MÃ TIỀN – HẠT MÃ TIỀN 

Mã tiền không được sử dụng khi chưa bào chế vì chúng rất độc, tính độc dược được xếp vào bảng A, thậm chí ngay cả khi ngâm rượu vẫn tuyệt đối không được uống mà được dùng để xoa bóp, giảm đau, điều trị phong tê thấp, nhọt độc sưng tấy, khí huyết ứ đọng, điều trị ghẻ lở, hay chó dại cắn…

Sơ lược

Tên khác: Củ chi, phiên mộc miết, mác sèn sứ (Tày).

Tên khoa học: Strychnos nux – vomica L.

Tên nước ngoài: Nux vomica tree, strychnine tree…

Họ: Mã tiền (Loganiaceae)

Tên mã tiền dùng để chỉ nhiều cây khác nhau thuộc chi strychnos cho những hạt giống như chiếc khuy áo lớn và có chứa những alcaloid có tác dụng mạnh chủ yếu là strychnin và brucin. Có cây là cây đứng, có cây dạng leo. Nhiều cây leo chưa được xác định tên chắc chắn, thường chỉ được xác định là Strychnos sp. Có khi cùng 1 loài nhưng nếu khai thác hạt người ta gọi là cây mã tiền, nhưng khi khai thác vỏ cây người ta gọi là cây hoàng nàn.  

Mô tả cây

– Cây to, thân đứng, cao 5-12m. Cành nhẵn, không có móc, đôi khi có gai ở kẽ lá, vỏ màu xám có lỗ bì. Lá mọc đối, hình trứng, gốc tù, đầu nhọn, dài 6-12cm, rộng 3.5-8.5cm, nhẵn và dai, mặt trên màu lục sẫm bóng, gân lá 3, nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá dài 5-10cm.

– Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùy dài 3-5cm, có 1-2 đôi lá có lông mịn. Hoa màu trắng hoặc vàng nhạt; lá đài 5, cánh hoa 5, hàn liền thành một ống dài 1-1.2cm. Nhị 5 đính ở phía trên ống tràng. Bầu hình trứng, nhẵn.

(C)Guy Ackermans 2005

– Quả hình cầu, đường kính 3-6cm, vỏ cứng nhẵn bóng, khi chín màu vàng cam hay vàng đỏ, chứa cơm quả màu trắng và 1-5 hạt hình tròn dẹt như chiếc khuy áo to, đường kính hạt 2-2.5cm, dày 4-5mm, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt óng ánh tỏa đều từ giữa ra, màu xám.

– Mùa hoa quả tháng 2- tháng 8.

Ngoài ra, trong chi strychnos còn có một số loài khác cũng mang tên mã tiền được dùng.

  1. Strychnos ignatii còn gọi là dây gió. Cây dạng dây leo thân gỗ, dài 5-20cm, dựa vào cây khác bằng móc đơn ở kẽ lá. Vỏ thân màu nâu hoặc xám nhạt. Cành tròn nhẵn, lá mọc đối hình trứng hoặc trái xoan, đầu có mũi nhọn, gốc tròn, 2 mặt lá nhẵn, có 3 gân tỏa ra từ gốc. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùy, hoa màu trắng hoặc vàng nhạt. Quả hình cầu đường kính 6-10cm, khi chín màu vàng nâu, có 4-10 hạt hình elip, dẹt, mặt lõm mặt lồi, có lông màu vàng xám.
  2. Strychnos vanprukii, gọi là dây vuông, mã tiền cành vuông. Cây dạng dây leo thân gỗ, dài 5-20m. Cành non có 4 cạnh, lá mọc đối hình elip hoặc hình mác gốc thuôn đầu nhọn, màu xanh bóng, có 3 gân. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùy, hoa màu vàng nhạt. Quả hình cầu nhỏ hơn 2 loại trên, đường kính 1.5-2cm, khi chín màu vàng cam, có 1-2 hạt, hơi dẹt, đường kính 1cm.

Cây dễ nhầm lẫn: Strychnos nux- blanda, dân dã gọi là mã tiền hạt trắng. Cây này giống cây Mã tiền dạng cây gỗ cao to. Chỉ khác là lá tròn và to hơn, đặc biệt là có hạt màu trắng. 

