BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN TRÁI CÂY GÌ?

Trái cây là đồ ăn vặt thông dụng để cung cấp vitamin, khoáng chất và giải tỏa cơn đói giữa các bữa ăn. Tuy nhiên, hầu hết các loại trái cây đều có chứa đường, và câu hỏi đặt ra là liệu trái cây có phải thức ăn phù hợp cho người mắc tiểu đường hay không. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn cách lựa chọn loại trái cây phù hợp với người mắc tiểu đường.

Sơ lược về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là tình trạng tăng đường huyết mãn tính nhưng có thể kiểm soát được bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc.

Trong điều trị bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống là điều đặc biệt quan trọng để giúp kiểm soát đường huyết và làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng.

Xem thêm thông tin về bệnh tiểu đường: ( Xem thêm)

Trái cây và bệnh tiểu đường

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ (ADA) khuyên rằng việc ăn trái cây rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, miễn là người bệnh không bị dị ứng với loại trái cây đó.

Một phân tích tổng hợp được công bố năm 2014 trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy việc ăn trái cây giúp làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Tuy nhiên trái cây tươi hoặc đông lạnh tốt hơn trái cây đã chế biến (trái cây khô, sấy, nước ép,…) hoặc đóng hộp vì cơ thể hấp thụ trái cây chế biến nhanh hơn, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn. Chế biến trái cây cũng loại bỏ hoặc làm giảm hàm lượng của một số chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm vitamin và chất xơ. Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia Hoa Kỳ (NIDDK) khuyến cáo rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh nước ép trái cây hoặc trái cây đóng hộp có thêm đường.

Ăn trái cây tốt cho người tiểu đường nhưng cần lựa chọn

Chỉ số glycemic và chỉ số tải đường huyết là gì?

Chỉ số glycemic (GI – glycemic index): là chỉ số cho biết tốc độ của quá trình tăng đường huyết sau khi ăn loại thực phẩm nào đó, có giá trị từ 1 đến 100. Những thực phẩm có GI cao sẽ tiêu hóa và hấp thụ nhanh hơn các thực phẩm có GI trung bình và thấp, điều đó đồng nghĩa với việc các thực phẩm có GI cao sẽ làm tăng đường huyết nhanh hơn so với các thực phẩm có GI trung bình hoặc thấp. GI < 55 là thấp, 56-69 là trung bình và GI từ 70 – 100 là cao.

Chỉ số tải đường huyết (GL – Glycemic load): GL của một thực phẩm được xác định bằng cách nhân GI với lượng carbohydrate chứa trong thực phẩm và chia cho 100. Thông thường chỉ số tải đường huyết từ 20 trở lên là cao, 11-19 là trung bình và từ 10 trở xuống là thấp. Như vậy một loại thực phẩm có GI thấp nhưng lượng đường bột cao chưa chắc đã tốt bằng một loại thực phẩm có GI cao hơn nhưng lượng đường bột trong đó lại thấp hơn.

Ví dụ:

Táo Chuối
GI 80 52
Bột đường 13g/ mỗi miếng 24g/ mỗi quả
GL 10,4 12,5

Trong trường hợp này, nếu chỉ nhìn vào GI thì chắc chắn bạn sẽ chọn ăn 1 quả chuối nhưng nếu xem xét tổng thể, việc ăn 1 miếng dưa hấu sẽ có lợi hơn cho bệnh nhân tiểu đường vì lượng đường tải vào cơ thể ít hơn so với ăn 1 quả chuối.

Nếu cơ thể bạn bình thường thì cần chú ý đến GI để chọn thức ăn cho cảm giác no lâu, giải phóng năng lượng từ từ để cơ thể, trí não luôn có năng lượng làm việc. Nhưng nếu bạn là người mắc tiểu đường, bạn cần chú ý đến cả GI và GL để chọn thức ăn phù hợp tránh làm tăng đường huyết của bạn.        

Các loại trái cây tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Dưới đây là danh sách các loại trái cây phân loại theo chỉ số GI, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kì (USDA).

