BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở TRẺ EM

Bệnh tiểu đường ở trẻ em có xu hướng gia tăng trên cả thế giới, trong đó tỷ lệ mắc đái tháo đường tuýp 1 có xu hướng gia tăng tại các nước có thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam. Ngoài ra, tiểu đường tuýp 2 trước đây vốn được chẩn đoán ở người lớn thì nay có xu hướng trẻ hóa, các đối tượng trẻ em mắc thể này thường liên quan đến hội chứng thừa cân béo phì.

Thừa cân béo phì là nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em

Các số liệu về bệnh tiểu đường ở trẻ em

Theo báo cáo của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, năm 2017 tại Mỹ có 208.000 trẻ em dưới 20 tuổi được chẩn đoán mắc đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. Hàng năm ước tính tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 1 tăng 1,8% và tỉ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 tăng 4,8%.

Ở Việt Nam, trong vòng 5 năm trở lại đây, mỗi năm bệnh viện Nhi Trung ương có khoảng 40 – 50 bệnh nhân mới mắc đái tháo đường tuýp 1 được chẩn đoán, trong khi trước đây chỉ có 5-20 bệnh nhân/năm. Theo nghiên cứu của Hiệp hội đái tháo đường thế giới, tỷ lệ mắc tiểu đường ở Việt Nam đang trẻ hơn mức trung bình trên thế giới và tăng gấp đôi trong 10 năm qua.

Các tuýp tiểu đường thường gặp ở trẻ em

Tiểu đường tuýp 1: trước đây được biết đến với tên gọi là tiểu đường vị thành niên. Bệnh thường xuất hiện ở thời thơ ấu (4-7 tuổi) hoặc giai đoạn thanh thiếu niên (10 – 14 tuổi). Hiện nay, tuy có nhiều người lớn cũng mắc tiểu đường tuýp 1 nhưng tỉ lệ mắc ở trẻ em vẫn cao hơn.

Tiểu đường tuýp 2: trước đây tỉ lệ trẻ em mắc tiểu đường tuýp 2 rất thấp vì nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến yếu tố lối sống và tuổi tác. Tuy nhiên hiện nay tỉ lệ mắc đái tháo đường tuýp 2 có xu hướng trẻ hóa, những trường hợp mắc tuýp tiểu đường này dưới 20 tuổi thường là trẻ bị thừa cân béo phì và phụ huynh không lường trước được nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.

Triệu chứng đái tháo đường ở trẻ em

Tiểu đường tuýp 1:

Trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như sau:

        Khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều

        Đói, ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân không rõ nguyên nhân (sụt cân là triệu chứng phổ biến trước khi chẩn đoán bệnh)

        Mệt mỏi, cáu gắt

        Hơi thở mùi trái cây

        Nhìn mờ

Tiểu đường tuýp 2:

Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

        Đi tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm

        Khát nước tăng dần

        Mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân

        Ngứa bộ phận sinh dục, có thể có nhiễm nấm

        Vết thương lâu lành

        Mờ mắt

        Một số dấu hiệu khác: buồng trứng đa nang, các mảng da sẫm màu

Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 thường phát triển nhanh trong vòng vài tuần trong khi các triệu chứng của tiểu đường tuýp 2 thường phát triển chậm hơn, có thể mất đến vài tháng hoặc vài năm.

Biến chứng của đái tháo đường ở trẻ em

Biến chứng tiểu đường tuýp 1

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh tiểu đường tuýp 1 là nhiễm toan đái tháo đường (DKA). DKA là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 1.

Khi nồng độ insulin rất thấp, cơ thể không thể sử dụng glucose và phải phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Quá trình này dẫn đến việc sản xuất các hóa chất gọi là ceton. Sự tích tụ của các hóa chất này gây ra tình trạng nhiễm toan ceton.

Chẩn đoán sớm và kiểm soát bệnh tiểu đường có thể ngăn ngừa DKA, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Một nghiên cứu ở trẻ em từ 8 tháng đến 16 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cho thấy, đến khi trẻ dưới 2 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh, 80% trong số chúng đã bị biến chứng nhiễm toan ceton.

Trong kết quả nghiên cứu khác được công bố vào năm 2008 cho thấy trong số 335 trẻ em dưới 17 tuổi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 mới, chẩn đoán ban đầu không chính xác trong hơn 16% trường hợp.

Trước khi được chẩn đoán đái tháo đường tuýp 1, các bé được các chẩn đoán sau:

  • Nhiễm trùng hô hấp: 46,3%
  • Nhiễm nấm candida: 16,6%
  • Viêm dạ dày ruột: 16,6%
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: 11,1%
  • Viêm miệng: 11,1%
  • Viêm ruột thừa: 3,7%

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng DKA phổ biến hơn ở những trẻ chẩn đoán ban đầu không chính xác.

Biến chứng tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 không kiểm soát dường như tiến triển nhanh hơn ở người trẻ tuổi so với người trưởng thành.

Những người trẻ tuổi mắc đái tháo đường cũng có nguy cơ biến chứng cao hơn, chẳng hạn như bệnh thận và mắt, sớm hơn so với trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 1.

Ngoài ra còn có nguy cơ cao huyết áp và mức cholesterol cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu.

Bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em hầu như luôn xảy ra với trẻ mắc bệnh béo phì, do đó việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường tuýp 2 và kiểm soát thừa cân ở trẻ em là rất quan trọng.

Chẩn đoán đái tháo đường ở trẻ em

Các xét nghiệm đái tháo đường ở trẻ bao gồm xét nghiệm đường máu (lấy máu bình thường hoặc lấy máu ngón tay để test nhanh), xét nghiệm nước tiểu theo dõi chỉ số đường.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyên bạn nên cho trẻ em làm xét nghiệm đường huyết nếu trên 10 tuổi có thể chưa có triệu chứng bệnh tiểu đường nhưng bị thừa cân  và có hai trong số các yếu tố nguy cơ sau:

  • Tiền sử gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Chủng tộc có nguy cơ cao (Người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Phi, người Latinh, người Mỹ gốc Á hoặc người đảo Thái Bình Dương)
  • Nếu người mẹ bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ trong khi mang thai đứa trẻ.

Điều trị đái tháo đường ở trẻ em

Tiểu đường tuýp 1:

        Sử dụng Insulin suốt đời và theo dõi đường máu thường xuyên

        Thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục để giữ đường máu trong mức mục tiêu.

Tiểu đường tuýp 2:

        Thay đổi lối sống: điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm cân (nếu bị thừa cân béo phì), tăng cường vận động.

        Dùng thuốc tiểu đường đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ

        Dùng Insulin trong trường hợp cần thiết

Phòng ngừa đái tháo đường ở trẻ em

Duy trì cân nặng khỏe mạnh: trẻ thừa cân có nhiều khả năng kháng insulin, do đó dễ mắc tiểu đường tuýp 1

 Duy trì hoạt động: Hoạt động thể chất làm giảm đề kháng insulin và giúp kiểm soát huyết áp.

   Hạn chế thực phẩm và đồ uống có đường, đồ chế biến sẵn.

Bệnh tiểu đường ở trẻ em thường khó nhận biết, một phần vì các bậc cha mẹ chưa có nhiều hiểu biết về tình trạng bệnh lý này nên thường không dự đoán khả năng mắc bệnh này ở trẻ. Việc chẩn đoán tiểu đường ở trẻ em cũng thường nhầm lẫn với các bệnh lý khác phổ biến hơn nên thường khi trẻ được chẩn đoán bệnh đã xuất hiện các biến chứng nặng hơn. Do đó bố mẹ cần nhận biết các yếu tố nguy cơ và cho trẻ đi làm các xét nghiệm, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh cho trẻ để giúp kiểm soát sự gia tăng tỷ lệ mắc đái tháo đường ở trẻ.

Bệnh tiểu đường ở trẻ em có xu hướng gia tăng trên cả thế giới, trong đó tỷ lệ mắc đái tháo đường tuýp 1 có xu hướng gia tăng tại các nước có thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam. Ngoài ra, tiểu đường tuýp 2 trước đây vốn được chẩn đoán ở người lớn thì nay có xu hướng trẻ hóa, các đối tượng trẻ em mắc thể này thường liên quan đến hội chứng thừa cân béo phì.

Thừa cân béo phì là nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em

Các số liệu về bệnh tiểu đường ở trẻ em

Theo báo cáo của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, năm 2017 tại Mỹ có 208.000 trẻ em dưới 20 tuổi được chẩn đoán mắc đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. Hàng năm ước tính tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 1 tăng 1,8% và tỉ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 tăng 4,8%.

