BIẾN CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Biến chứng là tiến triển không thể tránh khỏi của bệnh tiểu đường. Các biến chứng này được chia thành 2 loại: biến chứng cấp tính (xảy ra đột ngột, nguy hiểm, cần cấp cứu kịp thời) và biến chứng mạn tính (xuất hiện sau một thời gian dài sau khi đường huyết tăng cao rõ rệt). Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về các biến chứng này.

Biến chứng cấp tính

Là các biến chứng xảy ra đột ngột, trong thời gian ngắn. Trong các biến chứng của bệnh tiểu đường, nhóm biến chứng cấp tính là nhóm biến chứng nguy hiểm, người thân và bạn bè của bệnh nhân cần biết để hỗ trợ xử lý kịp thời để tránh nguy cơ tử vong. Có hai biến chứng cấp tính chính thường gặp ở người tiểu đường là hạ đường huyết và hôn mê.

Hạ đường huyết

Là tình trạng lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l).

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do:

– Dùng quá liều thuốc hạ đường huyết (thuốc uống hoặc tiêm insulin).

– Ăn uống kiêng khem quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn.

– Tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi.

– Uống nhiều rượu, bia.

Dấu hiệu hạ đường huyết khá dễ nhận biết như cảm giác đói cồn cào, uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh.

Khi gặp dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ hoặc trung bình nên ăn kẹo bánh ngọt hay uống nước trái cây, sữa và kiểm tra đường huyết sau 15 phút. Nếu hạ đường huyết nặng cần đi cấp cứu ngay.

Hôn mê

Hôn mê ở bệnh nhân tiểu đường thường gặp khi đường huyết quá cao, gồm hai nguyên nhân: hôn mê do nhiễm toan ceton (gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1) và hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu (gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2). Cả hai hội chứng này đều dẫn đến hậu quả là gây mất nước, mất chất điện giải của cơ thể. Triệu chứng thường thấy là da khô, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, lơ mơ, co giật hoặc liệt nửa người tạm thời, thân nhiệt giảm. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

Biến chứng mạn tính

Các biến chứng mạn tính thường xuất hiện sau khi đường huyết tăng cao rõ rệt trong nhiều năm, nhưng cũng có trường hợp không có biến chứng hoặc biến chứng xuất hiện sớm khi phát hiện đái tháo đường tuýp 2. Bệnh nhân có thể bị nhiều biến chứng cùng một lúc hoặc chỉ có một biến chứng nổi bật trong tất cả. Nhóm biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường là các biến chứng có thể không nguy hiểm ở thời điểm phát hiện nhưng sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian, cần kiểm tra định kỳ thường xuyên để phát hiện và dùng thuốc đều đặn để giảm tình trạng bệnh.

1.Biến chứng mạch máu lớn

Tăng đường huyết gây tắc nghẽn động mạch. Việc các động mạch này bị hẹp đi có thể dẫn đến giảm lượng máu đến cơ tim (gây ra cơn đau tim), giảm lượng máu đến não (gây đột quỵ) hoặc giảm lượng máu đến tứ chi (gây đau và tăng khả năng mắc nhiễm trùng).

Việc phát hiện sớm các biến chứng này có thể làm chậm tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó việc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, huyết áp cao, cholesterol máu cao và béo phì cũng giúp dự phòng trước các biến chứng có thể xảy ra.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ cùng với đường huyết có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng tim mạch.

2. Biến chứng võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù và các khuyết tật thị giác do tổn thương mạch máu nhỏ ở lớp mắt sau, võng mạc, dẫn đến mất dần thị lực, thậm chí mù lòa.

Hầu như bệnh nhân không có triệu chứng gì trước đó, đến khi thị lực giảm (mắt mờ) là mắt đã bị tổn thương võng mạc và lúc này thường bệnh đã diễn tiến nặng.

Bệnh nhân đái tháo đường nên thường xuyên đi kiểm tra mắt định kỳ để bác sĩ phát hiện sớm bệnh võng mạc tiểu đường và điều trị ngăn ngừa giảm thị lực.

3. Biến chứng thận (bệnh thận)

Thận có chức năng chính là lọc máu, đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể thông qua đường tiểu. Ở người đái tháo đường, do đường huyết tăng cao dẫn đến lượng máu đến thận quá lớn, thận phải làm việc (lọc) quá mức. Sau thời gian dài làm việc trong tình trạng quá mức, hệ thống lọc bắt đầu bị phá hủy, các lỗ lọc trở nên to hơn dẫn đến nhiều protein bị lọt ra ngoài. Thời gian đầu, chức năng thận vẫn ổn định, nhưng dần dần chức năng thận sẽ bị suy giảm, gọi là suy thận. Ở các nước phát triển, đây là nguyên nhân hàng đầu của các ca lọc máu và ghép thận.

Bệnh nhân thường không có triệu chứng sớm, nhưng khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể có phù, mất ngủ, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi và giảm trí nhớ, tăng huyết áp.