Trong khi thu mua dược liệu để xuất khẩu hoặc sử dụng, nhiều trường hợp thường lẫn lộn 2 loại này. Cần chú ý là mã tiền hạt trắng thì trong hạt không chứa hoạt chất tác dụng là strychnin, do đó không có tác dụng như hạt mã tiền chính thức.

Phân bố, sinh thái

Mã tiền phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Nam Á. 

Ở Việt Nam, mã tiền có nhiều nhất ở Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Kiên Giang, Gia Lai, Đắk Lắk. 

Mã Tiền thuộc loại cây nhiệt đới điển hình. Cây thích nghi ở vùng có nhiệt độ trung bình năm 24-26 độ C.

Bộ phận dùng

Hạt, thu hái từ quả chín, phơi hay sấy khô. Có thể dùng hạt là nguyên liệu chiết xuất strychnin. 

Y học cổ truyền chỉ dùng hạt mã tiền đã qua chế biến để làm thuốc. Có nhiều cách chế biến hạt mã tiền nhưng cần chế biến đúng kĩ thuật thì việc sử dụng hạt mã tiền mới an toàn. Bởi vậy, người dân không tự chế biến hay sử dụng hạt mã tiền khi chưa có sự hướng dẫn từ bác sỹ y học cổ truyền.

Thành phần hóa học – Hạt mã tiền và Hạt mã tiền chế

Hạt mã tiền chứa nhiều chất thuộc các nhóm:

  • Alcaloid: Strychnin (chiếm 50% trong tổng alcaloid), brucin, colubrin, vomicin, pseudostrychnin.
  • Dầu béo: 4-5%. Để lâu, cao mã tiền sẽ bị khét.
  • Glycosid: Loganin (loganosid)
  • Nhiều chất khác: Acid loganic, stigmasterin, cycloartenol. 

Qua chế biến, thành phần hóa học của mã tiền thay đổi. Sau khi sao chế, hàm lượng alcaloid mất đi, có thể chỉ còn 1 nửa, 1 phần chuyển thành N-oxyd tương ứng.

Sau khi chế biến, hàm lượng alcaloid độc là strychnin, brucin giảm đi và hàm lượng strychnin N-oxyd, isostrychnin, isobrucin tăng lên. Strychnin đã chuyển hóa thành strychnin N-oxyd, isostrychnin, brucin chuyển thành brucin N-oxyd, isobrucin. Các kết quả này đều đã có chứng minh bằng thực nghiệm.

Tác dụng dược lý

Tác dụng của mã tiền chủ yếu là do strychnin

  • Đối với thần kinh trung ương và ngoại vi: Có tác dụng kích thích với liều nhỏ, và co giật với liều cao.
  • Đối với tim và tuần hoàn: Có tác dụng tăng huyết áp, do các mạch máu ngoại vi bị co nhỏ.
  • Đối với dạ dày và bộ máy tiêu hóa: tăng bài tiết dịch vị, tăng tốc độ chuyển hóa của thức ăn sang ruột. Tuy nhiên nếu dùng kéo dài thì sẽ gây biến loạn tiêu hóa, biến loạn co bóp dạ dày.

Đọc thêm: Mã tiền chế vị thuốc nam dưới ánh sáng khoa học

Tính vị, công năng

Hạt má tiền có vị đắng, tính lạnh, rất độc, có tác dụng làm mạnh tỳ vị, mạnh gân cốt, thông kinh lạc, tán kết, tiêu thũng, chỉ thống, trừ phong thấp và tê bại.

Công dụng và liều dùng

Mã tiền được dùng cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền.

Y học hiện đại dùng mã tiền trong các bệnh suy nhược, viêm dây thần kinh do nghiện rượu, say rượu cấp, đái dầm, ngộ độc thuốc ngủ barbituric và làm thuốc bổ đắng kích thích tiêu hóa. Hiện nay, strychnin không có tầm quan trọng trong điều trị nhưng có ích trong việc nghiên cứu các tác dụng của thuốc chống co giật.

Trung YHCT mã tiền được dùng chữa tiêu hóa kém, phong thấp, nhức mỏi tay chân, tiêu khí huyết tích tụ trong bụng, đau dây thần kinh, bại liệt, liệt nửa người, chó dại cắn.

Liều trung bình của mã tiền cho người lớn là 0.05g/lần, 0.15g/24h. Liều tối đa người lớn là 0.1g/lần, 0.3g/24h. Trẻ con dưới 3 tuổi không dùng. Trẻ 3 tuổi trở lên: 0.005g cho mỗi tuổi. Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Không dùng quá liều quy định.

