Mang thai là giai đoạn hạnh phúc của người phụ nữ, tuy nhiên trong giai đoạn này lại xuất hiện nhiều vấn đề gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, trong đó có vấn đề về chân, đặc biệt là bàn chân. Vì vậy, làm thế nào bạn có thể giải quyết chúng một cách đơn giản và hiệu quả?
Những Tác Nhân Trong Thời Kỳ Mang Thai Ảnh Hưởng Đến Chân
1) Tăng cân: đây là vấn đề quan trọng và không thể tránh khỏi trong thời kỳ mang thai. Tăng cân gây ra các ảnh hưởng cơ học trên đôi chân nhỏ bé tội nghiệp của chúng ta. Sự tăng cân này cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
2) Các vấn đề về tĩnh mạch: ở phụ nữ có thai thường thấy hiện tượng sưng chân, giãn tĩnh mạch và cảm giác nặng chân.
3) Dây chằng vốn chịu trách nhiệm nối và duy trì hoạt động giữa các khớp xương. Sự tăng hoạt động của dây chằng ở phụ nữ có thai dẫn đến tình trạng quá tải của bàn chân.
4) Sự thay đổi trung tâm trọng lực: Khi thai lớn lên thì người phụ nữ có xu hướng dồn trọng tâm về phía trước gây ra sự quá tải của phần trước của bàn chân.
Như vậy, khi bạn mang thai, sự kết hợp giữa tăng cân và tăng tiết nội tiết tố góp phần gây tăng tình trạng giãn dây chằng, là nguyên nhân gây ra tình trạng chân chảy xệ và bàn chân bị bè, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tổn thương do cọ xát khi đi giày.
Khi thai nhi phát triển, với sự tăng thể tích và vòng bụng của bạn, trọng tâm sẽ tăng nhẹ, và di chuyển từ vùng thắt lưng ra phía trước cơ thể.Sau đó, đến cuối thai kỳ, khi đứng tại chỗ hoặc di chuyển bạn sẽ có xu hướng mở rộng hai chân để cải thiện sự ổn định và thăng bằng.
Tư thế này và tình trạng chân bị bè gây ra sự căng thẳng quá mức trên các cấu trúc cơ xương và dây chằng của bàn chân, đó là nguyên nhân gây ra tình trạng đau chân và các vấn đề cơ học khác như bị dị tật ngón chân cái, móng chân mọc ngược, bệnh về gân và nhiều bệnh khác nữa.
Nếu bạn bị phù thì nó sẽ khiến bạn tăng gấp đôi thể tích bàn chân, bị sưng chân, có cảm giác chân nặng nề, chuột rút và giãn tĩnh mạch.
Giải Pháp Cải Thiện Các Vấn Đề Về Chân Trong Thai Kỳ
Một vài lời khuyên giúp bạn cải thiện tình trạng:
– Mang giày thoải mái và điều chỉnh theo kích thước bàn chân. Hãy thử giày gót chân nhỏ để bàn chân của bạn không bị trượt quá nhiều, nhưng không nên đi giày chật chân.
– Thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng nếu điều kiện của bạn cho phép. Đi bộ một chút mỗi ngày giúp cơ bắp hoạt động vừa phải và thúc đẩy lưu thông tĩnh mạch tốt. Có thể đến hồ bơi để giải tỏa mọi căng thẳng không chỉ ở chân mà cả toàn bộ cơ thể
– Tham khảo ý kiến bác sĩ chỉnh hình. Bác sĩ sẽ tư vấn, thực hiện kiểm tra lâm sàng, tìm kiếm các rối loạn và đưa ra biện pháp hỗ trợ phù hợp.
– Mang dụng cụ chỉnh hình để nâng đỡ bàn chân, giúp bạn thoải mái và giảm đau.
– Mang vớ giãn tĩnh mạch chân
– Để chân thư giãn một chút mỗi ngày
– Thỉnh thoảng hãy tắm chân và massage chân
– Tham khảo ý kiến bác sĩ chỉnh hình để cập nhật về tình trạng của bàn chân của bạn và đảm bảo các nguyên tắc chăm sóc chân tối thiểu để ngăn chặn bất kỳ các tổn hại hay các vấn đề về chân trong thời kỳ mang thai có thể xảy ra như nấm, móng chân mọc ngược.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết