Nguyên Nhân Chính Của Viêm Loét Dạ Dày
Viêm loét dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra và có nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày… Nhiều trường hợp bệnh tiến triển mà không có triệu chứng, và người bệnh cũng chủ quan với những nguy cơ có thể gặp phải.
Viêm loét dạ dày là kết quả của sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố: yếu tố bảo vệ và yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày. Yếu tố bảo vệ của dạ dày là lớp niêm mạc bình thường có lớp nhầy bao phủ chống lại môi trường acid trong dạ dày, nhưng nếu nồng độ acid trong dạ dày tăng lên hoặc lượng chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày giảm sẽ gây ra loét dạ dày. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng đó:
1. Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)
Được phát hiện ra năm 1982 bởi các nhà khoa học Úc, Helicobacter pylori (còn gọi là xoắn khuẩn HP) được cho là tác nhân gây nhiễm khuẩn mạn tính phổ biến nhất thế giới, đồng thời là căn nguyên chính của viêm loét dạ dày và loét đường tiêu hóa.
Hầu hết các loại vi khuẩn không thể sống trong dạ dày vì đây là môi trường rất axit .Tuy nhiên, vi khuẩn HP có thể sống và sinh sôi thuận lợi trong lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày, bởi chúng tiết ra một loại enzyme gọi là urease. Chính enzyme urease này tạo ra các chất trung hòa giúp bảo vệ HP khỏi tính axit mạnh của dạ dày.
Pic 1: Vi khuẩn H. pylori gây viêm loét dạ dày
HP gây viêm loét dạ dày như thế nào?
HP hiện diện trong cơ thể con người là điều rất phổ biến, bởi chúng lây lan rất dễ dàng thông qua việc dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hay phân của người nhiễm bệnh. Trong điều kiện bình thường thì HP không gây hại, nhưng khi lớp nhầy bao phủ niêm mạc bị phá vỡ nó có thể gây viêm và dẫn đến loét dạ dày.
Xoắn khuẩn HP sẽ sản sinh ra NH3, điều này làm cản trở sự tổng hợp chất nhầy, đồng thời làm biến dạng cấu trúc phân tử của chất nhầy khiến cho lớp chất nhầy của niêm mạc dạ dày dễ bị tiêu hủy bởi Pepsin (là một loại men tiêu hóa thức ăn của chính dạ dày tiết ra). Bên cạnh đó, HP còn tiết ra các loại enzyme và độc tố gây tổn thương trực tiếp lên tế bào niêm mạc dạ dày.
Xoắn khuẩn HP tồn tại trong cơ thể người khỏe mạnh là điều rất phổ biến. Tuy nhiên có người bị loét dạ dày, có người không bị, điều này có thể phụ thuộc và đặc điểm cá nhân, yếu tố môi trường hoặc di truyền của họ.
2. Sử dụng thuốc
Việc sử dụng thường xuyên và lâu dài một số loại thuốc có thể dẫn đến loét dạ dày, trong đó đáng lưu ý nhất là nhóm thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAID) và aspirin. NSAID là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt nên có lượng sử dụng rất phổ biến. Đây là nhóm thuốc mà người bệnh có thể mua không cần đơn thuốc của bác sĩ, và thường là tự sử dụng không theo khuyến cáo, vì vậy nguy cơ xảy ra loét dạ dày trên nền các bệnh mạn tính là điều rất dễ xảy ra.
Pic 2: NSAID là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Tại sao nhóm thuốc giảm đau NSAID có thể gây viêm loét dạ dày?
Một số thuốc thuộc nhóm NSAID được sử dụng phổ biến như ibuprofen, diclofenac, indomethacin, piroxicam, naproxen… Hiệu quả điều trị giảm đau, chống viêm, hạ sốt của aspirin cũng như các NSAID có được là nhờ thông qua ức chế sản xuất prostaglandin – đây là một chất trung gian hóa học có vai trò trong sự hình thành quá trình viêm, đau, sốt, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng làm tăng giảm chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Như vậy, song song với tác dụng làm giảm đau, chống viêm, hạ sốt, thì các NSAID đồng thời cũng gây nên tác dụng phụ đó là làm giảm sự tạo thành chất nhầy của niêm mạc dạ dày, do đó acid sẵn có trong dạ dày sẽ tấn công niêm mạc của chính nó và gây loét. Các NSAID đường uống, đường tiêm, đặt, bôi ngoài trên diện rộng, kéo dài… đều có thể gây loét dạ dày.
Các yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày khi sử dụng NSAID
Tỷ lệ gặp phản ứng có hại trên đường tiêu hóa dao động từ 5% đến 50% ở những bệnh nhân dùng NSAID. Khoảng 1-2% số bệnh nhân sử dụng NSAID phải nhập viện do các biến chứng nghiêm trọng như thủng và xuất huyết tiêu hóa. Cả hai biến chứng này đều có tỷ lệ tử vong cao.
Như vậy, có thể thấy nguy cơ viêm loét dạ dày khi sử dụng NSAID ở mức khá cao. Trong một báo cáo tổng hợp các hướng dẫn điều trị từ năm 1999 đến 2009 tại Mỹ, Hồng Kông, Canada, Tây Ban Nha, khi người bệnh sử dụng các thuốc NSAID và kèm theo các yếu tố sau thì sẽ có nguy cơ cao bị viêm loét dạ dày:
– Tuổi cao (60-75 tuổi)
– Tiền sử loét dạ dày tá tràng có hoặc không có biến chứng
– Dùng đồng thời với thuốc chống đông
– Dùng đồng thời với corticosteroid
– Dùng đồng thời với aspirin liều thấp
– Dùng nhiều NSAID đồng thời
– Các yếu tố nguy cơ khác: dùng liều cao NSAID, dùng đồng thời với clopidogrel, các thuốc chống trầm cảm SSRI, tiền sử bệnh tiêu hóa, viêm khớp dạng thấp, bệnh tim mạch, nhiễm HP.
Làm thế nào để phòng tránh/giảm bớt tác hại loét dạ dày khi dùng NSAID?
– Dùng các dạng bào chế thích hợp: dùng NSAID dạng viên bao tan trong ruột, hoặc dạng viên sủi, bột hòa tan.
– Dùng thêm các thuốc chống loét: như các thuốc ức chế bơm proton (Prilosec, Nexium…), thuốc bao niêm mạc dạ dày (Maalox, Attapulgite…), prostaglandin tổng hợp (Misoprostol)
3. Hội chứng Zollinger-Ellison
Hội chứng Zollinger-Ellison là một rối loạn hiếm gặp, xảy ra khi một hoặc nhiều khối u hình thành trong tuyến tụy và tá tràng. Các khối u giải phóng một lượng lớn gastrin, một loại hormone khiến dạ dày sản xuất một lượng lớn axit. Các axit dư thừa gây ra loét dạ dày, tá tràng và các triệu chứng kèm theo khác.
4. Các yếu tố nguy cơ khác
Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày, tuy nhiên bằng chứng vẫn chưa rõ ràng:
– Stress: sự căng thẳng thần kinh do các stress tâm lý kéo dài gây nên trạng thái cường phó giao cảm, do đó gây tăng tiết axit HCl (một loại axit trong dịch dạ dày) và tăng bóp cơ trơn dạ dày.
– Yếu tố thể tạng: người có nhóm máu O có tần suất bị bệnh cao hơn các nhóm máu khác, nguyên nhân có thể do sự liên quan giữa kháng nguyên HLA B5 (là kháng nguyên thường được tìm thấy trên một số tế bào máu) với tần suất loét dạ dày tá tràng.
– Thói quen ăn uống, sinh hoạt: hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng các chất kích thích, ăn các thức ăn cay nóng…
Như vậy, bệnh lý viêm loét dạ dày có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù bệnh khó chữa khỏi ngay lập tức và triệt để, tuy nhiên biết được những yếu tố căn nguyên này sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị viêm loét dạ dày phù hợp nhất.
Bài Viết Liên Quan
Nguyên Nhân Chính Của
Viêm Loét Dạ Dày
Viêm loét dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra và có nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày… Nhiều trường hợp bệnh tiến triển mà không có triệu chứng, và người bệnh cũng chủ quan với những nguy cơ có thể gặp phải.
Viêm loét dạ dày là kết quả của sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố: yếu tố bảo vệ và yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày. Yếu tố bảo vệ của dạ dày là lớp niêm mạc bình thường có lớp nhầy bao phủ chống lại môi trường acid trong dạ dày, nhưng nếu nồng độ acid trong dạ dày tăng lên hoặc lượng chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày giảm sẽ gây ra loét dạ dày. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng đó:
1. Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)
Được phát hiện ra năm 1982 bởi các nhà khoa học Úc, Helicobacter pylori (còn gọi là xoắn khuẩn HP) được cho là tác nhân gây nhiễm khuẩn mạn tính phổ biến nhất thế giới, đồng thời là căn nguyên chính của viêm loét dạ dày và loét đường tiêu hóa.
Hầu hết các loại vi khuẩn không thể sống trong dạ dày vì đây là môi trường rất axit .Tuy nhiên, vi khuẩn HP có thể sống và sinh sôi thuận lợi trong lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày, bởi chúng tiết ra một loại enzyme gọi là urease. Chính enzyme urease này tạo ra các chất trung hòa giúp bảo vệ HP khỏi tính axit mạnh của dạ dày.
Pic 1: Vi khuẩn H. pylori gây viêm loét dạ dày
HP gây viêm loét dạ dày như thế nào?
HP hiện diện trong cơ thể con người là điều rất phổ biến, bởi chúng lây lan rất dễ dàng thông qua việc dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hay phân của người nhiễm bệnh. Trong điều kiện bình thường thì HP không gây hại, nhưng khi lớp nhầy bao phủ niêm mạc bị phá vỡ nó có thể gây viêm và dẫn đến loét dạ dày.
Xoắn khuẩn HP sẽ sản sinh ra NH3, điều này làm cản trở sự tổng hợp chất nhầy, đồng thời làm biến dạng cấu trúc phân tử của chất nhầy khiến cho lớp chất nhầy của niêm mạc dạ dày dễ bị tiêu hủy bởi Pepsin (là một loại men tiêu hóa thức ăn của chính dạ dày tiết ra). Bên cạnh đó, HP còn tiết ra các loại enzyme và độc tố gây tổn thương trực tiếp lên tế bào niêm mạc dạ dày.
Xoắn khuẩn HP tồn tại trong cơ thể người khỏe mạnh là điều rất phổ biến. Tuy nhiên có người bị loét dạ dày, có người không bị, điều này có thể phụ thuộc và đặc điểm cá nhân, yếu tố môi trường hoặc di truyền của họ.
2. Sử dụng thuốc
Việc sử dụng thường xuyên và lâu dài một số loại thuốc có thể dẫn đến loét dạ dày, trong đó đáng lưu ý nhất là nhóm thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAID) và aspirin. NSAID là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt nên có lượng sử dụng rất phổ biến. Đây là nhóm thuốc mà người bệnh có thể mua không cần đơn thuốc của bác sĩ, và thường là tự sử dụng không theo khuyến cáo, vì vậy nguy cơ xảy ra loét dạ dày trên nền các bệnh mạn tính là điều rất dễ xảy ra.
Pic 2: NSAID là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Tại sao nhóm thuốc giảm đau NSAID có thể gây viêm loét dạ dày?
Một số thuốc thuộc nhóm NSAID được sử dụng phổ biến như ibuprofen, diclofenac, indomethacin, piroxicam, naproxen… Hiệu quả điều trị giảm đau, chống viêm, hạ sốt của aspirin cũng như các NSAID có được là nhờ thông qua ức chế sản xuất prostaglandin – đây là một chất trung gian hóa học có vai trò trong sự hình thành quá trình viêm, đau, sốt, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng làm tăng giảm chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Như vậy, song song với tác dụng làm giảm đau, chống viêm, hạ sốt, thì các NSAID đồng thời cũng gây nên tác dụng phụ đó là làm giảm sự tạo thành chất nhầy của niêm mạc dạ dày, do đó acid sẵn có trong dạ dày sẽ tấn công niêm mạc của chính nó và gây loét. Các NSAID đường uống, đường tiêm, đặt, bôi ngoài trên diện rộng, kéo dài… đều có thể gây loét dạ dày.
Các yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày khi sử dụng NSAID
Tỷ lệ gặp phản ứng có hại trên đường tiêu hóa dao động từ 5% đến 50% ở những bệnh nhân dùng NSAID. Khoảng 1-2% số bệnh nhân sử dụng NSAID phải nhập viện do các biến chứng nghiêm trọng như thủng và xuất huyết tiêu hóa. Cả hai biến chứng này đều có tỷ lệ tử vong cao.
Như vậy, có thể thấy nguy cơ viêm loét dạ dày khi sử dụng NSAID ở mức khá cao. Trong một báo cáo tổng hợp các hướng dẫn điều trị từ năm 1999 đến 2009 tại Mỹ, Hồng Kông, Canada, Tây Ban Nha, khi người bệnh sử dụng các thuốc NSAID và kèm theo các yếu tố sau thì sẽ có nguy cơ cao bị viêm loét dạ dày:
– Tuổi cao (60-75 tuổi)
– Tiền sử loét dạ dày tá tràng có hoặc không có biến chứng
– Dùng đồng thời với thuốc chống đông
– Dùng đồng thời với corticosteroid
– Dùng đồng thời với aspirin liều thấp
– Dùng nhiều NSAID đồng thời
– Các yếu tố nguy cơ khác: dùng liều cao NSAID, dùng đồng thời với clopidogrel, các thuốc chống trầm cảm SSRI, tiền sử bệnh tiêu hóa, viêm khớp dạng thấp, bệnh tim mạch, nhiễm HP.
Làm thế nào để phòng tránh/giảm bớt tác hại loét dạ dày khi dùng NSAID?
– Dùng các dạng bào chế thích hợp: dùng NSAID dạng viên bao tan trong ruột, hoặc dạng viên sủi, bột hòa tan.
– Dùng thêm các thuốc chống loét: như các thuốc ức chế bơm proton (Prilosec, Nexium…), thuốc bao niêm mạc dạ dày (Maalox, Attapulgite…), prostaglandin tổng hợp (Misoprostol)
3. Hội chứng Zollinger-Ellison
Hội chứng Zollinger-Ellison là một rối loạn hiếm gặp, xảy ra khi một hoặc nhiều khối u hình thành trong tuyến tụy và tá tràng. Các khối u giải phóng một lượng lớn gastrin, một loại hormone khiến dạ dày sản xuất một lượng lớn axit. Các axit dư thừa gây ra loét dạ dày, tá tràng và các triệu chứng kèm theo khác.
4. Các yếu tố nguy cơ khác
Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày, tuy nhiên bằng chứng vẫn chưa rõ ràng:
– Stress: sự căng thẳng thần kinh do các stress tâm lý kéo dài gây nên trạng thái cường phó giao cảm, do đó gây tăng tiết axit HCl (một loại axit trong dịch dạ dày) và tăng bóp cơ trơn dạ dày.
– Yếu tố thể tạng: người có nhóm máu O có tần suất bị bệnh cao hơn các nhóm máu khác, nguyên nhân có thể do sự liên quan giữa kháng nguyên HLA B5 (là kháng nguyên thường được tìm thấy trên một số tế bào máu) với tần suất loét dạ dày tá tràng.
– Thói quen ăn uống, sinh hoạt: hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng các chất kích thích, ăn các thức ăn cay nóng…
Như vậy, bệnh lý viêm loét dạ dày có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù bệnh khó chữa khỏi ngay lập tức và triệt để, tuy nhiên biết được những yếu tố căn nguyên này sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị viêm loét dạ dày phù hợp nhất.
Bình Luận Bài Viết