CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
Các thuốc điều trị tiểu đường được phân làm hai nhóm chính: Insulin và các thuốc hạ đường huyết đường uống. Mục tiêu của việc dùng các thuốc này là đưa mức đường huyết về bình thường và giảm chỉ số HbA1c để làm chậm quá trình xuất hiện biến chứng do bệnh gây ra.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về các nhóm thuốc chính cho bệnh nhân tiểu đường hiện nay.
1. Insulin
Chỉ định điều trị:
Insulin là thuốc điều trị bắt buộc cho người bệnh tiểu đường tuýp 1 (tuyến tụy không bài tiết insulin). Trong đái tháo đường tuýp 2, khoảng 30% bệnh nhân cần dùng Insulin để điều trị, đây thường là những người mắc tiểu đường tuýp 2 ở giai đoạn sau, khi lượng insulin tuyến tụy tiết ra không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, việc điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc không giúp kiểm soát được đường huyết. Trong đái tháo đường thai kỳ, Insulin là loại thuốc duy nhất có thể sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Một số dạng insulin đang có trên thị trường hiện nay:
Dạng Insulin | Biệt dược có SĐK tại VN | Nồng độ | Thời gian khởi phát tác dụng | Thời gian duy trì tác dụng |
Chất tương tự insulin tác dụng rất nhanh | Apidra | Dung dịch tiêm 100IU/ml | 10 – 20 phút | 2 – 5 giờ |
Insulin tác dụng nhanh | Actrapid HM | Dung dịch tiêm 100 IU/ml | 15-30 phút | 4-8 giờ |
Insulin tác dụng trung bình |
Insulatard FlexPen,
Insulatard HM |
Hỗn dịch tiêm 100 IU/ml | 1-2 giờ | 10-16 giờ |
Chất tương tự insulin tác dụng chậm | Lantus, Lantus SoloStar | Dung dịch tiêm 100 IU/ml | 1,5 giờ | 22-24 giờ |
Hỗn hợp insulin tác dụng trung bình/chất tương tự insulin | NovoMix 30 Flexpen | Hỗn dịch tiêm 100 IU/ml | 15 phút | 12 giờ |
Hỗn hợp insulin tác dụng trung bình/ insulin tác dụng nhanh | Mixtard 30, Mixtard 30 FlexPen | Hỗn dịch tiêm 100 IU/ml | 30 phút | 12 giờ |
(Nguồn: Trung tâm DI & ADR quốc gia)
- Dạng thuốc: Insulin có 2 dạng cơ bản là dạng lọ chứa dung dịch, sử dụng cùng bơm tiêm và dạng bút tiêm định liều.
- Tác dụng không mong muốn: thuốc có thể gây hạ đường huyết quá mức hoặc phản ứng dị ứng.
2. Các thuốc đường uống
Là nhóm thuốc chính trong điều trị đái tháo đường tuýp 2. Có nhiều thuốc đường uống được dùng điều trị nhưng hiện nay có một số nhóm ít sử dụng hoặc cấm dùng do nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
2.1. Nhóm Sulfonylurea
- Cơ chế: kích thích tuyến tụy bài tiết Insulin. Thuốc chỉ có tác dụng khi tế bào beta tuyến tụy (sản xuất insulin) không bị tổn thương.
- Các thuốc nhóm Sulfonylurea hiện đang sử dụng: Gliclazide, Glibenclamide, Glipizid, Glimepiride, Glyburide. Các thuốc nhóm này được sử dụng rộng rãi dưới dạng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc nhóm Biguanid, thuốc ức chế men Alpha-glucosidase, ức chế men DPP-4, Insulin.
- Tác dụng không mong muốn: có thể gặp nhìn mờ, táo bón, buồn nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mẩn ngứa, vã mồ hôi, đau đầu, dễ bị hạ đường huyết.
- Chống chỉ định: Đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường có biến chứng nhiễm toan ceton, bệnh nhân suy gan, suy thận nặng, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
- Lưu ý khi sử dụng: Nên uống trước ăn 30 phút.
2.2. Nhóm Biguanide
Thuốc duy nhất còn được sử dụng hiện nay là Metformin (biệt dược Glucophage). Đây cũng là thuốc đường uống phổ biến nhất trong điều trị tháo đường.
- Cơ chế: Metformin ức chế sản xuất glucose từ gan và làm tăng tính nhạy của Insulin ở các tế bào. Thuốc không kích thích tụy tiết Insulin nên không có tác dụng hạ đường máu khi sử dụng đơn độc. Metformin là thuốc được khuyến cáo lựa chọn dùng điều trị cho người bệnh đái tháo đường bị thừa cân, béo phì để duy trì hoặc làm giảm cân nặng, thuốc còn có tác động có lợi đến giảm Lipid máu.
- Tác dụng không mong muốn: thường gặp là rối loạn tiêu hóa. Người bệnh hay gặp triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng. Những tác dụng này thường liên quan đến liều và xảy ra vào lúc bắt đầu điều trị nhưng thường là nhất thời.
Các thuốc đường uống là nhóm thuốc cơ bản trong điều trị đái tháo đường tuýp 2
2.3. Nhóm Glitinide
- Cơ chế: kích thích làm tăng tiết Insulin. Tác dụng nhanh và ngắn.
- Các thuốc đang có trên thị trường: Repaglinide và Nateglitinide.
- Tác dụng không mong muốn: tăng cân, hạ đường huyết (nguy cơ thấp hơn nhóm sulfonylurea).
- Lưu ý khi sử dụng: nên uống nhiều lần trong ngày, uống ngay trước bữa ăn.
2.4. Nhóm ức chế men α – Glucosidase
- Cơ chế: Enzym (men) Alpha-glucosidase có tác dụng phá vỡ đường đôi thành đường đơn (glucose). Vì thế, thuốc ức chế Alpha-glucosidase có tác dụng làm chậm hấp thu glucose, giúp hạ đường huyết sau bữa ăn.
- Những loại thuốc nhóm này gồm: Acarbose, Miglitol, Voglibose.
- Tác dụng không mong muốn: đầy bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng.
- Lưu ý khi sử dụng: nên uống ngay trước bữa ăn.
2.5. Nhóm Thiazolidinedione
- Cơ chế: Thuốc làm tăng nhạy cảm của cơ và mỡ với Insulin, từ đó làm tăng vận chuyển glucose từ máu, đồng thời ngăn cản quá trình sản xuất glucose từ gan.
- Các thuốc trong nhóm: Pioglitazon, có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc uống khác hoặc Insulin.
- Chống chỉ định: suy tim, tăng men gan.
- Tác dụng không mong muốn: phù, tăng cân, thiếu máu, tăng nguy cơ gãy xương.
- Lưu ý khi sử dụng: Dùng 1 lần trong ngày, không phụ thuộc bữa ăn.
2.6. Nhóm ức chế men DPP-4
- Cơ chế: làm tăng nồng độ GLP1 trong cơ thể ( GLP1 có tác dụng kích thích bài tiết Insulin) và ức chế tiết glucagon (hormone tạo đường từ chất dự trữ) khi có tăng đường máu sau khi ăn.
- Các thuốc trong nhóm ức chế Enzym DPP-4 gồm: Sitagliptin; Vildagliptin; Saxagliptin; Linagliptin.
- Tác dụng không mong muốn: nổi mề đay, viêm hô hấp trên.
- Thuốc nhóm ức chế Enzym DPP-4 là nhóm thuốc mới trong điều trị tiểu đường nhưng là nhóm thuốc cơ bản cho điều trị đái tháo đường tuýp 2. Ưu điểm của nhóm này là nguy cơ hạ đường huyết thấp, tiện dùng một lần trong ngày dưới dạng đơn độc hoặc kết hợp với nhóm Metformin và ít phải điều chỉnh liều, khá an toàn cho người bị bệnh thận trung bình và nặng.
Các thuốc trị tiểu đường cần được sử dụng dưới sự tư vấn và giám sát của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả hạ đường huyết và theo dõi các tác dụng không mong muốn.