Độc tính

Mã tiền rất độc, khi bị ngộ độc, ngáp, nước dãi chảy nhiều, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu. Tứ chi cứng đờ, co giật nhẹ rồi đột nhiên có triệu chứng như uốn ván nặng với hiện tượng rút gân hàm, lồi mắt, đồng tử mở rộng, bắp thịt tứ chi và thân bị co, sự co bắp thịt ngực gây khó thở và ngạt. Sau 5 phút – 5 giờ chết vì ngạt. Bởi vậy việc dùng mã tiền cần rất thận trọng.

Kiêng kỵ: Bệnh nhân di tinh, mất ngủ không dùng.

Một số bài thuốc chứa mã tiền chế

 H tr điu trị các bnh xương khp: viêm khp, viêm khp dng thp, đau các khp, phong thp, khp biến dng

✔ Bài thuốc 1: Thuốc phong Bà Giằng (Thanh hóa), trị đau nhức tê thấp sưng khớp: Bột Mã tiền chế 50g, bột Hương phụ tử chế 13g, bột Mộc hương 8g, bột Địa liền lấy 6g, bột Thương truật khoảng 20g, bột Quế chi lấy 3g, tá dược vừa đủ cô thành 1000 viên. Uống 4 viên mỗi ngày, ngày chỉ uống tối đa 6 – 8 viên. Theo hướng dẫn uống khi nào thấy giật giật mới có kết quả. Một đợt uống 50 viên lại nghỉ. Thuốc phong Bà Giằng là bài thuốc nổi tiếng, đến ngày nay, các thành phần bên trong bài thuốc có thể được thay thế, gia giảm cho phù hợp và vẫn mang lại tác dụng tốt, được người bệnh tin dùng.

✔ Bài thuốc 2: Bài Mã kiệt tán (kinh nghiệm của Tôn Quan Lam): chế Mã tiền 30g (hương dâu sao cháy vàng), Huyết kiện 60g, tán bột mịn trộn đều chia thành 60 gói. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói (1,5g). tác giả dùng trị 16 ca đã dùng nhiều thuốc không khỏi, khi dùng thuốc này 1 – 2 liều khỏi (Tạp chí Sơn đông Trung y 1986,1:49).

✔ Bài thuốc 3: Viên Hy đan: Công thức cho một viên gồm Mã tiền chế 0,013g, Hy thiêm 0,03g, Ngũ gia bì (0,005g), cao Ngũ gia bì 0,035g, liều dùng tối đa 1 lần: 20 viên, một ngày 80 viên.

 H tr điu trị di chng bi lit ở tr em

✔ Bài thuốc 1: Viên Bại liệt trẻ em: Mã tiền tử (sao cát), Xuyên tỳ giải, Ngưu tất, Mộc qua, Ô xà nhục, tục đọan, ngô công , dâm dương hoắc (chích), đương quy , Nhục thung dung, Kim mao cẩu tích, Ô tặc cốt đều 30g, Thỏ ty tử, Cương tàm 60g, các loại thuốc tán bột mịn. Dâm dương hoắc sắc nước hòa bột trộn làm hoàn. Mỗi lần uống 0,3 – 1,0 (cơ thể yếu giảm liều), ngày 3 lần với nước sôi ấm.

✔ Bài thuốc 2: Đảng sâm, Bạch truật mỗi loại đều 60g, lấy Mã tiền chế, đương quy , Nhũ hương, Một dược, Xuyên sơn giáp mỗi loại đều 30g, Ngô công lấy 5 con, tán bột mịn hòa mật làm viên bằng hạt đỗ xanh, mỗi lần uống 2 – 4g, ngày 2 lần với rượu ấm. Trị chân tay yếu, cơ thể suy nhược.

 Điu trị nhược cơ, tê bi chân tay

Chế Mã tiền tán bột mịn làm viên bọc (mỗi viên 0,2g), mỗi lần 1 viên, ngày uống 3 lần sau khi ăn với nước ấm, cách 2 – 4 ngày tăng 1 viên cho đến 7 viên mỗi ngày, nếu chưa đủ và có hiện tượng giật cơ thì ngưng.

 Điu trị lit cơ hô hp

Mã tiền tử tán (gồm Mã tiền tử, Địa long), mỗi ngày 1,8 – 2,4g, chia 2 lần uống, trẻ em giảm liều. Chứng hư thêm Sinh mạch tán gia vị. Chứng thực dùng thêm Thừa khí thang, thông thường dùng Hoàng long thang gia vị, uống hoặc thụt hậu môn. (Tạp chí Trung y Sơn đông 1985,3:25).

 Điu trị lon dưỡng cơ tiến trin

La luyện Hoa dùng bài: Đảng sâm, Sơn dược đều 15g, Hoàng kỳ 20g, Thục địa, Đương qui, Thỏ ty tử, Câu kỷ-tử, Bạch truật, Bạch linh, Xích thược, Ngưu tất, Địa long đều 9g, Cam-thảo 30g, chế Mã tiền tử (ngâm trong nước 7 ngày, lấy ra thái mỏng phơi khô, ép dầu cho hết) 0,3g (hòa thuốc uống), mỗi ngày 1 thang, dung liên tục 20 thang.(Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,4:202).

 Điu trị lit mt

Dùng bột Mã tiền 1g, Long não bột 0,3g, Vaselin 4g cho lửa nhỏ trộn đều bôi vào miếng cao 7 x 7cm, dán vào vùng má đau trước dái tai, 4 ngày thay 1 lần, (Báo cáo của Trần An Huy, Tạp chí Trung Y Giang tô 1988,6:31).

Cha thiếu máu, mt mi, kém ăn, ăn không tiêu

Công thức cho một viên bổ ngũ hà: Mã tiền 0,01g, cao Ngũ gia bì 0,10g, Hà thủ ô 0,01g, sắt oxalat 0,03g, Mật của ong 0,01g. Liều người lớn: ngày uống 2-3 viên, mỗi lần 1 viên.

Mã tiền không được sử dụng khi chưa bào chế vì chúng rất độc, tính độc dược được xếp vào bảng A, thậm chí ngay cả khi ngâm rượu vẫn tuyệt đối không được uống mà được dùng để xoa bóp, giảm đau, điều trị phong tê thấp, nhọt độc sưng tấy, khí huyết ứ đọng, điều trị ghẻ lở, hay chó dại cắn…

Sơ lược

Tên khác: Củ chi, phiên mộc miết, mác sèn sứ (Tày).

Tên khoa học: Strychnos nux – vomica L.

Tên nước ngoài: Nux vomica tree, strychnine tree…

Họ: Mã tiền (Loganiaceae)

Tên mã tiền dùng để chỉ nhiều cây khác nhau thuộc chi strychnos cho những hạt giống như chiếc khuy áo lớn và có chứa những alcaloid có tác dụng mạnh chủ yếu là strychnin và brucin. Có cây là cây đứng, có cây dạng leo. Nhiều cây leo chưa được xác định tên chắc chắn, thường chỉ được xác định là Strychnos sp. Có khi cùng 1 loài nhưng nếu khai thác hạt người ta gọi là cây mã tiền, nhưng khi khai thác vỏ cây người ta gọi là cây hoàng nàn.  

Mô tả cây

– Cây to, thân đứng, cao 5-12m. Cành nhẵn, không có móc, đôi khi có gai ở kẽ lá, vỏ màu xám có lỗ bì. Lá mọc đối, hình trứng, gốc tù, đầu nhọn, dài 6-12cm, rộng 3.5-8.5cm, nhẵn và dai, mặt trên màu lục sẫm bóng, gân lá 3, nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá dài 5-10cm.

– Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùy dài 3-5cm, có 1-2 đôi lá có lông mịn. Hoa màu trắng hoặc vàng nhạt; lá đài 5, cánh hoa 5, hàn liền thành một ống dài 1-1.2cm. Nhị 5 đính ở phía trên ống tràng. Bầu hình trứng, nhẵn.

(C)Guy Ackermans 2005

– Quả hình cầu, đường kính 3-6cm, vỏ cứng nhẵn bóng, khi chín màu vàng cam hay vàng đỏ, chứa cơm quả màu trắng và 1-5 hạt hình tròn dẹt như chiếc khuy áo to, đường kính hạt 2-2.5cm, dày 4-5mm, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt óng ánh tỏa đều từ giữa ra, màu xám.

– Mùa hoa quả tháng 2- tháng 8.

Ngoài ra, trong chi strychnos còn có một số loài khác cũng mang tên mã tiền được dùng.

  1. Strychnos ignatii còn gọi là dây gió. Cây dạng dây leo thân gỗ, dài 5-20cm, dựa vào cây khác bằng móc đơn ở kẽ lá. Vỏ thân màu nâu hoặc xám nhạt. Cành tròn nhẵn, lá mọc đối hình trứng hoặc trái xoan, đầu có mũi nhọn, gốc tròn, 2 mặt lá nhẵn, có 3 gân tỏa ra từ gốc. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùy, hoa màu trắng hoặc vàng nhạt. Quả hình cầu đường kính 6-10cm, khi chín màu vàng nâu, có 4-10 hạt hình elip, dẹt, mặt lõm mặt lồi, có lông màu vàng xám.
  2. Strychnos vanprukii, gọi là dây vuông, mã tiền cành vuông. Cây dạng dây leo thân gỗ, dài 5-20m. Cành non có 4 cạnh, lá mọc đối hình elip hoặc hình mác gốc thuôn đầu nhọn, màu xanh bóng, có 3 gân. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùy, hoa màu vàng nhạt. Quả hình cầu nhỏ hơn 2 loại trên, đường kính 1.5-2cm, khi chín màu vàng cam, có 1-2 hạt, hơi dẹt, đường kính 1cm.

Cây dễ nhầm lẫn: Strychnos nux- blanda, dân dã gọi là mã tiền hạt trắng. Cây này giống cây Mã tiền dạng cây gỗ cao to. Chỉ khác là lá tròn và to hơn, đặc biệt là có hạt màu trắng. 

Trong khi thu mua dược liệu để xuất khẩu hoặc sử dụng, nhiều trường hợp thường lẫn lộn 2 loại này. Cần chú ý là mã tiền hạt trắng thì trong hạt không chứa hoạt chất tác dụng là strychnin, do đó không có tác dụng như hạt mã tiền chính thức.

Phân bố, sinh thái

Mã tiền phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Nam Á. 

Ở Việt Nam, mã tiền có nhiều nhất ở Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Kiên Giang, Gia Lai, Đắk Lắk. 

Mã Tiền thuộc loại cây nhiệt đới điển hình. Cây thích nghi ở vùng có nhiệt độ trung bình năm 24-26 độ C.

Bộ phận dùng

Hạt, thu hái từ quả chín, phơi hay sấy khô. Có thể dùng hạt là nguyên liệu chiết xuất strychnin. 

Y học cổ truyền chỉ dùng hạt mã tiền đã qua chế biến để làm thuốc. Có nhiều cách chế biến hạt mã tiền nhưng cần chế biến đúng kĩ thuật thì việc sử dụng hạt mã tiền mới an toàn. Bởi vậy, người dân không tự chế biến hay sử dụng hạt mã tiền khi chưa có sự hướng dẫn từ bác sỹ y học cổ truyền.

Thành phần hóa học – Hạt mã tiền và Hạt mã tiền chế

Hạt mã tiền chứa nhiều chất thuộc các nhóm:

  • Alcaloid: Strychnin (chiếm 50% trong tổng alcaloid), brucin, colubrin, vomicin, pseudostrychnin.
  • Dầu béo: 4-5%. Để lâu, cao mã tiền sẽ bị khét.
  • Glycosid: Loganin (loganosid)
  • Nhiều chất khác: Acid loganic, stigmasterin, cycloartenol. 

Qua chế biến, thành phần hóa học của mã tiền thay đổi. Sau khi sao chế, hàm lượng alcaloid mất đi, có thể chỉ còn 1 nửa, 1 phần chuyển thành N-oxyd tương ứng.

Sau khi chế biến, hàm lượng alcaloid độc là strychnin, brucin giảm đi và hàm lượng strychnin N-oxyd, isostrychnin, isobrucin tăng lên. Strychnin đã chuyển hóa thành strychnin N-oxyd, isostrychnin, brucin chuyển thành brucin N-oxyd, isobrucin. Các kết quả này đều đã có chứng minh bằng thực nghiệm.

