THUỐC ĐIỀU TRỊ GOUT

Gút là bệnh mãn tính và có xu hướng đau theo từng đợt cấp. Điều trị gút đồng nghĩa với việc giảm đau nhanh cơn gút cấp và phòng ngừa tái phát những đợt sau bằng thuốc và chế độ ăn uống.

Cắt nhanh triệu chứng cơn gút cấp

Cơn gút cấp có biểu hiện sưng, nóng, đỏ và đau dữ dội gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, người bệnh cần dùng thuốc giảm đau, chống viêm càng sớm càng tốt.  

Các loại thuốc dùng cho cơn gút cấp bao gồm colchicine, nhóm thuốc giảm đau nhóm NSAID, Corticoid.

+ Colchicin là thuốc giảm đau đặc hiệu cho bệnh gút, hiệu quả rõ rệt và được sử dụng từ rất lâu. Liều khởi đầu 0,5–1,2mg, sau đó 1 giờ uống tiếp 0,5–0,6mg. Tổng liều trung bình cho một đợt điều trị là 4-6 mg. Colchicin thường gây ra tiêu chảy, buồn nôn và chuột rút.

+ Nhóm thuốc NSAID ví dụ như Naproxen, indomethacin… giảm đau và chống viêm tốt nên có tác dụng rút ngắn thời gian của cơn gút cấp, đặc biệt là khi sử dụng trong 24 giờ đầu tiên. Tác dụng không mong muốn gây viêm loét dạ dày nên cần sử dụng sau khi ăn no.

+ Corticosteroid (ví dụ: prednison) có thể dùng đường uống hoặc tiêm vào khớp bị viêm để giảm đau và sưng gút cấp. Nhóm thuốc này cũng có thể được tiêm vào máu nếu các thuốc khác không phát huy hiệu quả hoặc nhiều khớp bị ảnh hưởng. Tiêm hormon adrenocorticotropic (ACTH) – một loại thuốc tổng hợp kích thích cơ thể sản xuất corticosteroid tự nhiên – có thể giúp điều trị đợt tấn công gút. Corticosteriod và ACTH thường bắt đầu có tác dụng trong vòng 24 giờ sau khi dùng.

Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cần chú ý:

– Có thể chườm lạnh và nâng khớp bị đau lên cao hơn.

– Uống nhiều nước lọc hoặc đun sôi để nguội.

– Nghỉ ngơi, tránh làm việc (stress có thể làm nặng thêm cơn gút)

Mặc dù cơn đau khởi phát đột ngột và đau dữ dội nhưng các đợt tấn công gút thường lên đến đỉnh điểm và hết trong vòng một tuần hoặc 10 ngày, sau đó biến mất hoàn toàn.

Phòng ngừa tái phát bằng cách kiểm soát chỉ số acid uric

Khi một đợt viêm gút cấp xuất hiện thì người bệnh có nguy cơ tái phát cơn gút cấp mới trong tương lai, nếu không có biện pháp điều trị hợp lý.

Mục tiêu của phòng ngừa tái phát bệnh gút chính là kiểm soát nồng độ acid uric ở ngưỡng an toàn <420 mmol/l.

Bác sỹ sẽ đợi cơn gút cấp chấm dứt và bắt đầu kê đơn thuốc này, bởi vì dùng thuốc giảm acid uric trong các đợt viêm cấp có thể làm tình trạng viêm xấu hơn hoặc kéo dài hơn.

Trong quá trình sử dụng thuốc giảm acid uric, nồng độ acid uric giảm xuống, các tinh thể urat trong khớp có thể thay đổi và là nguyên nhân gây ra một cơn gút khác. Do vậy, trong thời gian đầu dùng thuốc bác sĩ có thể kê một loại thuốc chống viêm như colchicin liều thấp, hoặc nhóm NSAID liều thấp để phòng ngừa cơn gút cấp tái phát.

Các thuốc làm giảm acid uric trong máu bao gồm:

Allopurinol là thuốc phổ biến nhất dùng trong điều trị gút. Ban đầu allopurinol được kê ở liều thấp hàng ngày, sau đó tăng dần liều theo thời gian. Các tác dụng không mong muốn thường gặp bao gồm phát ban da và đau dạ dày. Các vấn đề về dạ dày thường biến mất khi cơ thể thích ứng với thuốc. Và trong một số ít trường hợp, allopurinol có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Febuxostat có thể là một lựa chọn thay thế allopurinol nếu bạn gặp vấn đề về dị ứng với thuốc hoặc mắc các bệnh về thận. Thuốc bắt đầu với liều thấp, sau đó có thể tăng dần nếu nồng độ acid uric vẫn cao. Tác dụng không mong muốn của febuxostat là gây buồn nôn, đau cơ hoặc khớp.

Probenecid tác động lên thận giúp cơ thể tăng thải trừ axit uric. Thuốc dùng đường uống hàng ngày và có thể kết hợp với kháng sinh để tăng hiệu quả. Tác dụng không mong muốn thường gặp bao gồm sỏi thận, buồn nôn, nổi ban da, đau dạ dày và đau đầu.

Lesinurad là một thuốc đường uống giúp cơ thể thải trừ axit uric. Thuốc được sử dụng kết hợp vớ chất ức chế enzym xanthine oxyase (XOI), chẳng hạn như allopurinol hoặc febuxostat, để tăng cường hiệu quả cho bệnh nhân gút không kiểm soát được bằng XOI liều tối đa đơn độc. Các TDKMM thường gặp bao gồm đau đầu, các triệu chứng cảm cúm, tăng creatinin máu, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), tác dụng phụ liên quan đến thận và sỏi thận. Lesinurad cũng có thể làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch. Bệnh nhân nên uống nhiều nước để tránh bị sỏi thận.

Pegloticase được sử dụng khi các loại thuốc tiêu chuẩn không thể hạ nồng độ axit uric trong máu – một tình trạng bệnh gút mãn tính dai dẳng. Pegloticase làm giảm axit uric nhanh chóng và xuống mức thấp hơn so với các loại thuốc khác. TDKMM có thể gặp bao gồm phản ứng khi tiêm, cơn gout cấp, buồn nôn, bầm tím, đau họng, táo bón, đau ngực và nôn

Một trong những cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe khi bị bệnh gút là người bệnh đóng vai trò chủ động trong việc điều trị – một quá trình gọi là tự quản lý bản thân.

Dưới đây là một số thay đổi lối sống có thể thực hiện để giúp quản lý bệnh gút:

Áp dụng thói quen lối sống lành mạnh là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị gút hiệu quả. Chế độ ăn uống lành mạnh, tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên và giảm cân (nếu cần) có thể làm giảm nguy cơ đợt tấn công gút lặp lại, cũng như nguy cơ phát triển bệnh tim thường gặp ở những người bị bệnh gút.

Chế độ ăn

Xây dựng một chế độ ăn kéo dài suốt đời tập trung vào việc tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch nên là mục tiêu cho những người bị bệnh gút. Chế độ ăn này bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm, đặc biệt là rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein thực vật như các loại hạt hay cây họ đậu, và sữa ít chất béo. Đường tinh chế và thực phẩm đã chế biến nên được giữ ở mức tối thiểu.

Những thực phẩm sau đây làm giảm nồng độ axit uric hoặc tốt cho tim:

–  Sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa ít béo khác

– Thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt

– Dầu thực vật (ô liu, cải dầu, hướng dương)

– Tất cả các loại rau

– Một số loại trái cây  (ít đường)

– Thực phẩm bổ sung vitamin C (500 đến 1000 miligam mỗi ngày)

– Cà phê (Nếu bạn đang uống)

– Nước

Các loại thực phẩm sau đây chứa nhiều purin hoặc được biết làm tăng nguy cơ gây ra các cơn gút cấp:

– Thịt đỏ và nội tạng (gan, lưỡi và lách)

– Động vật có vỏ như tôm, tôm hùm

– Đồ uống có đường

– Rượu dùng quá mức

Hoạt động thể chất và kiểm soát cân nặng

Đạt và duy trì cân nặng phù hợp là một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh gút. Giảm cân không chỉ giúp giảm axit uric trong máu, mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ, là hai vấn đề thường gặp ở những bệnh nhân gút. Hoạt động thể chất là một phần quan trọng của việc kiểm soát cân nặng. Nhưng việc bắt đầu giảm cân hoặc hoạt động thể chất thì không phải luôn luôn dễ dàng. Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân đặt ra các mục tiêu mang tính thực tế và chọn bài tập phù hợp.

Bác Sĩ Chuyên Khoa II / Nguyên Vụ Trưởng VỤ YHCT – Bộ Y Tế/ Thầy thuốc ưu tú, BS.LG / Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

Sending
User Review
4 (8 votes)

Gút là bệnh mãn tính và có xu hướng đau theo từng đợt cấp. Điều trị gút đồng nghĩa với việc giảm đau nhanh cơn gút cấp và phòng ngừa tái phát những đợt sau bằng thuốc và chế độ ăn uống.

Cắt nhanh triệu chứng cơn gút cấp

Cơn gút cấp có biểu hiện sưng, nóng, đỏ và đau dữ dội gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, người bệnh cần dùng thuốc giảm đau, chống viêm càng sớm càng tốt.  

Các loại thuốc dùng cho cơn gút cấp bao gồm colchicine, nhóm thuốc giảm đau nhóm NSAID, Corticoid.

+ Colchicin là thuốc giảm đau đặc hiệu cho bệnh gút, hiệu quả rõ rệt và được sử dụng từ rất lâu. Liều khởi đầu 0,5–1,2mg, sau đó 1 giờ uống tiếp 0,5–0,6mg. Tổng liều trung bình cho một đợt điều trị là 4-6 mg. Colchicin thường gây ra tiêu chảy, buồn nôn và chuột rút.

+ Nhóm thuốc NSAID ví dụ như Naproxen, indomethacin… giảm đau và chống viêm tốt nên có tác dụng rút ngắn thời gian của cơn gút cấp, đặc biệt là khi sử dụng trong 24 giờ đầu tiên. Tác dụng không mong muốn gây viêm loét dạ dày nên cần sử dụng sau khi ăn no.

+ Corticosteroid (ví dụ: prednison) có thể dùng đường uống hoặc tiêm vào khớp bị viêm để giảm đau và sưng gút cấp. Nhóm thuốc này cũng có thể được tiêm vào máu nếu các thuốc khác không phát huy hiệu quả hoặc nhiều khớp bị ảnh hưởng. Tiêm hormon adrenocorticotropic (ACTH) – một loại thuốc tổng hợp kích thích cơ thể sản xuất corticosteroid tự nhiên – có thể giúp điều trị đợt tấn công gút. Corticosteriod và ACTH thường bắt đầu có tác dụng trong vòng 24 giờ sau khi dùng.

Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cần chú ý:

– Có thể chườm lạnh và nâng khớp bị đau lên cao hơn.

– Uống nhiều nước lọc hoặc đun sôi để nguội.

– Nghỉ ngơi, tránh làm việc (stress có thể làm nặng thêm cơn gút)

Mặc dù cơn đau khởi phát đột ngột và đau dữ dội nhưng các đợt tấn công gút thường lên đến đỉnh điểm và hết trong vòng một tuần hoặc 10 ngày, sau đó biến mất hoàn toàn.

Phòng ngừa tái phát bằng cách kiểm soát chỉ số acid uric

Khi một đợt viêm gút cấp xuất hiện thì người bệnh có nguy cơ tái phát cơn gút cấp mới trong tương lai, nếu không có biện pháp điều trị hợp lý.

Mục tiêu của phòng ngừa tái phát bệnh gút chính là kiểm soát nồng độ acid uric ở ngưỡng an toàn <420 mmol/l.

Bác sỹ sẽ đợi cơn gút cấp chấm dứt và bắt đầu kê đơn thuốc này, bởi vì dùng thuốc giảm acid uric trong các đợt viêm cấp có thể làm tình trạng viêm xấu hơn hoặc kéo dài hơn.

Trong quá trình sử dụng thuốc giảm acid uric, nồng độ acid uric giảm xuống, các tinh thể urat trong khớp có thể thay đổi và là nguyên nhân gây ra một cơn gút khác. Do vậy, trong thời gian đầu dùng thuốc bác sĩ có thể kê một loại thuốc chống viêm như colchicin liều thấp, hoặc nhóm NSAID liều thấp để phòng ngừa cơn gút cấp tái phát.

Các thuốc làm giảm acid uric trong máu bao gồm:

Allopurinol là thuốc phổ biến nhất dùng trong điều trị gút. Ban đầu allopurinol được kê ở liều thấp hàng ngày, sau đó tăng dần liều theo thời gian. Các tác dụng không mong muốn thường gặp bao gồm phát ban da và đau dạ dày. Các vấn đề về dạ dày thường biến mất khi cơ thể thích ứng với thuốc. Và trong một số ít trường hợp, allopurinol có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Febuxostat có thể là một lựa chọn thay thế allopurinol nếu bạn gặp vấn đề về dị ứng với thuốc hoặc mắc các bệnh về thận. Thuốc bắt đầu với liều thấp, sau đó có thể tăng dần nếu nồng độ acid uric vẫn cao. Tác dụng không mong muốn của febuxostat là gây buồn nôn, đau cơ hoặc khớp.

Probenecid tác động lên thận giúp cơ thể tăng thải trừ axit uric. Thuốc dùng đường uống hàng ngày và có thể kết hợp với kháng sinh để tăng hiệu quả. Tác dụng không mong muốn thường gặp bao gồm sỏi thận, buồn nôn, nổi ban da, đau dạ dày và đau đầu.

Lesinurad là một thuốc đường uống giúp cơ thể thải trừ axit uric. Thuốc được sử dụng kết hợp vớ chất ức chế enzym xanthine oxyase (XOI), chẳng hạn như allopurinol hoặc febuxostat, để tăng cường hiệu quả cho bệnh nhân gút không kiểm soát được bằng XOI liều tối đa đơn độc. Các TDKMM thường gặp bao gồm đau đầu, các triệu chứng cảm cúm, tăng creatinin máu, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), tác dụng phụ liên quan đến thận và sỏi thận. Lesinurad cũng có thể làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch. Bệnh nhân nên uống nhiều nước để tránh bị sỏi thận.

Pegloticase được sử dụng khi các loại thuốc tiêu chuẩn không thể hạ nồng độ axit uric trong máu – một tình trạng bệnh gút mãn tính dai dẳng. Pegloticase làm giảm axit uric nhanh chóng và xuống mức thấp hơn so với các loại thuốc khác. TDKMM có thể gặp bao gồm phản ứng khi tiêm, cơn gout cấp, buồn nôn, bầm tím, đau họng, táo bón, đau ngực và nôn

Một trong những cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe khi bị bệnh gút là người bệnh đóng vai trò chủ động trong việc điều trị – một quá trình gọi là tự quản lý bản thân.

Dưới đây là một số thay đổi lối sống có thể thực hiện để giúp quản lý bệnh gút:

Áp dụng thói quen lối sống lành mạnh là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị gút hiệu quả. Chế độ ăn uống lành mạnh, tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên và giảm cân (nếu cần) có thể làm giảm nguy cơ đợt tấn công gút lặp lại, cũng như nguy cơ phát triển bệnh tim thường gặp ở những người bị bệnh gút.

Chế độ ăn

Xây dựng một chế độ ăn kéo dài suốt đời tập trung vào việc tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch nên là mục tiêu cho những người bị bệnh gút. Chế độ ăn này bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm, đặc biệt là rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein thực vật như các loại hạt hay cây họ đậu, và sữa ít chất béo. Đường tinh chế và thực phẩm đã chế biến nên được giữ ở mức tối thiểu.

