TÌM HIỂU BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
Tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ trên thế giới là khoảng 15%. Tại Việt Nam, theo khảo sát của các bệnh viện chuyên khoa sản trên toàn quốc, trong giai đoạn từ năm 2001 – 2004, tỷ lệ phát hiện bệnh đái tháo đường thai kỳ vào khoảng 3% – 4%, tuy nhiên đến năm 2012, tỷ lệ này đã tăng lên mức 20% trên tổng số thai phụ được khám tại các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa.
Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng tiểu đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 trước đó.
Đa số tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát được thông qua chế độ ăn uống và tập luyện thể chất, một số trường hợp vẫn phải sử dụng insulin. Sau khi sinh em bé, tình trạng tiểu đường thường sẽ hết. Tuy nhiên những người mắc tiểu đường thai kì thường có nguy cơ cao bị mắc tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.
Các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
Hiếm khi tiểu đường thai kỳ có triệu chứng nhận biết, nếu có các triệu chứng này thường rất nhẹ và bao gồm:
- Mệt mỏi
- Nhìn mờ
- Khát nước, khô miệng
- Tiểu nhiều
- Ngủ ngáy
Các biến chứng của tiểu đường thai kỳ
- Các nguy cơ cho em bé: quá cân, trẻ sinh non có thể suy hô hấp, hạ đường huyết, nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 khi lớn lên.
- Các nguy cơ cho mẹ: huyết áp cao và tiền sản giật, nguy cơ tiểu đường trong tương lai.
Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ: có thể áp dụng 1 trong 2 phương pháp sau đây
Phương pháp 1 bước (one-step strategy)
Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (75-g OGTT): đo nồng độ glucose huyết tương lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán ĐTĐ trước đó. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ. Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi bất kỳ giá trị glucose huyết thoả mãn tiêu chuẩn sau đây:
– Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
– Ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
– Ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)
Phương pháp 2 bước (two-step strategy)
– Bước 1: Thực hiện nghiệm pháp uống glucose 50g hoặc uống glucose 50 gam (glucose loading test: GLT): Uống 50 gam glucose (trước đó không nhịn đói), đo glucose huyết tương tại thời điểm 1 giờ, ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán ĐTĐ trước đó. Nếu mức glucose huyết tương được đo lường tại thời điểm 1 giờ sau uống là 130 mg/dL, 135 mg/dL, hoặc 140 mg/dL (7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L) tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g.
– Bước 2: Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g (100-g OGTT): Nghiệm pháp phải được thực hiện khi bệnh nhân đang đói: Bệnh nhân nhịn đói, uống 100 gam glucose pha trong 250-300ml nước, đo glucose huyết lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, sau khi uống glucose. Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi ít nhất có 2 trong 4 giá trị mức glucose huyết tương bằng hoặc vượt quá các ngưỡng sau đây:
Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ
Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ hiện chưa rõ ràng, tuy nhiên hormone có thể đóng một vai trò vì trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ tiết ra một lượng lớn hormone như kích nhũ tố nhau thai hPL (human placental lactogen) có vai trò phát triển bánh rau, tạo sữa, giảm lượng đường hấp thu vào cơ thể mẹ và một số hormone làm tăng đối kháng với insulin.
Những hormone này tăng lên theo thời gian và khiến cơ thể kháng lại insulin, thông thường ở mức độ nhẹ. Nếu tình trạng kháng insulin quá mạnh, lượng đường trong máu của thai phụ tăng lên bất thường, gây ra tiểu đường thai kỳ.
Các yếu tố nguy cơ
Bạn có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ nếu:
- Thừa cân trước khi mang thai.
- L người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, người châu Á, Tây Ban Nha.
- Tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường.
- Đã từng mắc tiểu đường thai kỳ trước đây.
- Cao huyết áp.
- Sinh con lớn hơn 4kg
- Đã từng sảy thai không rõ nguyên nhân hoặc thai lưu.
Điều trị tiểu đường thai kỳ
Hầu hết các trường hợp tiểu đường thai kỳ cần kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn và kiểm soát tình trạng đường huyết của bạn bằng cách ăn uống lành mạnh song song với tập thể dục thường xuyên. Chỉ khoảng 10-20% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cần dùng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.
Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ
Chế độ ăn uống cân bằng là chìa khóa để kiểm soát đường huyết trong thai kỳ.
Carbohydrate
Tổng lượng carbohydrate hàng ngày nên từ 120 – 195g, chia cho 3 bữa chính và 2 bữa phụ trong ngày. Việc chia nhỏ lượng carbohydrate sẽ ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột ngột.
Các loại carbohydrate nên ăn bao gồm ngũ cốc, gạo lứt, các loại đậu, trái cây ít đường.
Protein
Bà bầu nên ăn ít nhất 60g protein mỗi ngày. Nguồn protein tốt bao gồm thịt nạc và thịt gia cầm, cá, đậu phụ.
Chất béo
Chất béo có lợi nên được kết hợp vào chế độ ăn của bạn bao gồm các loại hạt, dầu oliu và bơ.
Tiểu đường thai kỳ có thể phòng tránh được không?
Không thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc tình trạng này.
Nếu bạn bị thừa cân và có kế hoạch sinh con trong tương lai gần, bạn nên giảm cân để giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —
User Review
( votes)
User Review
( votes)Bài Viết Liên Quan
Tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ trên thế giới là khoảng 15%. Tại Việt Nam, theo khảo sát của các bệnh viện chuyên khoa sản trên toàn quốc, trong giai đoạn từ năm 2001 – 2004, tỷ lệ phát hiện bệnh đái tháo đường thai kỳ vào khoảng 3% – 4%, tuy nhiên đến năm 2012, tỷ lệ này đã tăng lên mức 20% trên tổng số thai phụ được khám tại các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa.
Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng tiểu đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 trước đó.
Đa số tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát được thông qua chế độ ăn uống và tập luyện thể chất, một số trường hợp vẫn phải sử dụng insulin. Sau khi sinh em bé, tình trạng tiểu đường thường sẽ hết. Tuy nhiên những người mắc tiểu đường thai kì thường có nguy cơ cao bị mắc tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.
Các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
Hiếm khi tiểu đường thai kỳ có triệu chứng nhận biết, nếu có các triệu chứng này thường rất nhẹ và bao gồm:
- Mệt mỏi
- Nhìn mờ
- Khát nước, khô miệng
- Tiểu nhiều
- Ngủ ngáy
Các biến chứng của tiểu đường thai kỳ
- Các nguy cơ cho em bé: quá cân, trẻ sinh non có thể suy hô hấp, hạ đường huyết, nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 khi lớn lên.
- Các nguy cơ cho mẹ: huyết áp cao và tiền sản giật, nguy cơ tiểu đường trong tương lai.
Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ: có thể áp dụng 1 trong 2 phương pháp sau đây
Phương pháp 1 bước (one-step strategy)
Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (75-g OGTT): đo nồng độ glucose huyết tương lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán ĐTĐ trước đó. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ. Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi bất kỳ giá trị glucose huyết thoả mãn tiêu chuẩn sau đây:
– Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
– Ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
– Ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)
Phương pháp 2 bước (two-step strategy)
– Bước 1: Thực hiện nghiệm pháp uống glucose 50g hoặc uống glucose 50 gam (glucose loading test: GLT): Uống 50 gam glucose (trước đó không nhịn đói), đo glucose huyết tương tại thời điểm 1 giờ, ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán ĐTĐ trước đó. Nếu mức glucose huyết tương được đo lường tại thời điểm 1 giờ sau uống là 130 mg/dL, 135 mg/dL, hoặc 140 mg/dL (7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L) tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g.
– Bước 2: Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g (100-g OGTT): Nghiệm pháp phải được thực hiện khi bệnh nhân đang đói: Bệnh nhân nhịn đói, uống 100 gam glucose pha trong 250-300ml nước, đo glucose huyết lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, sau khi uống glucose. Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi ít nhất có 2 trong 4 giá trị mức glucose huyết tương bằng hoặc vượt quá các ngưỡng sau đây:
Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ
Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ hiện chưa rõ ràng, tuy nhiên hormone có thể đóng một vai trò vì trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ tiết ra một lượng lớn hormone như kích nhũ tố nhau thai hPL (human placental lactogen) có vai trò phát triển bánh rau, tạo sữa, giảm lượng đường hấp thu vào cơ thể mẹ và một số hormone làm tăng đối kháng với insulin.
Những hormone này tăng lên theo thời gian và khiến cơ thể kháng lại insulin, thông thường ở mức độ nhẹ. Nếu tình trạng kháng insulin quá mạnh, lượng đường trong máu của thai phụ tăng lên bất thường, gây ra tiểu đường thai kỳ.
Các yếu tố nguy cơ
Bạn có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ nếu:
- Thừa cân trước khi mang thai.
- L người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, người châu Á, Tây Ban Nha.
- Tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường.
- Đã từng mắc tiểu đường thai kỳ trước đây.
- Cao huyết áp.
- Sinh con lớn hơn 4kg
- Đã từng sảy thai không rõ nguyên nhân hoặc thai lưu.
Điều trị tiểu đường thai kỳ
Hầu hết các trường hợp tiểu đường thai kỳ cần kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn và kiểm soát tình trạng đường huyết của bạn bằng cách ăn uống lành mạnh song song với tập thể dục thường xuyên. Chỉ khoảng 10-20% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cần dùng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.
Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ
Chế độ ăn uống cân bằng là chìa khóa để kiểm soát đường huyết trong thai kỳ.
Carbohydrate
Tổng lượng carbohydrate hàng ngày nên từ 120 – 195g, chia cho 3 bữa chính và 2 bữa phụ trong ngày. Việc chia nhỏ lượng carbohydrate sẽ ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột ngột.
Các loại carbohydrate nên ăn bao gồm ngũ cốc, gạo lứt, các loại đậu, trái cây ít đường.
Protein
Bà bầu nên ăn ít nhất 60g protein mỗi ngày. Nguồn protein tốt bao gồm thịt nạc và thịt gia cầm, cá, đậu phụ.
Chất béo
Chất béo có lợi nên được kết hợp vào chế độ ăn của bạn bao gồm các loại hạt, dầu oliu và bơ.
Tiểu đường thai kỳ có thể phòng tránh được không?
Không thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc tình trạng này.
Nếu bạn bị thừa cân và có kế hoạch sinh con trong tương lai gần, bạn nên giảm cân để giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Bình Luận Bài Viết