Phân nhóm Chỉ số GI và GL Danh sách hoa quả
GI thấp GI < 55 và GL <10 Táo, bơ, chuối, quả sơ ri, nho, kiwi, bưởi, cam,

đào, lê, mận, dâu tây,  xoài

GI trung bình 56 < GI < 69, GL <10 Dưa gang, đu đủ, dứa, sung
GI cao GI > 70, GL > 20 Chà là (GL cao), dưa hấu (GL thấp)


Mặc dù các trái cây có GI cao vẫn an toàn với bệnh nhân tiểu đường, nhưng nên ăn các loại quả có GI thấp nhiều hơn so với nhóm quả có GI cao.

Tại sao trái cây tốt cho người tiểu đường?

Ăn đủ chất xơ có vai trò quan trọng trong kiểm soát tiểu đường. Chế độ ăn giàu chất xơ làm chậm quá trình hấp thu đường và kiểm soát nồng độ đường huyết trong cơ thể. Nhiều loại trái cây có lượng chất xơ và nước cao. Chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ cũng làm giảm nguy cơ béo phì, đột quỵ và đau tim. Tuy nhiên nên ăn nhiều các loại trái cây có lượng đường thấp, và hạn chế bớt trái cây có lượng đường cao.

Hầu hết các loại trái cây đều có hàm lượng dinh dưỡng cao, ít chất béo và muối natri. Ví dụ như chuối giàu kali và tryptophan – một acid amin quan trọng trong cơ thể hay trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin A, C là những chất chống oxy hóa cao.

Nên ăn bao nhiêu trái cây là đủ?

Hầu hết các khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến khích ăn 5 phần trái cây và rau củ mỗi ngày ở cả trẻ em và người lớn. Với người mắc tiểu đường, khuyến cáo này không thay đổi. Các hướng dẫn của Mỹ khuyên người mắc tiểu đường ăn một nửa bữa ăn thông thường là trái cây và hoa quảrau củ.

Một khẩu phần trái cây trung bình tương đương với kích cỡ của quả bóng chày. Với các trái cây nhỏ, nhiều quả như các loại quả mọng, nho,… khẩu phần nên ăn tương đương với 1 cốc uống nước. Các loại hoa quả chế biến sẵn như táo sấy, nước ép trái cây, nên dùng tương đương nửa cốc. Các trái cây GI cao như nho khô chỉ nên dùng 2 thìa cho 1 khẩu phần ăn.

Giống như rau củ, người tiểu đường nên ăn đa dạng các loại trái cây để có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cũng như thưởng thức được hương vị đa dạng của các loại trái cây.

Một số mẹo chế biến trái cây cho người mắc tiểu đường

Trái cây có múi

Trái cây họ cam quýt rất dễ ăn và có thể thêm vào các món ăn trong ngày, ví dụ như chanh có thể thêm vào món hải sản, làm nước sốt hoặc pha nước uống.

Các loại quả mọng

Đa phần rất ngon khi ăn sống, nhưng cũng có thể nấu cùng với thịt hoặc bột yến mạch. Mỗi khẩu phần tương đương với nửa cốc.

Táo

Là một loại trái cây phổ biến, có thể dùng làm bữa phụ hoặc tráng miệng. Khi nấu chín táo có vị đậm đà hơn nên thường được dùng trong các món trái cây cùng với quế và gừng.

Một công thức ADA khuyên bạn nên thử là ướp táo với một ít mật ong và gia vị, sau đó nướng, cuộn táo cùng với quả óc chó hoặc quả hồ đào. Đây là lựa chọn thay thế cho các loại bánh táo với người bệnh tiểu đường.

Bơ có nhiều chất béo nhưng là chất béo không bão hòa đơn – loại chất béo tốt cho cơ thể. Có thể dùng bơ ăn sống, hoặc thái lát làm salad, cùng với chanh, các loại quả họ cam quýt.

Trái cây là đồ ăn vặt thông dụng để cung cấp vitamin, khoáng chất và giải tỏa cơn đói giữa các bữa ăn. Tuy nhiên, hầu hết các loại trái cây đều có chứa đường, và câu hỏi đặt ra là liệu trái cây có phải thức ăn phù hợp cho người mắc tiểu đường hay không. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn cách lựa chọn loại trái cây phù hợp với người mắc tiểu đường.

Sơ lược về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là tình trạng tăng đường huyết mãn tính nhưng có thể kiểm soát được bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc.

Trong điều trị bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống là điều đặc biệt quan trọng để giúp kiểm soát đường huyết và làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng.