Những thực phẩm sau đây làm giảm nồng độ axit uric hoặc tốt cho tim:

–  Sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa ít béo khác

– Thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt

– Dầu thực vật (ô liu, cải dầu, hướng dương)

– Tất cả các loại rau

– Một số loại trái cây  (ít đường)

– Thực phẩm bổ sung vitamin C (500 đến 1000 miligam mỗi ngày)

– Cà phê (Nếu bạn đang uống)

– Nước

Các loại thực phẩm sau đây chứa nhiều purin hoặc được biết làm tăng nguy cơ gây ra các cơn gút cấp:

– Thịt đỏ và nội tạng (gan, lưỡi và lách)

– Động vật có vỏ như tôm, tôm hùm

– Đồ uống có đường

– Rượu dùng quá mức

Hoạt động thể chất và kiểm soát cân nặng

Đạt và duy trì cân nặng phù hợp là một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh gút. Giảm cân không chỉ giúp giảm axit uric trong máu, mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ, là hai vấn đề thường gặp ở những bệnh nhân gút. Hoạt động thể chất là một phần quan trọng của việc kiểm soát cân nặng. Nhưng việc bắt đầu giảm cân hoặc hoạt động thể chất thì không phải luôn luôn dễ dàng. Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân đặt ra các mục tiêu mang tính thực tế và chọn bài tập phù hợp.

Bác Sĩ Chuyên Khoa II / Nguyên Vụ Trưởng VỤ YHCT – Bộ Y Tế/ Thầy thuốc ưu tú, BS.LG / Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

Sending
User Review
4 (8 votes)

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

MÃ TIỀN CHẾ

Mã tiền là dược liệu quý được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền hàng trăm năm nay. Mã tiền chế thường được dùng như vị thuốc chủ trị có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, giúp trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống viêm, chống tê mỏi, giảm đau nhanh cơn đau xương khớp cũng như giúp điều trị các bệnh lý nhược cơ, bại liệt rất tốt. Mã tiền chưa qua chế biến chứa độc tố nên chỉ dùng ngâm rượu xoa bóp bên ngoài để điều trị đau nhức xương khớp. Trong khi đó, mã tiền qua chế biến, loại bỏ độc tính, dùng đường uống phát huy hiệu quả rõ rệt và tác dụng nhanh hơn. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa phong thấp hiệu quả sử dụng vị thuốc Mã tiền chế làm thành phần chính.

👉 Tác Dụng Thần Kỳ Của Mã Tiền Chế

HY THIÊM

Hy thiêm còn có tên dân gian là cây chó đẻ hoa vàng- một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp của y học cổ truyền. Trong bào chế Đông y, thường tẩm rượu và mật, đồ chín, phơi khô; nếu làm được 9 lần thì tốt nhất. Hy thiêm có vị đắng, tính hàn, hơi có độc; vào các kinh can và thận, có tác dụng khu phong trừ thấp, hoạt huyết giảm đau, lợi gân xương. Để chữa các bệnh về khớp, lấy cây hy thiêm tươi đem về nấu nước uống thay nước lọc hằng ngày hoặc có thể phơi khô hy thiêm và nấu nước uống dần.

DÂY GẮM

Cây gắm thuốc loại dây leo mọc hoang ở nhiều khu vực cao thuộc các tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Hòa Bình,… Dây gắm được các thu hái trên rừng vào một thời điểm nhất định trong năm, sau đó được rửa sạch, thái nhỏ, sao khô và bảo quản thật kỹ trước khi cho vào nấu cao. Theo đông y, cây gắm có  vị đắng, tính bình có thể dùng để chữa các bệnh phong thấp, bệnh gout rất lành tính và hữu hiệu. Đồng thời, nghiên cứu mới nhất cũng khẳng định cao gắm an toàn khi sử dụng. Tác dụng giảm đau, giảm sưng, hạ axit uric máu ở cả hai nhóm bệnh gout mạn và gout cấp.

BỒ CÔNG ANH

Bồ công anh được sử dụng như một loại thảo dược giúp chữa nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là thận và gan. Theo đông y, cây bồ công anh còn giúp tăng sản xuất mật và lợi tiểu, giúp làm sạch cơ thể một cách tự nhiên. Lá bồ công anh giàu vitamin A, C, canxi và sắt, được sử dụng như thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa và dùng làm thuốc bổ. Bồ công anh còn được xem là một thuốc lợi tiểu tự nhiên giúp ngăn ngừa các vấn đề về thận, giúp loại bỏ các chất độc hại, bao gồm cả axit uric ra khỏi hệ thống tiết niệu. Đồng thời, thảo dược là một chất khử trùng tự nhiên và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

Mã Tiền Chế

Mã tiền là dược liệu quý được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền hàng trăm năm nay. Mã tiền chế thường được dùng như vị thuốc chủ trị có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, giúp trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống viêm, chống tê mỏi, giảm đau nhanh cơn đau xương khớp cũng như giúp điều trị các bệnh lý nhược cơ, bại liệt rất tốt. Mã tiền chưa qua chế biến chứa độc tố nên chỉ dùng ngâm rượu xoa bóp bên ngoài để điều trị đau nhức xương khớp. Trong khi đó, mã tiền qua chế biến, loại bỏ độc tính, dùng đường uống phát huy hiệu quả rõ rệt và tác dụng nhanh hơn. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa phong thấp hiệu quả sử dụng vị thuốc Mã tiền chế làm thành phần chính.

👉 Tác Dụng Thần Kỳ Của Mã Tiền Chế

Hy Thiêm

Hy thiêm còn có tên dân gian là cây chó đẻ hoa vàng- một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp của y học cổ truyền. Trong bào chế Đông y, thường tẩm rượu và mật, đồ chín, phơi khô; nếu làm được 9 lần thì tốt nhất. Hy thiêm có vị đắng, tính hàn, hơi có độc; vào các kinh can và thận, có tác dụng khu phong trừ thấp, hoạt huyết giảm đau, lợi gân xương. Để chữa các bệnh về khớp, lấy cây hy thiêm tươi đem về nấu nước uống thay nước lọc hằng ngày hoặc có thể phơi khô hy thiêm và nấu nước uống dần.

Dây Gắm

Cây gắm thuốc loại dây leo mọc hoang ở nhiều khu vực cao thuộc các tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Hòa Bình,… Dây gắm được các thu hái trên rừng vào một thời điểm nhất định trong năm, sau đó được rửa sạch, thái nhỏ, sao khô và bảo quản thật kỹ trước khi cho vào nấu cao. Theo đông y, cây gắm có  vị đắng, tính bình có thể dùng để chữa các bệnh phong thấp, bệnh gout rất lành tính và hữu hiệu. Đồng thời, nghiên cứu mới nhất cũng khẳng định cao gắm an toàn khi sử dụng. Tác dụng giảm đau, giảm sưng, hạ axit uric máu ở cả hai nhóm bệnh gout mạn và gout cấp.

Bồ Công Anh

Bồ công anh được sử dụng như một loại thảo dược giúp chữa nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là thận và gan. Theo đông y, cây bồ công anh còn giúp tăng sản xuất mật và lợi tiểu, giúp làm sạch cơ thể một cách tự nhiên. Lá bồ công anh giàu vitamin A, C, canxi và sắt, được sử dụng như thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa và dùng làm thuốc bổ. Bồ công anh còn được xem là một thuốc lợi tiểu tự nhiên giúp ngăn ngừa các vấn đề về thận, giúp loại bỏ các chất độc hại, bao gồm cả axit uric ra khỏi hệ thống tiết niệu. Đồng thời, thảo dược là một chất khử trùng tự nhiên và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






LẮNG NGHE TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Chuyên Gia Tư Vấn

BÁC SĨ TƯ VẤN SỨC KHỎE TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VIỆT NAM

Đông Y Chưa Trị Tê Buồn Chân Tay
Phòng Ngừa Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Bí Quyết Chữa Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
Đau Vai Gáy - Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách
Thuốc Nam Chữa Trị Thoái Hoá Cột Sống

Radio Sức Khỏe

— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÀI VIẾT HAY NÊN ĐỌC

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

2020-09-04T12:30:24+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button