Chẩn đoán sớm có thể được thực hiện bằng xét nghiệm protein nước tiểu hoặc xét nghiệm máu.

Nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, kiểm soát đường huyết cao, kiểm soát huyết áp cao, can thiệp bằng thuốc có thể làm chậm tiến triển thành suy thận.

4. Biến chứng thần kinh

Bệnh tiểu đường gây tổn thương thần kinh thông qua các cơ chế khác nhau, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các chi và gây mất cảm giác ở tay chân. Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng rất nhiều, tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng: ví dụ, tê đau ở tứ chi, giảm cảm giác ở bàn chân khiến bệnh nhân không nhận ra sớm các tổn thương và nhiễm trùng ở bàn chân.

Chẩn đoán sớm bằng cách nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh nhân và thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Nếu được phát hiện sớm và đường huyết được kiểm soát, những biến chứng này cũng có thể được ngăn ngừa hoặc trì hoãn.

5. Biến chứng nhiễm trùng bàn chân

Do giảm lượng máu đến bàn chân cũng như giảm nhận biết cảm giác đau dẫn đến bệnh nhân không nhận biết sớm được các vết loét và khi phát hiện thường là nhiễm trùng nặng, có thể phải cắt cụt chi. Nó là kết quả của cả biến chứng mạch máu và thần kinh. Kiểm tra thường xuyên và chăm sóc tốt cho bàn chân có thể giảm tỷ lệ cắt cụt  chi từ 45-85%.

Cách để phát hiện sớm các biến chứng của bệnh tiểu đường là người bệnh cần tuân thủ lịch khám định kỳ, kiểm soát đường huyết chặt chẽ để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Biến chứng là tiến triển không thể tránh khỏi của bệnh tiểu đường. Các biến chứng này được chia thành 2 loại: biến chứng cấp tính (xảy ra đột ngột, nguy hiểm, cần cấp cứu kịp thời) và biến chứng mạn tính (xuất hiện sau một thời gian dài sau khi đường huyết tăng cao rõ rệt). Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về các biến chứng này.

Biến chứng cấp tính

Là các biến chứng xảy ra đột ngột, trong thời gian ngắn. Trong các biến chứng của bệnh tiểu đường, nhóm biến chứng cấp tính là nhóm biến chứng nguy hiểm, người thân và bạn bè của bệnh nhân cần biết để hỗ trợ xử lý kịp thời để tránh nguy cơ tử vong. Có hai biến chứng cấp tính chính thường gặp ở người tiểu đường là hạ đường huyết và hôn mê.

Hạ đường huyết

Là tình trạng lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l).

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do:

– Dùng quá liều thuốc hạ đường huyết (thuốc uống hoặc tiêm insulin).

– Ăn uống kiêng khem quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn.

– Tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi.

– Uống nhiều rượu, bia.

Dấu hiệu hạ đường huyết khá dễ nhận biết như cảm giác đói cồn cào, uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh.

Khi gặp dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ hoặc trung bình nên ăn kẹo bánh ngọt hay uống nước trái cây, sữa và kiểm tra đường huyết sau 15 phút. Nếu hạ đường huyết nặng cần đi cấp cứu ngay.

Hôn mê

Hôn mê ở bệnh nhân tiểu đường thường gặp khi đường huyết quá cao, gồm hai nguyên nhân: hôn mê do nhiễm toan ceton (gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1) và hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu (gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2). Cả hai hội chứng này đều dẫn đến hậu quả là gây mất nước, mất chất điện giải của cơ thể. Triệu chứng thường thấy là da khô, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, lơ mơ, co giật hoặc liệt nửa người tạm thời, thân nhiệt giảm. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

Biến chứng mạn tính

Các biến chứng mạn tính thường xuất hiện sau khi đường huyết tăng cao rõ rệt trong nhiều năm, nhưng cũng có trường hợp không có biến chứng hoặc biến chứng xuất hiện sớm khi phát hiện đái tháo đường tuýp 2. Bệnh nhân có thể bị nhiều biến chứng cùng một lúc hoặc chỉ có một biến chứng nổi bật trong tất cả. Nhóm biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường là các biến chứng có thể không nguy hiểm ở thời điểm phát hiện nhưng sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian, cần kiểm tra định kỳ thường xuyên để phát hiện và dùng thuốc đều đặn để giảm tình trạng bệnh.

1.Biến chứng mạch máu lớn

Tăng đường huyết gây tắc nghẽn động mạch. Việc các động mạch này bị hẹp đi có thể dẫn đến giảm lượng máu đến cơ tim (gây ra cơn đau tim), giảm lượng máu đến não (gây đột quỵ) hoặc giảm lượng máu đến tứ chi (gây đau và tăng khả năng mắc nhiễm trùng).

