Trước đây, gút là bệnh được coi của người giàu, vua chúa vì có nguyên nhân lớn đến từ chế độ ăn giàu purin (thực phẩm giàu purin có một số loại đắt tiền). Tuy nhiên, khi xã hội phát triển, gút có thể xuất hiện ở bất cứ người thuộc tầng lớp nào, có thể gặp ở cả người sống tại thành phố và người sống ở nông thôn. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp của người mắc gút.
Bệnh Gút Là Gì?
Gút là một bệnh viêm khớp mãn tính do acid uric trong máu tăng cao, lắng đọng trong các khớp và mô mềm. Biểu hiện thường gặp là viêm sưng, nóng đỏ, đau dữ dội, cứng khớp. Đa phần triệu chứng xuất hiện ở khớp ngón chân cái và khớp bàn chân đầu tiên, sau đó mới xuất hiện ở các khớp khác như ngón tay, mắt cá, đầu gối, khuỷu tay,… Khi bệnh phát triển, tophi xuất hiện, gây đau đớn nhiều hơn, tạo áp lực và tổn thương sụn khớp.
Acid Uric Là Gì?
Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của purin (một loại protein). Purin được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như cá cơm, cá thu, nội tạng động vật, thịt đỏ,…
Thông thường acid uric sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Vì một lý do gì đó, acid uric được tăng sản xuất sẽ gây ra hiện tượng tăng acid uric máu. Acid uric cũng có thể lắng đọng trong thận gây sỏi thận.
Bệnh Giả Gút Là Bệnh Gì?
Đây là một loại viêm khớp thường bị nhầm lẫn với bệnh gút do có cùng triệu chứng đau khớp đột ngột, sưng, nóng, đỏ, tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh là do tinh thể calci phosphat chứ không phải tinh thể acid uric.
Nguyên Nhân Thường Gặp Của Bệnh Gút?
Di truyền, thừa cân béo phì, bệnh lý mắc kèm (tiểu đường, cholesterol cao, bệnh thận mãn tính, tăng huyết áp,… có thể cản trở hoạt động đào thải của thận gây tích tụ acid uric), uống rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn giàu purin là những nguyên nhân phổ biến.
Những Ai Có Nguy Cơ Mắc Bệnh Gút?
- Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh gút, nhất là bố mẹ.
- Nam giới 30-60, phụ nữ sau mãn kinh.
- Người thừa cân béo phì.
- Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao gấp đôi các chủng tộc khác.
- Người bị chấn thương, nhiễm trùng, phẫu thuật, trị liệu hóa chất, phẫu thuật.
- Người đang sử dụng một số loại thuốc làm tăng acid uric máu.
Bệnh Gút Có Lây Không?
Bệnh gút không lây nhưng có nguyên nhân do di truyền, có nghĩa là nếu bố mẹ bạn mắc gút, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Thuốc Nào Có Thể Làm Tăng Nguy Cơ Mắc Gút?
- Thuốc lợi tiểu Thiazid là phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh tăng huyết áp làm giảm bài tiết acid uric qua nước tiểu.
- Vitamin B3 (niacin hoặc acid nicotinic)
- Levodopa, một loại thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson.
- Cyclosporine, một loại thuốc ức chế miễn dịch, thường thấy ở bệnh nhân ghép tạng.
- Aspirin và các loại thuốc có chứa salicylate khác.
Những Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Của Gút?
- Đau khớp đột ngột và dữ dội về ban đêm.
- Vị trí đau thường gặp nhất là ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối
- Hiện tượng sưng nóng đỏ đau tại khớp
- Xét nghiệm máu cho thấy acid uric cao
- Tinh thể acid uric tìm thấy trong dịch khớp.
Các vị trí đau thường gặp do gút
Người Bệnh Gút Có Cần Dùng Thuốc Suốt đời không?
Điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh gút ở mỗi người. Có một số người chỉ cần dùng thuốc khi có cơn gút cấp. Ở một số người khác, khi dừng thuốc hoặc giảm uống thuốc, cơn gút sẽ quay trở lại; những trường hợp này tốt nhất là dùng thuốc lâu dài để giảm tiến triển của bệnh.
Gút Có Kiểm Soát Được Không?
Một số thay đổi trong lối sống có thể giúp kiểm soát cơn gút và giảm tần suất tái phát trong tương lai:
- Uống thuốc đúng giờ hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ
- Kiểm tra định kì
- Giảm cân (nếu bạn bị thừa cân béo phì)
- Tập thể dục hàng ngày
- Thay đổi chế độ ăn uống: tránh thực phẩm giàu purin và rượu, uống nhiều nước.
Lưu ý: các biện pháp giảm cân tập trung vào chế độ ăn ít carbohydrate không được khuyến khích vì khi lượng carbohydrate thấp sẽ kích thích cơ thể đốt cháy chất béo và protein để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Sự đốt cháy chất béo hình thành ketone và lượng ketone dư thừa có thể làm tăng nồng độ acid uric.
Các Thay Đổi Trong Chế Độ Ăn Uống Của Bệnh Nhân Gút?
Thực phẩm nên tránh:
- Tốt nhất nên tránh tất cả các loại thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng, cá cơm, thịt đỏ, đậu khô và đậu Hà Lan, măng tây, cá trích, cá thu, nấm, cá mòi, sò điệp, bánh ngọt.
- Kiêng đồ uống có cồn. Rượu được biết là làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
- Tránh thực phẩm và đồ uống có đường.
Thực phẩm nên ăn:
Tập trung vào thực phẩm như các sản phẩm sữa ít béo, sữa tách kem, thực phẩm nguyên hạt, dầu thực vật, cà phê và trái cây (không quá ngọt). Bổ sung vitamin C cũng được biết là hữu ích trong việc giảm bệnh gút. Uống nhiều nước vì nó có thể giúp loại bỏ acid uric dư thừa khỏi cơ thể.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết