CHỮA TIỂU ĐƯỜNG BẰNG THUỐC ĐÔNG Y
Đái tháo đường được coi là đại dịch của thế kỷ 21, xếp vào nhóm bệnh không lây hàng đầu Thế giới về tỷ lệ người mắc, đã được WHO cảnh báo là vấn đề xã hội toàn cầu. Hiện nay, trên Thế giới có 250 triệu người mắc bệnh, con số này ở Việt Nam là 5 triệu người.
Việc kiểm soát đường huyết bằng thuốc Tây y chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, đặc biệt là chưa phòng ngừa được hết các biến chứng do Đái tháo đường gây ra. Do đó kết hợp thuốc đông y trong điều trị tiểu đường thành xu hướng tất yếu khi nó đem lại nhiều kết quả khả quan hơn. Vậy các bài thuốc đông y điều trị bệnh đái tháo đường có hiệu quả như thế nào? Trước khi trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu rõ quan niệm của Y học cổ truyền về bệnh Đái tháo đường.
Ảnh 1: Tình hình mắc bệnh Đái tháo đường hiện nay
Định nghĩa bệnh Đái tháo đường theo Y học cổ truyền
Bệnh Đái tháo đường với các biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều. Bệnh được miêu tả trong phạm vi chứng Tiêu khát của y học cổ truyền: “khát mà uống nhiều nước, đi tiểu nhiều thuộc chứng bệnh tiêu khát”. Chứng này được ghi lại lần đầu tiên trong y văn cổ “Nội kinh”, ngày nay bệnh khá phổ biến và được hầu hết các tài liệu ghi chép lại. Thực tế cho thấy Đông y điều trị bệnh tiểu đường cho hiệu quả cao, bệnh nhân không bị kháng thuốc hay gặp phải các dụng không mong muốn.
Ảnh 2: Các triệu chứng thường gặp của bệnh ĐTĐ
Nguyên nhân và cơ chế bệnh tiểu đường theo YHCT là gì?
Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây chứng bệnh tiêu khát là do bẩm tố cơ thể là âm hư, kết hợp với thói quen thích ăn đồ béo ngọt làm phần âm trong cơ thể ngày càng hao tổn đồng thời ảnh hưởng đến chức năng của tạng tỳ, lâu ngày tỳ vị tích nhiệt dẫn đến vị hỏa và nhiễu loạn lên trên tạo thành hỏa nhiệt, uất lại làm tổn thương các phần âm. Hỏa làm phế âm hư gây khát nhiều, làm vị âm hư gây đói nhiều, người gầy. Hoặc trường hợp hỏa nhiệt làm ảnh hưởng đến thận âm gây tiểu nhiều.
Phân loại bệnh Đái tháo đường theo y học cổ truyền như thế nào?
Không giống như y học hiện đại chia đái tháo đường thành 2 thể là Typ 1 và Typ 2 liên quan đến sự thiếu hụt và sản xuất Insulin.
Bản chất chứng tiêu khát theo YHCT là miệng khát dẫn đến uống nhiều, ăn nhiều rồi, hỏa nhiệt thiêu đốt tân dịch, chất dinh dưỡng không hấp thụ được nên gầy nhiều. Trong đông y, nước, tân dịch trong cơ thể được chuyển hóa qua tam tiêu – cụ thể là: Thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Dựa trên triệu chứng lâm sàng chính của bệnh, có mối liên quan đến tam tiêu. Dựa vào đó, Y học cổ truyền chia bệnh này thành 3 thể chính tương ứng là thể thượng tiêu, thể trung tiêu và hạ tiêu.
- Thể thượng tiêu: chủ yếu do tổn thương Phế âm dẫn đến phế nhiệt.
Những bệnh nhân ở thể này sẽ có triệu chứng khát nước nổi trội hơn so với các triệu chứng khác. Bệnh nhân muốn uống nước nhiều,hay khát, miệng khô, lưỡi khô, đi tiểu nhiều.
- Thể trung tiêu: Còn gọi là vị nhiệt.
Bệnh nhân sẽ có triệu chứng đói nhiều, ăn nhiều mà vẫn đói, người gầy nhiều, đại tiện thường táo,…
- Thể hạ tiêu: Chủ yếu biểu hiện thận âm hư
Người bệnh đi tiểu nhiều lần, mỗi lần tiểu số lượng nhiều, nước tiểu đục, nhiều bọt hoặc có kiến bâu. Miệng khô, lưỡi khô, uống nước nhiều. Lòng bàn tay, bàn chân nóng, có thể có cảm giác nóng ngực.
Điều trị Đái tháo đường bằng Y học cổ truyền
Phương pháp chữa chứng Tiêu khát theo YHCT chủ yếu lấy dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát làm cơ sở. Vì thận được coi là nguồn gốc của âm dịch và là nơi tàng trữ của ngũ cốc, tinh hậu thiên (những chất dinh dưỡng sau khi hấp thụ ở tạng Tỳ sẽ được tích trữ ở thận). Cho nên cần lấy bổ thận âm làm gốc trong điều trị tiểu đường bằng Y học cổ truyền.
Bài thuốc trị bệnh tiểu đường được áp dụng nhiều nhất từ trước đến nay là Bài Lục vị gia giảm với thành phần chính là: Thục địa 20g, hoài sơn 20g, sơn thù 10g, bạch linh 10g, trạch tả 10g, đan bì 10g.
Ngoài ra, tùy từng thể, tùy từng bệnh nhân khác nhau mà gia thêm các vị
- Bệnh nhân khát nước nhiều: Thường dùng thêm Thiên hoa phấn 20g, sinh địa 16g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 8g…
- Nếu bệnh nhân đói nhiều, người gầy, nên dùng thêm các vị: huyền sâm, sinh địa, hoàng liên, nếu táo bón thêm đại hoàng
- Nếu tiểu nhiều kèm mắt mờ, ù tai gia thêm các vị: Kỷ tử, cúc hoa.
Tiểu nhiều có lòng bàn tay, bàn chân nóng kèm khát nhiều: gia thêm các vị: sa sâm, mạch môn, ngưu bàng tử.
Ảnh3 : Thuốc đông y trong điều trị bệnh đái tháo đường
Theo y văn cổ Các thể bệnh của chứng Tiêu khát đều có thể kết hợp thêm châm cứu, xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cho hiệu quả không cao. Ngày nay, các nhà khoa học khuyến cáo không nên châm cứu cho bệnh nhân có đường huyết không ổn định để tránh biến chứng nhiễm trùng.
Chính vì vậy việc dùng các bài thuốc và vị thuốc nam để điều trị bệnh tiểu đường vẫn là phương pháp kết hợp chủ yếu, giúp người bệnh kiểm soát được đường huyết tốt hơn, đồng thời phòng ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —
User Review
( votes)
User Review
( votes)Bài Viết Liên Quan
Đái tháo đường được coi là đại dịch của thế kỷ 21, xếp vào nhóm bệnh không lây hàng đầu Thế giới về tỷ lệ người mắc, đã được WHO cảnh báo là vấn đề xã hội toàn cầu. Hiện nay, trên Thế giới có 250 triệu người mắc bệnh, con số này ở Việt Nam là 5 triệu người.
Việc kiểm soát đường huyết bằng thuốc Tây y chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, đặc biệt là chưa phòng ngừa được hết các biến chứng do Đái tháo đường gây ra. Do đó kết hợp thuốc đông y trong điều trị tiểu đường thành xu hướng tất yếu khi nó đem lại nhiều kết quả khả quan hơn. Vậy các bài thuốc đông y điều trị bệnh đái tháo đường có hiệu quả như thế nào? Trước khi trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu rõ quan niệm của Y học cổ truyền về bệnh Đái tháo đường.
Ảnh 1: Tình hình mắc bệnh Đái tháo đường hiện nay
Định nghĩa bệnh Đái tháo đường theo Y học cổ truyền
Bệnh Đái tháo đường với các biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều. Bệnh được miêu tả trong phạm vi chứng Tiêu khát của y học cổ truyền: “khát mà uống nhiều nước, đi tiểu nhiều thuộc chứng bệnh tiêu khát”. Chứng này được ghi lại lần đầu tiên trong y văn cổ “Nội kinh”, ngày nay bệnh khá phổ biến và được hầu hết các tài liệu ghi chép lại. Thực tế cho thấy Đông y điều trị bệnh tiểu đường cho hiệu quả cao, bệnh nhân không bị kháng thuốc hay gặp phải các dụng không mong muốn.
Ảnh 2: Các triệu chứng thường gặp của bệnh ĐTĐ
Nguyên nhân và cơ chế bệnh tiểu đường theo YHCT là gì?
Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây chứng bệnh tiêu khát là do bẩm tố cơ thể là âm hư, kết hợp với thói quen thích ăn đồ béo ngọt làm phần âm trong cơ thể ngày càng hao tổn đồng thời ảnh hưởng đến chức năng của tạng tỳ, lâu ngày tỳ vị tích nhiệt dẫn đến vị hỏa và nhiễu loạn lên trên tạo thành hỏa nhiệt, uất lại làm tổn thương các phần âm. Hỏa làm phế âm hư gây khát nhiều, làm vị âm hư gây đói nhiều, người gầy. Hoặc trường hợp hỏa nhiệt làm ảnh hưởng đến thận âm gây tiểu nhiều.
Phân loại bệnh Đái tháo đường theo y học cổ truyền như thế nào?
Không giống như y học hiện đại chia đái tháo đường thành 2 thể là Typ 1 và Typ 2 liên quan đến sự thiếu hụt và sản xuất Insulin.
Bản chất chứng tiêu khát theo YHCT là miệng khát dẫn đến uống nhiều, ăn nhiều rồi, hỏa nhiệt thiêu đốt tân dịch, chất dinh dưỡng không hấp thụ được nên gầy nhiều. Trong đông y, nước, tân dịch trong cơ thể được chuyển hóa qua tam tiêu – cụ thể là: Thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Dựa trên triệu chứng lâm sàng chính của bệnh, có mối liên quan đến tam tiêu. Dựa vào đó, Y học cổ truyền chia bệnh này thành 3 thể chính tương ứng là thể thượng tiêu, thể trung tiêu và hạ tiêu.
- Thể thượng tiêu: chủ yếu do tổn thương Phế âm dẫn đến phế nhiệt.
Những bệnh nhân ở thể này sẽ có triệu chứng khát nước nổi trội hơn so với các triệu chứng khác. Bệnh nhân muốn uống nước nhiều,hay khát, miệng khô, lưỡi khô, đi tiểu nhiều.
- Thể trung tiêu: Còn gọi là vị nhiệt.
Bệnh nhân sẽ có triệu chứng đói nhiều, ăn nhiều mà vẫn đói, người gầy nhiều, đại tiện thường táo,…
- Thể hạ tiêu: Chủ yếu biểu hiện thận âm hư
Người bệnh đi tiểu nhiều lần, mỗi lần tiểu số lượng nhiều, nước tiểu đục, nhiều bọt hoặc có kiến bâu. Miệng khô, lưỡi khô, uống nước nhiều. Lòng bàn tay, bàn chân nóng, có thể có cảm giác nóng ngực.
Điều trị Đái tháo đường bằng Y học cổ truyền
Phương pháp chữa chứng Tiêu khát theo YHCT chủ yếu lấy dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát làm cơ sở. Vì thận được coi là nguồn gốc của âm dịch và là nơi tàng trữ của ngũ cốc, tinh hậu thiên (những chất dinh dưỡng sau khi hấp thụ ở tạng Tỳ sẽ được tích trữ ở thận). Cho nên cần lấy bổ thận âm làm gốc trong điều trị tiểu đường bằng Y học cổ truyền.
Bài thuốc trị bệnh tiểu đường được áp dụng nhiều nhất từ trước đến nay là Bài Lục vị gia giảm với thành phần chính là: Thục địa 20g, hoài sơn 20g, sơn thù 10g, bạch linh 10g, trạch tả 10g, đan bì 10g.
Ngoài ra, tùy từng thể, tùy từng bệnh nhân khác nhau mà gia thêm các vị
- Bệnh nhân khát nước nhiều: Thường dùng thêm Thiên hoa phấn 20g, sinh địa 16g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 8g…
- Nếu bệnh nhân đói nhiều, người gầy, nên dùng thêm các vị: huyền sâm, sinh địa, hoàng liên, nếu táo bón thêm đại hoàng
- Nếu tiểu nhiều kèm mắt mờ, ù tai gia thêm các vị: Kỷ tử, cúc hoa.
Tiểu nhiều có lòng bàn tay, bàn chân nóng kèm khát nhiều: gia thêm các vị: sa sâm, mạch môn, ngưu bàng tử.
Ảnh3 : Thuốc đông y trong điều trị bệnh đái tháo đường
Theo y văn cổ Các thể bệnh của chứng Tiêu khát đều có thể kết hợp thêm châm cứu, xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cho hiệu quả không cao. Ngày nay, các nhà khoa học khuyến cáo không nên châm cứu cho bệnh nhân có đường huyết không ổn định để tránh biến chứng nhiễm trùng.
Chính vì vậy việc dùng các bài thuốc và vị thuốc nam để điều trị bệnh tiểu đường vẫn là phương pháp kết hợp chủ yếu, giúp người bệnh kiểm soát được đường huyết tốt hơn, đồng thời phòng ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Bình Luận Bài Viết