BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP I

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh mạn tính với tỉ lệ gặp chỉ khoảng 5% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc tiểu đường. Khác với tiểu đường tuýp 2 có nguyên nhân liên quan đến lối sống, nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 1 do cơ chế tự miễn của cơ thể. Bệnh thường khởi phát nhanh và bệnh nhân phải dùng thuốc suốt đời để điều trị.

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh gì?

Tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hormone insulin, các tế bào không thể hấp thụ và sử dụng được glucose; đường máu không được cơ thể sử dụng sẽ luôn ở mức cao và không kiểm soát được.

Trong khi tiểu đường tuýp 2 có thể phòng tránh bằng cách kiểm soát chế độ ăn uống ít đường và tăng cường vận động, thì việc phòng tránh tiểu đường tuýp 1 gần như là không thể. Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ cần sử dụng insulin trong suốt quãng đời còn lại, nếu không có thể dẫn đến đường máu ngày càng tăng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Trước đây bệnh tiểu đường tuýp 1 được coi là bệnh lý ở trẻ em vì có một số lượng lớn các ca bệnh khởi phát ở tuổi vị thành niên, tuy nhiên hiện nay bệnh lý này xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi chủng tộc, mặc dù vẫn phổ biến  hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Các triệu chứng thường gặp và chẩn đoán tiểu đường

Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 xuất hiện tương đối đột ngột, bao gồm:

  • Khát nước tăng dần
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Thường xuyên có cảm giác đói
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, sức khỏe yếu
  • Nhìn mờ
  • Đái dầm ở trẻ em mặc dù trước đây không có

Biến chứng: Nhiễm toan ceton là một biến chứng nặng của tiểu đường tuýp 1, gồm các triệu chứng như thở nhanh, khô miệng, khô da, mặt đỏ bừng, hơi thở mùi trái cây, nôn, buồn nôn hoặc đau dạ dày. Ngoài ra còn có biến chứng võng mạc, biến chứng thần kinh, thận, tim mạch, bệnh răng miệng, trầm cảm.

Chẩn đoán tiểu đường tuýp 1: do tiểu đường tuýp 1 thường tiến triển nhanh, khi có một trong các tiêu chí dưới đây có thể chẩn đoán xác định:

  • Đường huyết lúc đói > 126mg/dL trong 2 lần xét nghiệm độc lập
  • Đường huyết ngẫu nhiên > 200mg/dL cùng với các triệu chứng của tiểu đường
  • HbA1C > 6,5 trong hai lần xét nghiệm độc lập

Giai đoạn “Tuần trăng mật” trong tiểu đường tuýp 1

Sau khi được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 1, ở một số bệnh nhân, các tế bào beta đảo tụy tiết insulin có thể tiếp tục sản xuất hormone trong một thời gian trước khi tế bào chết đi và ngừng tiết hormon hoàn toàn. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng nhưng sau đó sẽ kết thúc.

Trong thời gian này, lượng đường máu của bạn gần như ở mức bình thường và các triệu chứng của bệnh gần như biến mất, lượng insulin tiêm giảm đi. Điều này khiến bạn có thể nhầm tưởng rằng tình trạng của bạn đang trở nên tốt hơn. Mặc dù triệu chứng được cải thiện nhưng bạn vẫn cần theo dõi đường huyết và điều chỉnh thường xuyên liều insulin tiêm vào cơ thể.

Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 1 hiện vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, bệnh lý này được cho là một bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch của cơ thể vì một nguyên nhân nào đó đã nhận diện và tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy. Số lượng tế bào beta giảm dẫn đến thiếu insulin để chuyển hóa đường.

Các yếu tố nguy cơ

  • Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình có thể quan trọng trong một số trường hợp mắc tiểu đường tuýp 1. Nếu gia đình bạn có người mắc tiểu đường tuýp 1, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn. Một số gen được phát hiện có liên quan đến tình trạng này.
  • Chủng tộc: Bệnh phổ biến ở người da trắng hơn những chủng tộc khác.
  • Tuổi tác: Bệnh thường khởi phát ở người trẻ < 20 tuổi, người lớn cũng có thể mắc bệnh nhưng tỉ lệ ít hơn. Đối với trẻ em, bệnh có thể xuất hiện ở hai thời điểm: khi trẻ từ 4-7 tuổi hoặc khi trẻ 10-14 tuổi.

Điều trị tiểu đường tuýp 1

Dùng thuốc

  • Insulin: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải sử dụng insulin hàng ngày và kéo dài suốt đời. Insulin thường dùng ở dạng tiêm, có thể sử dụng bút tiêm hoặc lọ dung dịch với kim tiêm thông thường.

Lượng insulin cần sử dụng trong ngày khác nhau ở từng thời điểm. Bệnh nhân cần thường xuyên đo đường huyết để xác định lượng insulin cần thiết.

Một số loại insulin phổ biến hiện nay:

+ Insulin tác dụng nhanh: Có tác dụng sau khoảng 15 phút, đạt nồng độ đỉnh trong 1h sau khi dùng và có tác dụng trong khoảng 2-4 tiếng.

+ Insulin tác dụng ngắn: có tác dụng sau khoảng 30 phút, đạt nồng độ đỉnh trong 2-3 giờ và có tác dụng trong khoảng 3-6 giờ.

+ Insulin tác dụng trung bình: có tác dụng sau 2-4 giờ sau tiêm, đạt nồng độ đỉnh trong 4-12 giờ và hoạt động trong 12-18 giờ.

+ Insulin tác dụng dài: có tác dụng sau vài giờ và kéo dài trong 24 giờ.

Bác sĩ có thể bắt đầu chỉ định insulin cho bạn với 2 mũi tiêm mỗi ngày với 2 loại insulin khác nhau. Bạn cũng có thể phải dùng 3-4 mũi tùy vào việc kiểm soát đường huyết của cơ thể bạn.

  • Một số thuốc khác có thể được kê để giảm biến chứng:

+ Thuốc huyết áp: nếu có huyết áp trên 140/90 mmHg

+ Thuốc hạ mỡ máu: mục tiêu LDL <100mg/dL, HDL > 50mg/dL ở phụ nữ và HDL > 40mg/dL ở nam giới; triglyceride < 150mg/dL để phòng ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch.

+ Aspirin: dùng liều nhỏ hàng ngày để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim

Phẫu thuật

  • Ghép tụy: Nếu ghép tụy thành công thì không cần điều trị bằng insulin nữa. Tuy nhiên phương pháp này có nhiều rủi ro và gây nguy hiểm hơn những nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể gây ra. Do đó, phương pháp này thường dành cho các bệnh nhân không kiểm soát được đường huyết hoặc đã biến chứng sang thận và cần ghép thận.
  • Ghép tế bào đảo tụy: Đang trong quá trình thử nghiệm và có thể trở thành phương pháp điều trị thành công trong tương lai.

Chế độ ăn uống và tập luyện

Chế độ ăn uống: Nên ăn đủ bữa và ăn thêm bữa phụ để ổn định lượng đường trong máu. Nên tránh các thực phẩm và đồ uống có đường, thay vào đó hãy uống nhiều nước, tăng cường rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày. Bạn có thể tham khảo tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng.

Tập luyện: Tập thể dục là một phần quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Mục tiêu là tối thiểu 150 phút thể dục 1 tuần và không có quá 2 ngày không tập thể dục. Đối với trẻ em, tối thiểu 1h vận động mỗi ngày. Kiểm tra đường huyết của bạn trước và sau khi vận động. Lượng insulin có thể cần phải điều chỉnh theo mức độ tập luyện của bạn.

Bác Sĩ Chuyên Khoa II / Nguyên Vụ Trưởng VỤ YHCT – Bộ Y Tế/ Thầy thuốc ưu tú, BS.LG / Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

Sending
User Review
4 (8 votes)

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP I

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh mạn tính với tỉ lệ gặp chỉ khoảng 5% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc tiểu đường. Khác với tiểu đường tuýp 2 có nguyên nhân liên quan đến lối sống, nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 1 do cơ chế tự miễn của cơ thể. Bệnh thường khởi phát nhanh và bệnh nhân phải dùng thuốc suốt đời để điều trị.

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh gì?

Tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hormone insulin, các tế bào không thể hấp thụ và sử dụng được glucose; đường máu không được cơ thể sử dụng sẽ luôn ở mức cao và không kiểm soát được.

Trong khi tiểu đường tuýp 2 có thể phòng tránh bằng cách kiểm soát chế độ ăn uống ít đường và tăng cường vận động, thì việc phòng tránh tiểu đường tuýp 1 gần như là không thể. Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ cần sử dụng insulin trong suốt quãng đời còn lại, nếu không có thể dẫn đến đường máu ngày càng tăng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Trước đây bệnh tiểu đường tuýp 1 được coi là bệnh lý ở trẻ em vì có một số lượng lớn các ca bệnh khởi phát ở tuổi vị thành niên, tuy nhiên hiện nay bệnh lý này xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi chủng tộc, mặc dù vẫn phổ biến  hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Các triệu chứng thường gặp và chẩn đoán tiểu đường

Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 xuất hiện tương đối đột ngột, bao gồm:

  • Khát nước tăng dần
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Thường xuyên có cảm giác đói
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, sức khỏe yếu
  • Nhìn mờ
  • Đái dầm ở trẻ em mặc dù trước đây không có

Biến chứng: Nhiễm toan ceton là một biến chứng nặng của tiểu đường tuýp 1, gồm các triệu chứng như thở nhanh, khô miệng, khô da, mặt đỏ bừng, hơi thở mùi trái cây, nôn, buồn nôn hoặc đau dạ dày. Ngoài ra còn có biến chứng võng mạc, biến chứng thần kinh, thận, tim mạch, bệnh răng miệng, trầm cảm.

Chẩn đoán tiểu đường tuýp 1: do tiểu đường tuýp 1 thường tiến triển nhanh, khi có một trong các tiêu chí dưới đây có thể chẩn đoán xác định:

  • Đường huyết lúc đói > 126mg/dL trong 2 lần xét nghiệm độc lập
  • Đường huyết ngẫu nhiên > 200mg/dL cùng với các triệu chứng của tiểu đường
  • HbA1C > 6,5 trong hai lần xét nghiệm độc lập

Giai đoạn “Tuần trăng mật” trong tiểu đường tuýp 1

Sau khi được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 1, ở một số bệnh nhân, các tế bào beta đảo tụy tiết insulin có thể tiếp tục sản xuất hormone trong một thời gian trước khi tế bào chết đi và ngừng tiết hormon hoàn toàn. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng nhưng sau đó sẽ kết thúc.

Trong thời gian này, lượng đường máu của bạn gần như ở mức bình thường và các triệu chứng của bệnh gần như biến mất, lượng insulin tiêm giảm đi. Điều này khiến bạn có thể nhầm tưởng rằng tình trạng của bạn đang trở nên tốt hơn. Mặc dù triệu chứng được cải thiện nhưng bạn vẫn cần theo dõi đường huyết và điều chỉnh thường xuyên liều insulin tiêm vào cơ thể.

Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 1 hiện vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, bệnh lý này được cho là một bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch của cơ thể vì một nguyên nhân nào đó đã nhận diện và tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy. Số lượng tế bào beta giảm dẫn đến thiếu insulin để chuyển hóa đường.

Các yếu tố nguy cơ

  • Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình có thể quan trọng trong một số trường hợp mắc tiểu đường tuýp 1. Nếu gia đình bạn có người mắc tiểu đường tuýp 1, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn. Một số gen được phát hiện có liên quan đến tình trạng này.
  • Chủng tộc: Bệnh phổ biến ở người da trắng hơn những chủng tộc khác.
  • Tuổi tác: Bệnh thường khởi phát ở người trẻ < 20 tuổi, người lớn cũng có thể mắc bệnh nhưng tỉ lệ ít hơn. Đối với trẻ em, bệnh có thể xuất hiện ở hai thời điểm: khi trẻ từ 4-7 tuổi hoặc khi trẻ 10-14 tuổi.

Điều trị tiểu đường tuýp 1

Dùng thuốc

  • Insulin: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải sử dụng insulin hàng ngày và kéo dài suốt đời. Insulin thường dùng ở dạng tiêm, có thể sử dụng bút tiêm hoặc lọ dung dịch với kim tiêm thông thường.

Lượng insulin cần sử dụng trong ngày khác nhau ở từng thời điểm. Bệnh nhân cần thường xuyên đo đường huyết để xác định lượng insulin cần thiết.

Một số loại insulin phổ biến hiện nay:

+ Insulin tác dụng nhanh: Có tác dụng sau khoảng 15 phút, đạt nồng độ đỉnh trong 1h sau khi dùng và có tác dụng trong khoảng 2-4 tiếng.

+ Insulin tác dụng ngắn: có tác dụng sau khoảng 30 phút, đạt nồng độ đỉnh trong 2-3 giờ và có tác dụng trong khoảng 3-6 giờ.

+ Insulin tác dụng trung bình: có tác dụng sau 2-4 giờ sau tiêm, đạt nồng độ đỉnh trong 4-12 giờ và hoạt động trong 12-18 giờ.