Xem thêm thông tin về bệnh tiểu đường: ( Xem thêm)

Trái cây và bệnh tiểu đường

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ (ADA) khuyên rằng việc ăn trái cây rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, miễn là người bệnh không bị dị ứng với loại trái cây đó.

Một phân tích tổng hợp được công bố năm 2014 trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy việc ăn trái cây giúp làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Tuy nhiên trái cây tươi hoặc đông lạnh tốt hơn trái cây đã chế biến (trái cây khô, sấy, nước ép,…) hoặc đóng hộp vì cơ thể hấp thụ trái cây chế biến nhanh hơn, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn. Chế biến trái cây cũng loại bỏ hoặc làm giảm hàm lượng của một số chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm vitamin và chất xơ. Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia Hoa Kỳ (NIDDK) khuyến cáo rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh nước ép trái cây hoặc trái cây đóng hộp có thêm đường.

Ăn trái cây tốt cho người tiểu đường nhưng cần lựa chọn

Chỉ số glycemic và chỉ số tải đường huyết là gì?

Chỉ số glycemic (GI – glycemic index): là chỉ số cho biết tốc độ của quá trình tăng đường huyết sau khi ăn loại thực phẩm nào đó, có giá trị từ 1 đến 100. Những thực phẩm có GI cao sẽ tiêu hóa và hấp thụ nhanh hơn các thực phẩm có GI trung bình và thấp, điều đó đồng nghĩa với việc các thực phẩm có GI cao sẽ làm tăng đường huyết nhanh hơn so với các thực phẩm có GI trung bình hoặc thấp. GI < 55 là thấp, 56-69 là trung bình và GI từ 70 – 100 là cao.

Chỉ số tải đường huyết (GL – Glycemic load): GL của một thực phẩm được xác định bằng cách nhân GI với lượng carbohydrate chứa trong thực phẩm và chia cho 100. Thông thường chỉ số tải đường huyết từ 20 trở lên là cao, 11-19 là trung bình và từ 10 trở xuống là thấp. Như vậy một loại thực phẩm có GI thấp nhưng lượng đường bột cao chưa chắc đã tốt bằng một loại thực phẩm có GI cao hơn nhưng lượng đường bột trong đó lại thấp hơn.

Ví dụ:

Táo Chuối
GI 80 52
Bột đường 13g/ mỗi miếng 24g/ mỗi quả
GL 10,4 12,5

Trong trường hợp này, nếu chỉ nhìn vào GI thì chắc chắn bạn sẽ chọn ăn 1 quả chuối nhưng nếu xem xét tổng thể, việc ăn 1 miếng dưa hấu sẽ có lợi hơn cho bệnh nhân tiểu đường vì lượng đường tải vào cơ thể ít hơn so với ăn 1 quả chuối.

Nếu cơ thể bạn bình thường thì cần chú ý đến GI để chọn thức ăn cho cảm giác no lâu, giải phóng năng lượng từ từ để cơ thể, trí não luôn có năng lượng làm việc. Nhưng nếu bạn là người mắc tiểu đường, bạn cần chú ý đến cả GI và GL để chọn thức ăn phù hợp tránh làm tăng đường huyết của bạn.

Các loại trái cây tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Dưới đây là danh sách các loại trái cây phân loại theo chỉ số GI, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kì (USDA).

Phân nhóm Chỉ số GI và GL Danh sách hoa quả
GI thấp GI < 55 và GL <10 Táo, bơ, chuối, quả sơ ri, nho, kiwi, bưởi, cam,

đào, lê, mận, dâu tây,  xoài

GI trung bình 56 < GI < 69, GL <10 Dưa gang, đu đủ, dứa, sung
GI cao GI > 70, GL > 20 Chà là (GL cao), dưa hấu (GL thấp)


Mặc dù các trái cây có GI cao vẫn an toàn với bệnh nhân tiểu đường, nhưng nên ăn các loại quả có GI thấp nhiều hơn so với nhóm quả có GI cao.

Tại sao trái cây tốt cho người tiểu đường?

Ăn đủ chất xơ có vai trò quan trọng trong kiểm soát tiểu đường. Chế độ ăn giàu chất xơ làm chậm quá trình hấp thu đường và kiểm soát nồng độ đường huyết trong cơ thể. Nhiều loại trái cây có lượng chất xơ và nước cao. Chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ cũng làm giảm nguy cơ béo phì, đột quỵ và đau tim. Tuy nhiên nên ăn nhiều các loại trái cây có lượng đường thấp, và hạn chế bớt trái cây có lượng đường cao.

Hầu hết các loại trái cây đều có hàm lượng dinh dưỡng cao, ít chất béo và muối natri. Ví dụ như chuối giàu kali và tryptophan – một acid amin quan trọng trong cơ thể hay trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin A, C là những chất chống oxy hóa cao.

Nên ăn bao nhiêu trái cây là đủ?

Hầu hết các khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến khích ăn 5 phần trái cây và rau củ mỗi ngày ở cả trẻ em và người lớn. Với người mắc tiểu đường, khuyến cáo này không thay đổi. Các hướng dẫn của Mỹ khuyên người mắc tiểu đường ăn một nửa bữa ăn thông thường là trái cây và hoa quảrau củ.

Một khẩu phần trái cây trung bình tương đương với kích cỡ của quả bóng chày. Với các trái cây nhỏ, nhiều quả như các loại quả mọng, nho,… khẩu phần nên ăn tương đương với 1 cốc uống nước. Các loại hoa quả chế biến sẵn như táo sấy, nước ép trái cây, nên dùng tương đương nửa cốc. Các trái cây GI cao như nho khô chỉ nên dùng 2 thìa cho 1 khẩu phần ăn.

Giống như rau củ, người tiểu đường nên ăn đa dạng các loại trái cây để có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cũng như thưởng thức được hương vị đa dạng của các loại trái cây.

Một số mẹo chế biến trái cây cho người mắc tiểu đường

Trái cây có múi

Trái cây họ cam quýt rất dễ ăn và có thể thêm vào các món ăn trong ngày, ví dụ như chanh có thể thêm vào món hải sản, làm nước sốt hoặc pha nước uống.

Các loại quả mọng

Đa phần rất ngon khi ăn sống, nhưng cũng có thể nấu cùng với thịt hoặc bột yến mạch. Mỗi khẩu phần tương đương với nửa cốc.

Táo

Là một loại trái cây phổ biến, có thể dùng làm bữa phụ hoặc tráng miệng. Khi nấu chín táo có vị đậm đà hơn nên thường được dùng trong các món trái cây cùng với quế và gừng.

Một công thức ADA khuyên bạn nên thử là ướp táo với một ít mật ong và gia vị, sau đó nướng, cuộn táo cùng với quả óc chó hoặc quả hồ đào. Đây là lựa chọn thay thế cho các loại bánh táo với người bệnh tiểu đường.

Bơ có nhiều chất béo nhưng là chất béo không bão hòa đơn – loại chất béo tốt cho cơ thể. Có thể dùng bơ ăn sống, hoặc thái lát làm salad, cùng với chanh, các loại quả họ cam quýt.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

CAIAPO

Theo công bố của các nhà khoa học, khoai lang trắng chứa hàm lượng lớn Acid-solube Glycoprotein, là thành phần có hàm lượng cao nhất trong các sản phẩm dùng cho bệnh tiểu đường có ở Nhật Bản. Cơ chế của Caiapo là cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết do giảm sự đề kháng của cơ thể với insulin, bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc giảm nồng độ glucose lúc đói và nồng độ HbA1c (chỉ số cho biết mức đường huyết trung bình có trong máu- chỉ số này cao làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận và thần kinh). Thử nghiệm lâm sàng tại Trường đại học Y,Vienna – Áo đã chứng minh tác dụng hiệu quả của Caiapo trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

CAIAPO

Theo công bố của các nhà khoa học, khoai lang trắng chứa hàm lượng lớn Acid-solube Glycoprotein, là thành phần có hàm lượng cao nhất trong các sản phẩm dùng cho bệnh tiểu đường có ở Nhật Bản. Cơ chế của Caiapo là cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết do giảm sự đề kháng của cơ thể với insulin, bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc giảm nồng độ glucose lúc đói và nồng độ HbA1c (chỉ số cho biết mức đường huyết trung bình có trong máu- chỉ số này cao làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận và thần kinh). Thử nghiệm lâm sàng tại Trường đại học Y,Vienna – Áo đã chứng minh tác dụng hiệu quả của Caiapo trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

2019-10-24T10:53:32+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button