vị (phình vị), phần môn vị, môn vị. Trong đó phần môn vị có 2 phần là hang vị và ống môn vị. Tức là hang vị là vị trí nằm sát với tá tràng ngăn cách bởi môn vị. Bởi nằm ở phía gần cuối của dạ dày và nằm ngang nên hang vị là phần thường xuyên bị tồn đọng nhiều acid dịch vị nhất, chính yếu tố này là một trong những nguyên nhân gây phá hủy lớp hàng rào bảo vệ của niêm mạc hang vị dạ dày và gây viêm.

2. Nguyên Nhân Và Yếu Tố Nguy Cơ Gây Viêm Hang Vị Dạ Dày

  • Bị nhiễm vi khuẩn H.pylori
  • Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt NSAID, aspirin, các thuốc chống viêm corticoid
  • Các nhiễm trùng do vi khuẩn khác như H.heilmannii, Streptococci…, nhiễm virus như cytomegalovirus, nhiễm nấm như nấm Candida, hitoplasmosis và phycomycosis
  • Bị stress quá mức
  • Dị ứng, ngộ độc thực phẩm
  • Bị chấn thương hoặc tiếp xúc với bức xạ
  • Hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng các chất kích thích, ăn thức ăn cay nóng

3. Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Hang Vị Dạ Dày

  • Khó tiêu: đây là triệu chứng chính của viêm hang vị dạ dày. Vì hang vị dạ dày nằm ở phần cuối của dạ dày nên nó có nhiệm vụ tiêu hóa và giải phóng thức ăn trong dạ dày vào ruột non. Khi bị viêm hang vị, quá trình làm rỗng dạ dày này bị chậm lại do đó người bệnh có cảm giác khó tiêu. Đôi khi kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu ở vùng bụng trên.
  • Buồn nôn: đây là triệu chứng chung của các bệnh lý viêm phát triển trong niêm mạc dạ dày, kèm theo mất cảm giác ngon miệng. Triệu chứng có thể là buồn nôn hoặc nôn tùy tình trạng nặng nhẹ của tổn thương viêm.
  • Đầy hơi, ợ hơi: do quá trình làm rỗng dạ dày bị cản trở bởi tổn thương viêm, thức ăn có thể bị lên men trong thời gian dài gây ra tích tụ nhiều hơi trong dạ dày, dẫn đến ợ hơi.  
  • Đau tức vùng thượng vị (trên rốn gần xương ức): đa số đau âm ỉ. Lúc mới bị bệnh thường đau sau khi ăn, đau về đêm nhiều hơn ban ngày, xuất hiện sau khi ăn chua, cay, uống rượu bia, nước ngọt có ga. Khi tổn thương đã trở thành dạng loét thì đau cả lúc no lẫn lúc đói.
  • Suy nhược cơ thể: khi mắc bệnh lâu ngày, bệnh nhân mệt mỏi do hấp thu thiếu chất dinh dưỡng, việc hấp thu sắt qua ruột cũng bị giảm nên gây thiếu máu, người xanh xao, sút cân.
  • Thay đổi phân: phân có thể trở nên tối màu hoặc có màu hắc ín, tuy nhiên điều này thường chỉ xảy ra khi bị biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Khi có tình trạng này thì cần được cấp cứu ngay lập tức.

4. Thuốc Tây Y Điều Trị Viêm Hang Vị Dạ Dày

Hầu hết người bị bệnh viêm hang vị dạ dày khi mới mắc bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, đôi khi nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa nên người bệnh thường chủ quan. Khi phát hiện ra bệnh, tùy vào nguyên nhân gây bệnh thì bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể cho từng nguyên nhân:

  • Đối với nguyên nhân do nhiễm khuẩn (phần lớn do H.pylori): sử dụng các phác đồ chứa thuốc kháng sinh để diệt HP
  • Nguyên nhân do sử dụng các thuốc NSAID, aspirin, các thuốc corticoid: nên ngừng sử dụng hoặc giảm liều, hoặc chuyển sang các loại thuốc giảm đau khác không ảnh hưởng đến dạ dày tùy vào tình trạng bệnh.
  • Ngoài ra, khi đang có những triệu chứng khó chịu do tình trạng viêm hang vị dạ dày gây nên, thì việc sử dụng các thuốc hạn chế tiết acid dạ dày hoặc tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày là điều cần thiết để cải thiện triệu chứng của bệnh nhân:
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): ví dụ omeprazole, pantoprazole, lansoprazole, esomeprazole…Tất cả các thuốc này đều được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột, khi uống nên nhớ phải nuốt cả viên, không được nhai, bẻ nhỏ hoặc nghiền nát viên thuốc, uống trước bữa ăn 30 phút.
  • Thuốc kháng thụ thể histamin H2: cimetidine, ranitidine, famotidine…
  • Thuốc kháng acid: muối Nhôm và Magie (hydroxyd, carbonat) có tác dụng trung hòa acid dạ dày tiết ra nên làm giảm cảm giác đau, nóng rát và khó chịu ở dạ dày.
  • Thuốc bao niêm mạc dạ dày: bismuth, attapulgite, sucralfat…

Việc điều chỉnh lối sống để ngăn chặn các nguy cơ gia tăng bệnh viêm hang vị dạ dày cũng là điều vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh:

  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress lâu ngày.
  • Không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích, không uống rượu bia và đồ uống có cồn, có ga.
  • Tránh thức khuya, ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn.

5. Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày Bằng Đông Y

  • Lá khôi tía: chứa hoạt chất glycosid và tanin có tác dụng chữa viêm hang vị dạ dày rất hiệu quả, nên sử dụng nước sắc thay nước uống hàng ngày.
  • Nghệ: chứa hoạt chất curcumin đã được khoa học chứng minh có tác dụng chống viêm, làm lành sẹo loét tiêu hóa rất tốt, đặc biệt trong các bệnh viêm loét liên quan dạ dày, có thể kết hợp bột nghệ và mật ong để làm giảm triệu chứng viêm hang vị dạ dày rất tốt.
  • Lá mơ lông chữa viêm hang vị dạ dày: có khả năng làm giảm tiết acid dịch vị và làm lành vết loét nhanh chóng. Có thể dùng lá mơ lông trộn với trứng gà hấp hoặc rán lên để ăn hàng ngày.
  • Gừng tươi: kháng khuẩn chống viêm rất tốt, làm giảm kích thích niêm mạc dạ dày. Dùng nước gừng tươi mật ong hoặc có thể nhai gừng tươi ngay trước bữa ăn để hỗ trợ điều trị viêm hang vị dạ dày.
  • Trà hoa cúc chữa viêm hang vị dạ dày: hoa cúc có tác dụng giảm đau, kháng viêm, làm dịu thành ruột rất tốt. Sử dụng bằng cách hãm hoa cúc khô bằng nước nóng trong khoảng 10 phút sau đó cho thêm chút mật ong (có thể thêm táo đỏ).
Bác Sĩ Chuyên Khoa II / Nguyên Vụ Trưởng VỤ YHCT – Bộ Y Tế/ Thầy thuốc ưu tú, BS.LG / Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

Sending
User Review
4 (8 votes)

Viêm hang vị dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa xảy ra phổ biến ở những người trung niên và cao tuổi. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tổn thương ở niêm mạc dạ dày, tuy nhiên không phải là toàn bộ dạ dày mà chỉ gây ảnh hưởng đến một vùng dạ dày nhất định gọi là hang vị. Vị trí tổn thương có thể lây lan sang những vùng khác lân cận nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính.

1. Hang Vị Dạ Dày Nằm Ở Đâu?

Để hiểu rõ về bệnh viêm hang vị dạ dày, chúng ta nên hiểu sơ qua về vị trí của hang vị trong bộ máy tiêu hóa để phần nào dự đoán được bệnh khi có những biểu hiện khó chịu ở bụng.

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa nằm ở giữa thực quản và tá tràng, qua hình chụp X quang có thể thấy hình dạng móc câu hoặc chữ J. Dạ dày được chia thành các bộ phận nhỏ như: tâm vị, thân vị, đáy vị (phình vị), phần môn vị, môn vị. Trong đó phần môn vị có 2 phần là hang vị và ống môn vị. Tức là hang vị là vị trí nằm sát với tá tràng ngăn cách bởi môn vị. Bởi nằm ở phía gần cuối của dạ dày và nằm ngang nên hang vị là phần thường xuyên bị tồn đọng nhiều acid dịch vị nhất, chính yếu tố này là một trong những nguyên nhân gây phá hủy lớp hàng rào bảo vệ của niêm mạc hang vị dạ dày và gây viêm.

2. Nguyên Nhân Và Yếu Tố Nguy Cơ Gây Viêm Hang Vị Dạ Dày

  • Bị nhiễm vi khuẩn H.pylori
  • Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt NSAID, aspirin, các thuốc chống viêm corticoid
  • Các nhiễm trùng do vi khuẩn khác như H.heilmannii, Streptococci…, nhiễm virus như cytomegalovirus, nhiễm nấm như nấm Candida, hitoplasmosis và phycomycosis
  • Bị stress quá mức
  • Dị ứng, ngộ độc thực phẩm
  • Bị chấn thương hoặc tiếp xúc với bức xạ
  • Hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng các chất kích thích, ăn thức ăn cay nóng

3. Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Hang Vị Dạ Dày

  • Khó tiêu: đây là triệu chứng chính của viêm hang vị dạ dày. Vì hang vị dạ dày nằm ở phần cuối của dạ dày nên nó có nhiệm vụ tiêu hóa và giải phóng thức ăn trong dạ dày vào ruột non. Khi bị viêm hang vị, quá trình làm rỗng dạ dày này bị chậm lại do đó người bệnh có cảm giác khó tiêu. Đôi khi kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu ở vùng bụng trên.
  • Buồn nôn: đây là triệu chứng chung của các bệnh lý viêm phát triển trong niêm mạc dạ dày, kèm theo mất cảm giác ngon miệng. Triệu chứng có thể là buồn nôn hoặc nôn tùy tình trạng nặng nhẹ của tổn thương viêm.
  • Đầy hơi, ợ hơi: do quá trình làm rỗng dạ dày bị cản trở bởi tổn thương viêm, thức ăn có thể bị lên men trong thời gian dài gây ra tích tụ nhiều hơi trong dạ dày, dẫn đến ợ hơi.  
  • Đau tức vùng thượng vị (trên rốn gần xương ức): đa số đau âm ỉ. Lúc mới bị bệnh thường đau sau khi ăn, đau về đêm nhiều hơn ban ngày, xuất hiện sau khi ăn chua, cay, uống rượu bia, nước ngọt có ga. Khi tổn thương đã trở thành dạng loét thì đau cả lúc no lẫn lúc đói.
  • Suy nhược cơ thể: khi mắc bệnh lâu ngày, bệnh nhân mệt mỏi do hấp thu thiếu chất dinh dưỡng, việc hấp thu sắt qua ruột cũng bị giảm nên gây thiếu máu, người xanh xao, sút cân.
  • Thay đổi phân: phân có thể trở nên tối màu hoặc có màu hắc ín, tuy nhiên điều này thường chỉ xảy ra khi bị biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Khi có tình trạng này thì cần được cấp cứu ngay lập tức.