+ Insulin tác dụng dài: có tác dụng sau vài giờ và kéo dài trong 24 giờ.

Bác sĩ có thể bắt đầu chỉ định insulin cho bạn với 2 mũi tiêm mỗi ngày với 2 loại insulin khác nhau. Bạn cũng có thể phải dùng 3-4 mũi tùy vào việc kiểm soát đường huyết của cơ thể bạn.

  • Một số thuốc khác có thể được kê để giảm biến chứng:

+ Thuốc huyết áp: nếu có huyết áp trên 140/90 mmHg

+ Thuốc hạ mỡ máu: mục tiêu LDL <100mg/dL, HDL > 50mg/dL ở phụ nữ và HDL > 40mg/dL ở nam giới; triglyceride < 150mg/dL để phòng ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch.

+ Aspirin: dùng liều nhỏ hàng ngày để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim

Phẫu thuật

  • Ghép tụy: Nếu ghép tụy thành công thì không cần điều trị bằng insulin nữa. Tuy nhiên phương pháp này có nhiều rủi ro và gây nguy hiểm hơn những nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể gây ra. Do đó, phương pháp này thường dành cho các bệnh nhân không kiểm soát được đường huyết hoặc đã biến chứng sang thận và cần ghép thận.
  • Ghép tế bào đảo tụy: Đang trong quá trình thử nghiệm và có thể trở thành phương pháp điều trị thành công trong tương lai.

Chế độ ăn uống và tập luyện

Chế độ ăn uống: Nên ăn đủ bữa và ăn thêm bữa phụ để ổn định lượng đường trong máu. Nên tránh các thực phẩm và đồ uống có đường, thay vào đó hãy uống nhiều nước, tăng cường rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày. Bạn có thể tham khảo tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng.

Tập luyện: Tập thể dục là một phần quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Mục tiêu là tối thiểu 150 phút thể dục 1 tuần và không có quá 2 ngày không tập thể dục. Đối với trẻ em, tối thiểu 1h vận động mỗi ngày. Kiểm tra đường huyết của bạn trước và sau khi vận động. Lượng insulin có thể cần phải điều chỉnh theo mức độ tập luyện của bạn.

Bác Sĩ Chuyên Khoa II / Nguyên Vụ Trưởng VỤ YHCT – Bộ Y Tế/ Thầy thuốc ưu tú, BS.LG / Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

Sending
User Review
4 (8 votes)

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

CAIAPO

Theo công bố của các nhà khoa học, khoai lang trắng chứa hàm lượng lớn Acid-solube Glycoprotein, là thành phần có hàm lượng cao nhất trong các sản phẩm dùng cho bệnh tiểu đường có ở Nhật Bản. Cơ chế của Caiapo là cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết do giảm sự đề kháng của cơ thể với insulin, bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc giảm nồng độ glucose lúc đói và nồng độ HbA1c (chỉ số cho biết mức đường huyết trung bình có trong máu- chỉ số này cao làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận và thần kinh). Thử nghiệm lâm sàng tại Trường đại học Y,Vienna – Áo đã chứng minh tác dụng hiệu quả của Caiapo trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

CAIAPO

Theo công bố của các nhà khoa học, khoai lang trắng chứa hàm lượng lớn Acid-solube Glycoprotein, là thành phần có hàm lượng cao nhất trong các sản phẩm dùng cho bệnh tiểu đường có ở Nhật Bản. Cơ chế của Caiapo là cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết do giảm sự đề kháng của cơ thể với insulin, bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc giảm nồng độ glucose lúc đói và nồng độ HbA1c (chỉ số cho biết mức đường huyết trung bình có trong máu- chỉ số này cao làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận và thần kinh). Thử nghiệm lâm sàng tại Trường đại học Y,Vienna – Áo đã chứng minh tác dụng hiệu quả của Caiapo trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






LẮNG NGHE TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Chuyên Gia Tư Vấn

BÁC SĨ TƯ VẤN SỨC KHỎE TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VIỆT NAM

Đông Y Chưa Trị Tê Buồn Chân Tay
Phòng Ngừa Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Bí Quyết Chữa Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
Đau Vai Gáy - Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách
Thuốc Nam Chữa Trị Thoái Hoá Cột Sống

Radio Sức Khỏe

— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÀI VIẾT HAY NÊN ĐỌC

2019-10-24T09:00:00+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button