Việc phát hiện sớm các biến chứng này có thể làm chậm tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó việc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, huyết áp cao, cholesterol máu cao và béo phì cũng giúp dự phòng trước các biến chứng có thể xảy ra.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ cùng với đường huyết có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng tim mạch.

2. Biến chứng võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù và các khuyết tật thị giác do tổn thương mạch máu nhỏ ở lớp mắt sau, võng mạc, dẫn đến mất dần thị lực, thậm chí mù lòa.

Hầu như bệnh nhân không có triệu chứng gì trước đó, đến khi thị lực giảm (mắt mờ) là mắt đã bị tổn thương võng mạc và lúc này thường bệnh đã diễn tiến nặng.

Bệnh nhân đái tháo đường nên thường xuyên đi kiểm tra mắt định kỳ để bác sĩ phát hiện sớm bệnh võng mạc tiểu đường và điều trị ngăn ngừa giảm thị lực.

3. Biến chứng thận (bệnh thận)

Thận có chức năng chính là lọc máu, đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể thông qua đường tiểu. Ở người đái tháo đường, do đường huyết tăng cao dẫn đến lượng máu đến thận quá lớn, thận phải làm việc (lọc) quá mức. Sau thời gian dài làm việc trong tình trạng quá mức, hệ thống lọc bắt đầu bị phá hủy, các lỗ lọc trở nên to hơn dẫn đến nhiều protein bị lọt ra ngoài. Thời gian đầu, chức năng thận vẫn ổn định, nhưng dần dần chức năng thận sẽ bị suy giảm, gọi là suy thận. Ở các nước phát triển, đây là nguyên nhân hàng đầu của các ca lọc máu và ghép thận.

Bệnh nhân thường không có triệu chứng sớm, nhưng khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể có phù, mất ngủ, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi và giảm trí nhớ, tăng huyết áp.

Chẩn đoán sớm có thể được thực hiện bằng xét nghiệm protein nước tiểu hoặc xét nghiệm máu.

Nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, kiểm soát đường huyết cao, kiểm soát huyết áp cao, can thiệp bằng thuốc có thể làm chậm tiến triển thành suy thận.

4. Biến chứng thần kinh

Bệnh tiểu đường gây tổn thương thần kinh thông qua các cơ chế khác nhau, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các chi và gây mất cảm giác ở tay chân. Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng rất nhiều, tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng: ví dụ, tê đau ở tứ chi, giảm cảm giác ở bàn chân khiến bệnh nhân không nhận ra sớm các tổn thương và nhiễm trùng ở bàn chân.

Chẩn đoán sớm bằng cách nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh nhân và thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Nếu được phát hiện sớm và đường huyết được kiểm soát, những biến chứng này cũng có thể được ngăn ngừa hoặc trì hoãn.

5. Biến chứng nhiễm trùng bàn chân

Do giảm lượng máu đến bàn chân cũng như giảm nhận biết cảm giác đau dẫn đến bệnh nhân không nhận biết sớm được các vết loét và khi phát hiện thường là nhiễm trùng nặng, có thể phải cắt cụt chi. Nó là kết quả của cả biến chứng mạch máu và thần kinh. Kiểm tra thường xuyên và chăm sóc tốt cho bàn chân có thể giảm tỷ lệ cắt cụt  chi từ 45-85%.

Cách để phát hiện sớm các biến chứng của bệnh tiểu đường là người bệnh cần tuân thủ lịch khám định kỳ, kiểm soát đường huyết chặt chẽ để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

CAIAPO

Theo công bố của các nhà khoa học, khoai lang trắng chứa hàm lượng lớn Acid-solube Glycoprotein, là thành phần có hàm lượng cao nhất trong các sản phẩm dùng cho bệnh tiểu đường có ở Nhật Bản. Cơ chế của Caiapo là cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết do giảm sự đề kháng của cơ thể với insulin, bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc giảm nồng độ glucose lúc đói và nồng độ HbA1c (chỉ số cho biết mức đường huyết trung bình có trong máu- chỉ số này cao làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận và thần kinh). Thử nghiệm lâm sàng tại Trường đại học Y,Vienna – Áo đã chứng minh tác dụng hiệu quả của Caiapo trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

CAIAPO

Theo công bố của các nhà khoa học, khoai lang trắng chứa hàm lượng lớn Acid-solube Glycoprotein, là thành phần có hàm lượng cao nhất trong các sản phẩm dùng cho bệnh tiểu đường có ở Nhật Bản. Cơ chế của Caiapo là cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết do giảm sự đề kháng của cơ thể với insulin, bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc giảm nồng độ glucose lúc đói và nồng độ HbA1c (chỉ số cho biết mức đường huyết trung bình có trong máu- chỉ số này cao làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận và thần kinh). Thử nghiệm lâm sàng tại Trường đại học Y,Vienna – Áo đã chứng minh tác dụng hiệu quả của Caiapo trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

2019-10-24T10:13:12+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button