Tác dụng dược lý

Tác dụng của mã tiền chủ yếu là do strychnin

  • Đối với thần kinh trung ương và ngoại vi: Có tác dụng kích thích với liều nhỏ, và co giật với liều cao.
  • Đối với tim và tuần hoàn: Có tác dụng tăng huyết áp, do các mạch máu ngoại vi bị co nhỏ.
  • Đối với dạ dày và bộ máy tiêu hóa: tăng bài tiết dịch vị, tăng tốc độ chuyển hóa của thức ăn sang ruột. Tuy nhiên nếu dùng kéo dài thì sẽ gây biến loạn tiêu hóa, biến loạn co bóp dạ dày.

Đọc thêm: Mã tiền chế vị thuốc nam dưới ánh sáng khoa học

Tính vị, công năng

Hạt má tiền có vị đắng, tính lạnh, rất độc, có tác dụng làm mạnh tỳ vị, mạnh gân cốt, thông kinh lạc, tán kết, tiêu thũng, chỉ thống, trừ phong thấp và tê bại.

Công dụng và liều dùng

Mã tiền được dùng cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền.

Y học hiện đại dùng mã tiền trong các bệnh suy nhược, viêm dây thần kinh do nghiện rượu, say rượu cấp, đái dầm, ngộ độc thuốc ngủ barbituric và làm thuốc bổ đắng kích thích tiêu hóa. Hiện nay, strychnin không có tầm quan trọng trong điều trị nhưng có ích trong việc nghiên cứu các tác dụng của thuốc chống co giật.

Trung YHCT mã tiền được dùng chữa tiêu hóa kém, phong thấp, nhức mỏi tay chân, tiêu khí huyết tích tụ trong bụng, đau dây thần kinh, bại liệt, liệt nửa người, chó dại cắn.

Liều trung bình của mã tiền cho người lớn là 0.05g/lần, 0.15g/24h. Liều tối đa người lớn là 0.1g/lần, 0.3g/24h. Trẻ con dưới 3 tuổi không dùng. Trẻ 3 tuổi trở lên: 0.005g cho mỗi tuổi. Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Không dùng quá liều quy định.

Độc tính

Mã tiền rất độc, khi bị ngộ độc, ngáp, nước dãi chảy nhiều, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu. Tứ chi cứng đờ, co giật nhẹ rồi đột nhiên có triệu chứng như uốn ván nặng với hiện tượng rút gân hàm, lồi mắt, đồng tử mở rộng, bắp thịt tứ chi và thân bị co, sự co bắp thịt ngực gây khó thở và ngạt. Sau 5 phút – 5 giờ chết vì ngạt. Bởi vậy việc dùng mã tiền cần rất thận trọng.

Kiêng kỵ: Bệnh nhân di tinh, mất ngủ không dùng.

Một số bài thuốc chứa mã tiền chế

 H tr điu trị các bnh xương khp: viêm khp, viêm khp dng thp, đau các khp, phong thp, khp biến dng

✔ Bài thuốc 1: Thuốc phong Bà Giằng (Thanh hóa), trị đau nhức tê thấp sưng khớp: Bột Mã tiền chế 50g, bột Hương phụ tử chế 13g, bột Mộc hương 8g, bột Địa liền lấy 6g, bột Thương truật khoảng 20g, bột Quế chi lấy 3g, tá dược vừa đủ cô thành 1000 viên. Uống 4 viên mỗi ngày, ngày chỉ uống tối đa 6 – 8 viên. Theo hướng dẫn uống khi nào thấy giật giật mới có kết quả. Một đợt uống 50 viên lại nghỉ. Thuốc phong Bà Giằng là bài thuốc nổi tiếng, đến ngày nay, các thành phần bên trong bài thuốc có thể được thay thế, gia giảm cho phù hợp và vẫn mang lại tác dụng tốt, được người bệnh tin dùng.

✔ Bài thuốc 2: Bài Mã kiệt tán (kinh nghiệm của Tôn Quan Lam): chế Mã tiền 30g (hương dâu sao cháy vàng), Huyết kiện 60g, tán bột mịn trộn đều chia thành 60 gói. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói (1,5g). tác giả dùng trị 16 ca đã dùng nhiều thuốc không khỏi, khi dùng thuốc này 1 – 2 liều khỏi (Tạp chí Sơn đông Trung y 1986,1:49).

✔ Bài thuốc 3: Viên Hy đan: Công thức cho một viên gồm Mã tiền chế 0,013g, Hy thiêm 0,03g, Ngũ gia bì (0,005g), cao Ngũ gia bì 0,035g, liều dùng tối đa 1 lần: 20 viên, một ngày 80 viên.