Bài Viết Liên Quan
Các thuốc điều trị tiểu đường được phân làm hai nhóm chính: Insulin và các thuốc hạ đường huyết đường uống. Mục tiêu của việc dùng các thuốc này là đưa mức đường huyết về bình thường và giảm chỉ số HbA1c để làm chậm quá trình xuất hiện biến chứng do bệnh gây ra.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về các nhóm thuốc chính cho bệnh nhân tiểu đường hiện nay.
1. Insulin
Chỉ định điều trị:
Insulin là thuốc điều trị bắt buộc cho người bệnh tiểu đường tuýp 1 (tuyến tụy không bài tiết insulin). Trong đái tháo đường tuýp 2, khoảng 30% bệnh nhân cần dùng Insulin để điều trị, đây thường là những người mắc tiểu đường tuýp 2 ở giai đoạn sau, khi lượng insulin tuyến tụy tiết ra không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, việc điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc không giúp kiểm soát được đường huyết. Trong đái tháo đường thai kỳ, Insulin là loại thuốc duy nhất có thể sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Một số dạng insulin đang có trên thị trường hiện nay:
Dạng Insulin | Biệt dược có SĐK tại VN | Nồng độ | Thời gian khởi phát tác dụng | Thời gian duy trì tác dụng |
Chất tương tự insulin tác dụng rất nhanh | Apidra | Dung dịch tiêm 100IU/ml | 10 – 20 phút | 2 – 5 giờ |
Insulin tác dụng nhanh | Actrapid HM | Dung dịch tiêm 100 IU/ml | 15-30 phút | 4-8 giờ |
Insulin tác dụng trung bình |
Insulatard FlexPen,
Insulatard HM |
Hỗn dịch tiêm 100 IU/ml | 1-2 giờ | 10-16 giờ |
Chất tương tự insulin tác dụng chậm | Lantus, Lantus SoloStar | Dung dịch tiêm 100 IU/ml | 1,5 giờ | 22-24 giờ |
Hỗn hợp insulin tác dụng trung bình/chất tương tự insulin | NovoMix 30 Flexpen | Hỗn dịch tiêm 100 IU/ml | 15 phút | 12 giờ |
Hỗn hợp insulin tác dụng trung bình/ insulin tác dụng nhanh | Mixtard 30, Mixtard 30 FlexPen | Hỗn dịch tiêm 100 IU/ml | 30 phút | 12 giờ |
(Nguồn: Trung tâm DI & ADR quốc gia)
- Dạng thuốc: Insulin có 2 dạng cơ bản là dạng lọ chứa dung dịch, sử dụng cùng bơm tiêm và dạng bút tiêm định liều.
- Tác dụng không mong muốn: thuốc có thể gây hạ đường huyết quá mức hoặc phản ứng dị ứng.
2. Các thuốc đường uống
Là nhóm thuốc chính trong điều trị đái tháo đường tuýp 2. Có nhiều thuốc đường uống được dùng điều trị nhưng hiện nay có một số nhóm ít sử dụng hoặc cấm dùng do nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
2.1. Nhóm Sulfonylurea
- Cơ chế: kích thích tuyến tụy bài tiết Insulin. Thuốc chỉ có tác dụng khi tế bào beta tuyến tụy (sản xuất insulin) không bị tổn thương.
- Các thuốc nhóm Sulfonylurea hiện đang sử dụng: Gliclazide, Glibenclamide, Glipizid, Glimepiride, Glyburide. Các thuốc nhóm này được sử dụng rộng rãi dưới dạng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc nhóm Biguanid, thuốc ức chế men Alpha-glucosidase, ức chế men DPP-4, Insulin.
- Tác dụng không mong muốn: có thể gặp nhìn mờ, táo bón, buồn nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mẩn ngứa, vã mồ hôi, đau đầu, dễ bị hạ đường huyết.
- Chống chỉ định: Đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường có biến chứng nhiễm toan ceton, bệnh nhân suy gan, suy thận nặng, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
- Lưu ý khi sử dụng: Nên uống trước ăn 30 phút.