Ở Việt Nam, trong vòng 5 năm trở lại đây, mỗi năm bệnh viện Nhi Trung ương có khoảng 40 – 50 bệnh nhân mới mắc đái tháo đường tuýp 1 được chẩn đoán, trong khi trước đây chỉ có 5-20 bệnh nhân/năm. Theo nghiên cứu của Hiệp hội đái tháo đường thế giới, tỷ lệ mắc tiểu đường ở Việt Nam đang trẻ hơn mức trung bình trên thế giới và tăng gấp đôi trong 10 năm qua.

Các tuýp tiểu đường thường gặp ở trẻ em

Tiểu đường tuýp 1: trước đây được biết đến với tên gọi là tiểu đường vị thành niên. Bệnh thường xuất hiện ở thời thơ ấu (4-7 tuổi) hoặc giai đoạn thanh thiếu niên (10 – 14 tuổi). Hiện nay, tuy có nhiều người lớn cũng mắc tiểu đường tuýp 1 nhưng tỉ lệ mắc ở trẻ em vẫn cao hơn.

Tiểu đường tuýp 2: trước đây tỉ lệ trẻ em mắc tiểu đường tuýp 2 rất thấp vì nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến yếu tố lối sống và tuổi tác. Tuy nhiên hiện nay tỉ lệ mắc đái tháo đường tuýp 2 có xu hướng trẻ hóa, những trường hợp mắc tuýp tiểu đường này dưới 20 tuổi thường là trẻ bị thừa cân béo phì và phụ huynh không lường trước được nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.

Triệu chứng đái tháo đường ở trẻ em

Tiểu đường tuýp 1:

Trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như sau:

        Khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều

        Đói, ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân không rõ nguyên nhân (sụt cân là triệu chứng phổ biến trước khi chẩn đoán bệnh)

        Mệt mỏi, cáu gắt

        Hơi thở mùi trái cây

        Nhìn mờ

Tiểu đường tuýp 2:

Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

        Đi tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm

        Khát nước tăng dần

        Mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân

        Ngứa bộ phận sinh dục, có thể có nhiễm nấm

        Vết thương lâu lành

        Mờ mắt

        Một số dấu hiệu khác: buồng trứng đa nang, các mảng da sẫm màu

Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 thường phát triển nhanh trong vòng vài tuần trong khi các triệu chứng của tiểu đường tuýp 2 thường phát triển chậm hơn, có thể mất đến vài tháng hoặc vài năm.

Biến chứng của đái tháo đường ở trẻ em

Biến chứng tiểu đường tuýp 1

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh tiểu đường tuýp 1 là nhiễm toan đái tháo đường (DKA). DKA là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 1.

Khi nồng độ insulin rất thấp, cơ thể không thể sử dụng glucose và phải phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Quá trình này dẫn đến việc sản xuất các hóa chất gọi là ceton. Sự tích tụ của các hóa chất này gây ra tình trạng nhiễm toan ceton.

Chẩn đoán sớm và kiểm soát bệnh tiểu đường có thể ngăn ngừa DKA, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Một nghiên cứu ở trẻ em từ 8 tháng đến 16 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cho thấy, đến khi trẻ dưới 2 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh, 80% trong số chúng đã bị biến chứng nhiễm toan ceton.

Trong kết quả nghiên cứu khác được công bố vào năm 2008 cho thấy trong số 335 trẻ em dưới 17 tuổi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 mới, chẩn đoán ban đầu không chính xác trong hơn 16% trường hợp.

Trước khi được chẩn đoán đái tháo đường tuýp 1, các bé được các chẩn đoán sau:

  • Nhiễm trùng hô hấp: 46,3%
  • Nhiễm nấm candida: 16,6%
  • Viêm dạ dày ruột: 16,6%
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: 11,1%
  • Viêm miệng: 11,1%
  • Viêm ruột thừa: 3,7%

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng DKA phổ biến hơn ở những trẻ chẩn đoán ban đầu không chính xác.

Biến chứng tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 không kiểm soát dường như tiến triển nhanh hơn ở người trẻ tuổi so với người trưởng thành.

Những người trẻ tuổi mắc đái tháo đường cũng có nguy cơ biến chứng cao hơn, chẳng hạn như bệnh thận và mắt, sớm hơn so với trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 1.

Ngoài ra còn có nguy cơ cao huyết áp và mức cholesterol cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu.

Bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em hầu như luôn xảy ra với trẻ mắc bệnh béo phì, do đó việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường tuýp 2 và kiểm soát thừa cân ở trẻ em là rất quan trọng.

Chẩn đoán đái tháo đường ở trẻ em

Các xét nghiệm đái tháo đường ở trẻ bao gồm xét nghiệm đường máu (lấy máu bình thường hoặc lấy máu ngón tay để test nhanh), xét nghiệm nước tiểu theo dõi chỉ số đường.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyên bạn nên cho trẻ em làm xét nghiệm đường huyết nếu trên 10 tuổi có thể chưa có triệu chứng bệnh tiểu đường nhưng bị thừa cân  và có hai trong số các yếu tố nguy cơ sau:

  • Tiền sử gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Chủng tộc có nguy cơ cao (Người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Phi, người Latinh, người Mỹ gốc Á hoặc người đảo Thái Bình Dương)
  • Nếu người mẹ bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ trong khi mang thai đứa trẻ.

Điều trị đái tháo đường ở trẻ em

Tiểu đường tuýp 1:

        Sử dụng Insulin suốt đời và theo dõi đường máu thường xuyên

        Thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục để giữ đường máu trong mức mục tiêu.

Tiểu đường tuýp 2:

        Thay đổi lối sống: điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm cân (nếu bị thừa cân béo phì), tăng cường vận động.

        Dùng thuốc tiểu đường đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ

        Dùng Insulin trong trường hợp cần thiết

Phòng ngừa đái tháo đường ở trẻ em

Duy trì cân nặng khỏe mạnh: trẻ thừa cân có nhiều khả năng kháng insulin, do đó dễ mắc tiểu đường tuýp 1

 Duy trì hoạt động: Hoạt động thể chất làm giảm đề kháng insulin và giúp kiểm soát huyết áp.

   Hạn chế thực phẩm và đồ uống có đường, đồ chế biến sẵn.

Bệnh tiểu đường ở trẻ em thường khó nhận biết, một phần vì các bậc cha mẹ chưa có nhiều hiểu biết về tình trạng bệnh lý này nên thường không dự đoán khả năng mắc bệnh này ở trẻ. Việc chẩn đoán tiểu đường ở trẻ em cũng thường nhầm lẫn với các bệnh lý khác phổ biến hơn nên thường khi trẻ được chẩn đoán bệnh đã xuất hiện các biến chứng nặng hơn. Do đó bố mẹ cần nhận biết các yếu tố nguy cơ và cho trẻ đi làm các xét nghiệm, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh cho trẻ để giúp kiểm soát sự gia tăng tỷ lệ mắc đái tháo đường ở trẻ.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

CAIAPO

Theo công bố của các nhà khoa học, khoai lang trắng chứa hàm lượng lớn Acid-solube Glycoprotein, là thành phần có hàm lượng cao nhất trong các sản phẩm dùng cho bệnh tiểu đường có ở Nhật Bản. Cơ chế của Caiapo là cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết do giảm sự đề kháng của cơ thể với insulin, bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc giảm nồng độ glucose lúc đói và nồng độ HbA1c (chỉ số cho biết mức đường huyết trung bình có trong máu- chỉ số này cao làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận và thần kinh). Thử nghiệm lâm sàng tại Trường đại học Y,Vienna – Áo đã chứng minh tác dụng hiệu quả của Caiapo trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

CAIAPO

Theo công bố của các nhà khoa học, khoai lang trắng chứa hàm lượng lớn Acid-solube Glycoprotein, là thành phần có hàm lượng cao nhất trong các sản phẩm dùng cho bệnh tiểu đường có ở Nhật Bản. Cơ chế của Caiapo là cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết do giảm sự đề kháng của cơ thể với insulin, bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc giảm nồng độ glucose lúc đói và nồng độ HbA1c (chỉ số cho biết mức đường huyết trung bình có trong máu- chỉ số này cao làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận và thần kinh). Thử nghiệm lâm sàng tại Trường đại học Y,Vienna – Áo đã chứng minh tác dụng hiệu quả của Caiapo trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

2019-10-24T11:16:01+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button