 H tr điu trị di chng bi lit ở tr em

✔ Bài thuốc 1: Viên Bại liệt trẻ em: Mã tiền tử (sao cát), Xuyên tỳ giải, Ngưu tất, Mộc qua, Ô xà nhục, tục đọan, ngô công , dâm dương hoắc (chích), đương quy , Nhục thung dung, Kim mao cẩu tích, Ô tặc cốt đều 30g, Thỏ ty tử, Cương tàm 60g, các loại thuốc tán bột mịn. Dâm dương hoắc sắc nước hòa bột trộn làm hoàn. Mỗi lần uống 0,3 – 1,0 (cơ thể yếu giảm liều), ngày 3 lần với nước sôi ấm.

✔ Bài thuốc 2: Đảng sâm, Bạch truật mỗi loại đều 60g, lấy Mã tiền chế, đương quy , Nhũ hương, Một dược, Xuyên sơn giáp mỗi loại đều 30g, Ngô công lấy 5 con, tán bột mịn hòa mật làm viên bằng hạt đỗ xanh, mỗi lần uống 2 – 4g, ngày 2 lần với rượu ấm. Trị chân tay yếu, cơ thể suy nhược.

 Điu trị nhược cơ, tê bi chân tay

Chế Mã tiền tán bột mịn làm viên bọc (mỗi viên 0,2g), mỗi lần 1 viên, ngày uống 3 lần sau khi ăn với nước ấm, cách 2 – 4 ngày tăng 1 viên cho đến 7 viên mỗi ngày, nếu chưa đủ và có hiện tượng giật cơ thì ngưng.

 Điu trị lit cơ hô hp

Mã tiền tử tán (gồm Mã tiền tử, Địa long), mỗi ngày 1,8 – 2,4g, chia 2 lần uống, trẻ em giảm liều. Chứng hư thêm Sinh mạch tán gia vị. Chứng thực dùng thêm Thừa khí thang, thông thường dùng Hoàng long thang gia vị, uống hoặc thụt hậu môn. (Tạp chí Trung y Sơn đông 1985,3:25).

 Điu trị lon dưỡng cơ tiến trin

La luyện Hoa dùng bài: Đảng sâm, Sơn dược đều 15g, Hoàng kỳ 20g, Thục địa, Đương qui, Thỏ ty tử, Câu kỷ-tử, Bạch truật, Bạch linh, Xích thược, Ngưu tất, Địa long đều 9g, Cam-thảo 30g, chế Mã tiền tử (ngâm trong nước 7 ngày, lấy ra thái mỏng phơi khô, ép dầu cho hết) 0,3g (hòa thuốc uống), mỗi ngày 1 thang, dung liên tục 20 thang.(Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,4:202).

 Điu trị lit mt

Dùng bột Mã tiền 1g, Long não bột 0,3g, Vaselin 4g cho lửa nhỏ trộn đều bôi vào miếng cao 7 x 7cm, dán vào vùng má đau trước dái tai, 4 ngày thay 1 lần, (Báo cáo của Trần An Huy, Tạp chí Trung Y Giang tô 1988,6:31).

 Cha thiếu máu, mt mi, kéăn, ăn không tiêu

Công thức cho một viên bổ ngũ hà: Mã tiền 0,01g, cao Ngũ gia bì 0,10g, Hà thủ ô 0,01g, sắt oxalat 0,03g, Mật của ong 0,01g. Liều người lớn: ngày uống 2-3 viên, mỗi lần 1 viên.

CÂY THUỐC PHỔ BIẾN & ĐIỀU TRỊ CÙNG MÃ TIỀN

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

CÂY THUỐC PHỔ BIẾN & ĐIỀU TRỊ CÙNG MÃ TIỀN

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỌC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






LẮNG NGHE TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Chuyên Gia Tư Vấn

BÁC SĨ TƯ VẤN SỨC KHỎE TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VIỆT NAM

Đông Y Chưa Trị Tê Buồn Chân Tay
Phòng Ngừa Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Bí Quyết Chữa Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
Đau Vai Gáy - Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách
Thuốc Nam Chữa Trị Thoái Hoá Cột Sống

Radio Sức Khỏe

— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

2019-11-22T04:21:35+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button