CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI MẮC TIỂU ĐƯỜNG
Đối với những người mắc tiểu đường, chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng để giúp làm giảm tiến triển của bệnh, đặc biệt đối với người mắc tiểu đường tuýp 2 khi cân nặng và lối sống là những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng bệnh. Vậy người mắc tiểu đường nên ăn gì, không nên ăn gì, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Chế độ ăn cho người tiểu đường
Bạn có thể lo lắng rằng bị tiểu đường có nghĩa là bạn không thể ăn một số thức ăn mà mình yêu thích. Tin tốt là bạn vẫn có thể ăn các loại thức ăn đó nhưng cần giảm bớt lượng so với bình thường để cân đối với các thực phẩm khác có lợi hơn cho sức khỏe của bạn.
Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế glucid (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể người bệnh một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.
Tỉ lệ các thành phần sinh năng lượng bạn nên ăn trong 1 ngày như sau:
– Protein (chất đạm): Nên đạt 0,8g/kg/ngày với người lớn. Khẩu phần ăn quá nhiều đạm sẽ không tốt, đặc biệt với những người xuất hiện biến chứng thận sớm. Tỷ lệ năng lượng từ protein nên đạt 15 – 20% năng lượng trong một khẩu phần.
– Lipid (chất béo): Tỉ lệ năng lượng từ chất béo nên chiếm 25% tổng năng lượng trong một khẩu phần, không nên vượt quá 30%. Người bệnh nên giảm chất béo động vật vì có nhiều acid béo bão hòa, nên ăn các chất béo từ thực vật có chứa nhiều chất béo chưa bão hòa.
– Glucid (chất bột đường): Tỷ lệ năng lượng từ chất bột đường nên đạt 50 – 60% tổng năng lượng trong một khẩu phần ăn. Người bệnh nên ăn các loại glucid từ hạt và khoai củ, tránh cá loại đường đơn và thức ăn có lượng đường cao như bánh, kẹo, nước ngọt.
Người tiểu đường vẫn cần ăn đầy đủ các nhóm chất
Các thực phẩm người tiểu đường nên ăn
– Chất đạm: nên ăn cá, hải sản, trứng, các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, các loại hạt, đậu phụ, đậu nành, đậu xanh, lườn gà.
– Chất béo: Chất béo từ thực vật như dầu olive, dầu từ các loại hạt như hạt hướng dương, dầu mè, dầu nành,… và quả bơ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
– Chất đường bột: Các thực phẩm có hàm lượng glucid ≤ 5 có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín… (sử dụng không hạn chế).
Các thực phẩm và đồ uống người tiểu đường cần tránh
Một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe của người tiểu đường, bạn cần kiêng hoặc hạn chế ăn để đảm bảo sức khỏe. Cụ thể như sau:
– Chất béo: Không nên ăn các thức ăn chiên rán, mỡ động vật
– Chất đạm: Cần tránh nêm nếm thức ăn mặn, hạn chế thịt đỏ, da gà, nội tạng động vật
– Chất đường bột:
+ Loại có hàm lượng glucid từ 10-20%: nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan…)
+ Loại có hàm lượng glucid từ ≥ 20%: cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô…).
– Rượu: Không uống quá nửa ly mỗi ngày nếu bạn là nữ giới hoặc không quá 2 ly mỗi ngày nếu bạn là nam giới. Nếu bạn sử dụng insulin hoặc thuốc trị tiểu đường kích thích tạo insulin, uống rượu có thể gây hạ đường huyết đột ngột, đặc biệt nếu bạn chưa ăn. Vì vậy bạn nên ăn trước khi uống rượu và nên uống có chừng mực.
Người tiểu đường nên ăn khi nào?
Một số người sẽ cần ăn các bữa vào cùng một thời điểm hàng ngày trong khi số khác có thể có giờ ăn linh hoạt hơn tùy thuộc vào loại thuốc tiểu đường hoặc loại insulin mà bạn đang sử dụng. Nếu bạn đang điều trị bằng Insulin tác dụng chậm, bạn có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do đó cần ăn bữa phụ trước khi đi ngủ.
Nhìn chung, người mắc tiểu đường nên chia làm nhiều bữa nhỏ (5-6 bữa trong ngày) để tránh tăng đường huyết nhiều sau ăn.
Như vậy chìa khóa cho chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường là ăn đầy đủ các nhóm chất nhưng nên ăn nhiều rau xanh và hạn chế các thực phẩm có lượng đường cao, các loại mỡ động vật và các loại thịt đỏ.
Bài Viết Liên Quan
Đối với những người mắc tiểu đường, chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng để giúp làm giảm tiến triển của bệnh, đặc biệt đối với người mắc tiểu đường tuýp 2 khi cân nặng và lối sống là những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng bệnh. Vậy người mắc tiểu đường nên ăn gì, không nên ăn gì, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Chế độ ăn cho người tiểu đường
Bạn có thể lo lắng rằng bị tiểu đường có nghĩa là bạn không thể ăn một số thức ăn mà mình yêu thích. Tin tốt là bạn vẫn có thể ăn các loại thức ăn đó nhưng cần giảm bớt lượng so với bình thường để cân đối với các thực phẩm khác có lợi hơn cho sức khỏe của bạn.
Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế glucid (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể người bệnh một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.
Tỉ lệ các thành phần sinh năng lượng bạn nên ăn trong 1 ngày như sau:
– Protein (chất đạm): Nên đạt 0,8g/kg/ngày với người lớn. Khẩu phần ăn quá nhiều đạm sẽ không tốt, đặc biệt với những người xuất hiện biến chứng thận sớm. Tỷ lệ năng lượng từ protein nên đạt 15 – 20% năng lượng trong một khẩu phần.
– Lipid (chất béo): Tỉ lệ năng lượng từ chất béo nên chiếm 25% tổng năng lượng trong một khẩu phần, không nên vượt quá 30%. Người bệnh nên giảm chất béo động vật vì có nhiều acid béo bão hòa, nên ăn các chất béo từ thực vật có chứa nhiều chất béo chưa bão hòa.
– Glucid (chất bột đường): Tỷ lệ năng lượng từ chất bột đường nên đạt 50 – 60% tổng năng lượng trong một khẩu phần ăn. Người bệnh nên ăn các loại glucid từ hạt và khoai củ, tránh cá loại đường đơn và thức ăn có lượng đường cao như bánh, kẹo, nước ngọt.
Người tiểu đường vẫn cần ăn đầy đủ các nhóm chất
Các thực phẩm người tiểu đường nên ăn
– Chất đạm: nên ăn cá, hải sản, trứng, các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, các loại hạt, đậu phụ, đậu nành, đậu xanh, lườn gà.
– Chất béo: Chất béo từ thực vật như dầu olive, dầu từ các loại hạt như hạt hướng dương, dầu mè, dầu nành,… và quả bơ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
– Chất đường bột: Các thực phẩm có hàm lượng glucid ≤ 5 có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín… (sử dụng không hạn chế).
Các thực phẩm và đồ uống người tiểu đường cần tránh
Một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe của người tiểu đường, bạn cần kiêng hoặc hạn chế ăn để đảm bảo sức khỏe. Cụ thể như sau:
– Chất béo: Không nên ăn các thức ăn chiên rán, mỡ động vật
– Chất đạm: Cần tránh nêm nếm thức ăn mặn, hạn chế thịt đỏ, da gà, nội tạng động vật
– Chất đường bột:
+ Loại có hàm lượng glucid từ 10-20%: nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan…)
+ Loại có hàm lượng glucid từ ≥ 20%: cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô…).
– Rượu: Không uống quá nửa ly mỗi ngày nếu bạn là nữ giới hoặc không quá 2 ly mỗi ngày nếu bạn là nam giới. Nếu bạn sử dụng insulin hoặc thuốc trị tiểu đường kích thích tạo insulin, uống rượu có thể gây hạ đường huyết đột ngột, đặc biệt nếu bạn chưa ăn. Vì vậy bạn nên ăn trước khi uống rượu và nên uống có chừng mực.
Người tiểu đường nên ăn khi nào?
Một số người sẽ cần ăn các bữa vào cùng một thời điểm hàng ngày trong khi số khác có thể có giờ ăn linh hoạt hơn tùy thuộc vào loại thuốc tiểu đường hoặc loại insulin mà bạn đang sử dụng. Nếu bạn đang điều trị bằng Insulin tác dụng chậm, bạn có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do đó cần ăn bữa phụ trước khi đi ngủ.
Nhìn chung, người mắc tiểu đường nên chia làm nhiều bữa nhỏ (5-6 bữa trong ngày) để tránh tăng đường huyết nhiều sau ăn.
Như vậy chìa khóa cho chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường là ăn đầy đủ các nhóm chất nhưng nên ăn nhiều rau xanh và hạn chế các thực phẩm có lượng đường cao, các loại mỡ động vật và các loại thịt đỏ.
Bình Luận Bài Viết