2.2. Nhóm Biguanide
Thuốc duy nhất còn được sử dụng hiện nay là Metformin (biệt dược Glucophage). Đây cũng là thuốc đường uống phổ biến nhất trong điều trị tháo đường.
- Cơ chế: Metformin ức chế sản xuất glucose từ gan và làm tăng tính nhạy của Insulin ở các tế bào. Thuốc không kích thích tụy tiết Insulin nên không có tác dụng hạ đường máu khi sử dụng đơn độc. Metformin là thuốc được khuyến cáo lựa chọn dùng điều trị cho người bệnh đái tháo đường bị thừa cân, béo phì để duy trì hoặc làm giảm cân nặng, thuốc còn có tác động có lợi đến giảm Lipid máu.
-
Tác dụng không mong muốn: thường gặp là rối loạn tiêu hóa. Người bệnh hay gặp triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng. Những tác dụng này thường liên quan đến liều và xảy ra vào lúc bắt đầu điều trị nhưng thường là nhất thời.
Các thuốc đường uống là nhóm thuốc cơ bản trong điều trị đái tháo đường tuýp 2
2.3. Nhóm Glitinide
- Cơ chế: kích thích làm tăng tiết Insulin. Tác dụng nhanh và ngắn.
- Các thuốc đang có trên thị trường: Repaglinide và Nateglitinide.
- Tác dụng không mong muốn: tăng cân, hạ đường huyết (nguy cơ thấp hơn nhóm sulfonylurea).
- Lưu ý khi sử dụng: nên uống nhiều lần trong ngày, uống ngay trước bữa ăn.
2.4. Nhóm ức chế men α – Glucosidase
- Cơ chế: Enzym (men) Alpha-glucosidase có tác dụng phá vỡ đường đôi thành đường đơn (glucose). Vì thế, thuốc ức chế Alpha-glucosidase có tác dụng làm chậm hấp thu glucose, giúp hạ đường huyết sau bữa ăn.
- Những loại thuốc nhóm này gồm: Acarbose, Miglitol, Voglibose.
- Tác dụng không mong muốn: đầy bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng.
- Lưu ý khi sử dụng: nên uống ngay trước bữa ăn.
2.5. Nhóm Thiazolidinedione
- Cơ chế: Thuốc làm tăng nhạy cảm của cơ và mỡ với Insulin, từ đó làm tăng vận chuyển glucose từ máu, đồng thời ngăn cản quá trình sản xuất glucose từ gan.
- Các thuốc trong nhóm: Pioglitazon, có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc uống khác hoặc Insulin.
- Chống chỉ định: suy tim, tăng men gan.
- Tác dụng không mong muốn: phù, tăng cân, thiếu máu, tăng nguy cơ gãy xương.
- Lưu ý khi sử dụng: Dùng 1 lần trong ngày, không phụ thuộc bữa ăn.
2.6. Nhóm ức chế men DPP-4
- Cơ chế: làm tăng nồng độ GLP1 trong cơ thể ( GLP1 có tác dụng kích thích bài tiết Insulin) và ức chế tiết glucagon (hormone tạo đường từ chất dự trữ) khi có tăng đường máu sau khi ăn.
- Các thuốc trong nhóm ức chế Enzym DPP-4 gồm: Sitagliptin; Vildagliptin; Saxagliptin; Linagliptin.
- Tác dụng không mong muốn: nổi mề đay, viêm hô hấp trên.
- Thuốc nhóm ức chế Enzym DPP-4 là nhóm thuốc mới trong điều trị tiểu đường nhưng là nhóm thuốc cơ bản cho điều trị đái tháo đường tuýp 2. Ưu điểm của nhóm này là nguy cơ hạ đường huyết thấp, tiện dùng một lần trong ngày dưới dạng đơn độc hoặc kết hợp với nhóm Metformin và ít phải điều chỉnh liều, khá an toàn cho người bị bệnh thận trung bình và nặng.
Các thuốc trị tiểu đường cần được sử dụng dưới sự tư vấn và giám sát của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả hạ đường huyết và theo dõi các tác dụng không mong muốn.
Bình Luận Bài Viết