4. Thuốc Tây Y Điều Trị Viêm Hang Vị Dạ Dày

Hầu hết người bị bệnh viêm hang vị dạ dày khi mới mắc bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, đôi khi nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa nên người bệnh thường chủ quan. Khi phát hiện ra bệnh, tùy vào nguyên nhân gây bệnh thì bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể cho từng nguyên nhân:

  • Đối với nguyên nhân do nhiễm khuẩn (phần lớn do H.pylori): sử dụng các phác đồ chứa thuốc kháng sinh để diệt HP
  • Nguyên nhân do sử dụng các thuốc NSAID, aspirin, các thuốc corticoid: nên ngừng sử dụng hoặc giảm liều, hoặc chuyển sang các loại thuốc giảm đau khác không ảnh hưởng đến dạ dày tùy vào tình trạng bệnh.
  • Ngoài ra, khi đang có những triệu chứng khó chịu do tình trạng viêm hang vị dạ dày gây nên, thì việc sử dụng các thuốc hạn chế tiết acid dạ dày hoặc tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày là điều cần thiết để cải thiện triệu chứng của bệnh nhân:
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): ví dụ omeprazole, pantoprazole, lansoprazole, esomeprazole…Tất cả các thuốc này đều được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột, khi uống nên nhớ phải nuốt cả viên, không được nhai, bẻ nhỏ hoặc nghiền nát viên thuốc, uống trước bữa ăn 30 phút.
  • Thuốc kháng thụ thể histamin H2: cimetidine, ranitidine, famotidine…
  • Thuốc kháng acid: muối Nhôm và Magie (hydroxyd, carbonat) có tác dụng trung hòa acid dạ dày tiết ra nên làm giảm cảm giác đau, nóng rát và khó chịu ở dạ dày.
  • Thuốc bao niêm mạc dạ dày: bismuth, attapulgite, sucralfat…

Việc điều chỉnh lối sống để ngăn chặn các nguy cơ gia tăng bệnh viêm hang vị dạ dày cũng là điều vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh:

  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress lâu ngày.
  • Không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích, không uống rượu bia và đồ uống có cồn, có ga.
  • Tránh thức khuya, ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn.

5. Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày Bằng Đông Y

  • Lá khôi tía: chứa hoạt chất glycosid và tanin có tác dụng chữa viêm hang vị dạ dày rất hiệu quả, nên sử dụng nước sắc thay nước uống hàng ngày.
  • Nghệ: chứa hoạt chất curcumin đã được khoa học chứng minh có tác dụng chống viêm, làm lành sẹo loét tiêu hóa rất tốt, đặc biệt trong các bệnh viêm loét liên quan dạ dày, có thể kết hợp bột nghệ và mật ong để làm giảm triệu chứng viêm hang vị dạ dày rất tốt.
  • Lá mơ lông chữa viêm hang vị dạ dày: có khả năng làm giảm tiết acid dịch vị và làm lành vết loét nhanh chóng. Có thể dùng lá mơ lông trộn với trứng gà hấp hoặc rán lên để ăn hàng ngày.
  • Gừng tươi: kháng khuẩn chống viêm rất tốt, làm giảm kích thích niêm mạc dạ dày. Dùng nước gừng tươi mật ong hoặc có thể nhai gừng tươi ngay trước bữa ăn để hỗ trợ điều trị viêm hang vị dạ dày.
  • Trà hoa cúc chữa viêm hang vị dạ dày: hoa cúc có tác dụng giảm đau, kháng viêm, làm dịu thành ruột rất tốt. Sử dụng bằng cách hãm hoa cúc khô bằng nước nóng trong khoảng 10 phút sau đó cho thêm chút mật ong (có thể thêm táo đỏ).
Bác Sĩ Chuyên Khoa II / Nguyên Vụ Trưởng VỤ YHCT – Bộ Y Tế/ Thầy thuốc ưu tú, BS.LG / Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

Sending
User Review
4 (8 votes)

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy các kinh tâm tỳ vị, có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh tâm nhiệt, trị chứng tiêu hoá không tốt, viêm ruột, lỵ, đau bụng nôn mửa,… Hiện nay, hoàng liên được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về các thành phần, trong đó phải kể đến hoạt chất berberin, có tác dụng như kháng sinh, ức chế mạnh các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây lỵ Shigella dysenteriae và S. Flexneri. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh dược liệu này tiềm năng để điều trị các bệnh về sa sút trí tuệ, bệnh tiểu đường.

BẠCH TRUẬT

Bạch truật là loại thảo dược có thân rễ, vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai. Từ xưa, các vua chúa thường dùng bạch truật như vị thuốc “thần dược trường thọ” nhằm duy trì sức khỏe, tăng cường sinh đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá như ăn uống chậm tiêu, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài, thần sắc nhợt nhạt…

MỘC HƯƠNG

Mộc Hương là vị thuốc từ rễ của cây mộc hương, có vị cay đắng, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, vị, đại tràng, mật và tam tiêu và có tác dụng trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, tiêu chảy…. Đặc biệt, Mộc hương là vị thuốc chủ đạo trong bài thuốc cổ phương kinh điển “Hương sa lục quân tử” giúp trị viêm đại tràng cấp & mạn tính mà các lương y thường dùng. Ngoài ra, mộc hương có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả.

SƠN TRA

Sơn tra là quả chín già khô của cây bắc sơn tra hoặc nam sơn tra với Vị chua ngọt, tính hơi ôn; vào kinh tỳ, vị và can, có tác dụng hóa thực tiêu tích, hoạt huyết, tán ứ, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn. Các lương y thường dùng sơn tra trong các bài thuốc trị đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hoại huyết, dị ứng nổi ban, đau nhức khớp… Các thành phần có trong sơn tra bao gồm fructose, protein, lipid, vitamin C, B2, carotene; Ca, P, Fe, tannin, flavonoid...

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy các kinh tâm tỳ vị, có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh tâm nhiệt, trị chứng tiêu hoá không tốt, viêm ruột, lỵ, đau bụng nôn mửa,… Hiện nay, hoàng liên được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về các thành phần, trong đó phải kể đến hoạt chất berberin, có tác dụng như kháng sinh, ức chế mạnh các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây lỵ Shigella dysenteriae và S. Flexneri. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh dược liệu này tiềm năng để điều trị các bệnh về sa sút trí tuệ, bệnh tiểu đường.

 

BẠCH TRUẬT

Bạch truật là loại thảo dược có thân rễ, vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai. Từ xưa, các vua chúa thường dùng bạch truật như vị thuốc “thần dược trường thọ” nhằm duy trì sức khỏe, tăng cường sinh đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá như ăn uống chậm tiêu, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài, thần sắc nhợt nhạt…

MỘC HƯƠNG

Mộc Hương là vị thuốc từ rễ của cây mộc hương, có vị cay đắng, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, vị, đại tràng, mật và tam tiêu và có tác dụng trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, tiêu chảy…. Đặc biệt, Mộc hương là vị thuốc chủ đạo trong bài thuốc cổ phương kinh điển “Hương sa lục quân tử” giúp trị viêm đại tràng cấp & mạn tính mà các lương y thường dùng. Ngoài ra, mộc hương có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả.

SƠN TRA

Sơn tra là quả chín già khô của cây bắc sơn tra hoặc nam sơn tra với Vị chua ngọt, tính hơi ôn; vào kinh tỳ, vị và can, có tác dụng hóa thực tiêu tích, hoạt huyết, tán ứ, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn. Các lương y thường dùng sơn tra trong các bài thuốc trị đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hoại huyết, dị ứng nổi ban, đau nhức khớp… Các thành phần có trong sơn tra bao gồm fructose, protein, lipid, vitamin C, B2, carotene; Ca, P, Fe, tannin, flavonoid...

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






LẮNG NGHE TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Chuyên Gia Tư Vấn

BÁC SĨ TƯ VẤN SỨC KHỎE TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VIỆT NAM

Đông Y Chưa Trị Tê Buồn Chân Tay
Phòng Ngừa Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Bí Quyết Chữa Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
Đau Vai Gáy - Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách
Thuốc Nam Chữa Trị Thoái Hoá Cột Sống

Radio Sức Khỏe

— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÀI VIẾT HAY NÊN ĐỌC

2020-08-31T12:28:41+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button