Nhận Biết Viêm Loét Dạ Dày

Qua Những Triệu Chứng Điển Hình

Triệu chứng viêm loét dạ dày ở mỗi người là khác nhau, thậm chí trong một số trường hợp người bệnh không có biểu hiện khác thường nào cho đến khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

Pic 1: Đau thượng vị là triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày với độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0,5cm. Mặc dù đây là một bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến nhưng có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, việc quan sát để nhận ra những triệu chứng điển hình để sớm phát hiện ra bệnh là điều rất quan trọng.

Triệu chứng điển hình trong viêm loét dạ dày

Đau vùng thượng vị là triệu chứng chính dễ phát hiện nhất trong viêm loét dạ dày. Nguyên nhân là do khi có loét, axit dạ dày sẽ tấn công vào khu vực ổ loét gây đau. Cảm giác đau với nhiều đặc điểm đặc trưng, cụ thể:

– Đau từng đợt trong năm, mỗi đợt kéo dài 2-8 tuần, hoặc đau theo mùa nhất là vào mùa đông. Cũng có thể đau sẽ không có tính chất chu kỳ này nếu có kèm theo viêm vùng hang vị.

– Đau sau bữa ăn 30 phút đến 2 giờ, mỗi cơn đau có thể kéo dài từ 15 phút đến 1 giờ, đau kiểu quặn tức, đau âm ỉ. (Còn trong loét tá tràng cơn đau thường xuất hiện lúc đói). Cơn đau có thể thuyên giảm ngay nếu người bệnh uống các thuốc kháng acid dạ dày, tuy nhiên sẽ nhanh chóng đau trở lại nếu không được điều trị.

– Vị trí đau thường ở vùng thượng vị (là vị trí giữa xương ức và rốn). Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể đau lan ra vùng hông sườn phải, lan ra sau lưng, hoặc đau bất kì vị trí nào trên bụng.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể ít phổ biến hơn như:

– Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị

– Khó tiêu, buồn nôn

– Mất cảm giác ngon miệng

– Mệt mỏi, sút cân, mất ngủ

Các triệu chứng của viêm loét dạ dày có thể thay đổi tùy từng bệnh nhân và vị trí của vết loét. Các vết loét điển hình có xu hướng lành và tái phát, kết quả là cơn đau có thể xảy ra trong vài ngày và vài tuần sau đó suy yếu dần và biến mất, sau đó lại lặp lại, điều này dẫn đến tính chu kì của cơn đau. Thông thường, trẻ em và người già không phát triển bất kỳ triệu chứng nào trừ khi có biến chứng.

Biến chứng của viêm loét dạ dày

Xuất huyết tiêu hóa: đây là biến chứng phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ 25% trong loét dạ dày, thường là những ổ loét ở thành sau dạ dày. Khi vết loét ăn mòn niêm mạc dạ dày, nó có thể ảnh hưởng đến các mạch máu lân cận. Nếu các mạch máu này nhỏ, máu có thể thấm từ từ vào đường tiêu hóa, dẫn đến thiếu máu kéo dài, là nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt. Nếu các mạch máu lớn bị ảnh hưởng, lượng máu chảy vào đường tiêu hóa sẽ nhiều và nhanh hơn, bệnh nhân có thể ngất hoặc nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc đỏ sẫm. Đây là biến chứng nguy hiểm, tỉ lệ tử vong khoảng 5-10%.

Thủng dạ dày (hoặc đường tiêu hóa): nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, loét dạ dày sẽ làm xói mòn thành dạ dày – ruột gây ra tràn dịch dạ dày hoặc ruột vào khoang bụng. Thủng mặt trước dạ dày dẫn đến viêm phúc mạc cấp tính, ban đầu là viêm do các chất hóa học, sau đó là viêm phúc mạc do vi khuẩn, biểu hiện thường đau bụng dữ dội đột ngột, đau như dao đâm ở vùng hông sườn phải. Thủng thành sau dạ dày dẫn đến chảy máu do sự liên quan của động mạch dạ dày nằm sau phần đầu tá tràng. Tỉ lệ tử vong trong trường hợp này là 20%.

Thâm nhiễm: vết loét tiếp tục lan vào các cơ quan lân cận như gan và tuyến tụy.

Hẹp môn vị: thường xảy ra khi vết loét nằm ở phần cuối dạ dày. Nơi tiếp giáp giữa dạ dày và tá tràng là lỗ mở vào tá tràng hay còn gọi là môn vị. Vết sẹo và sưng do loét dạ dày sẽ làm bít tắc hoặc thu hẹp môn vị, làm cho thức ăn không thể từ dạ dày xuống tá tràng, người bệnh thường bị nôn mửa dữ dội.

Ung thư dạ dày: được chẩn đoán phân biệt bằng sinh thiết. 90% loét dạ dày bờ cong nhỏ đều có khả năng hóa ung thư. Vi khuẩn HP là yếu tố căn nguyên chính khiến viêm loét dạ dày có thể tiến triển thành ung thư dạ dày cao gấp 3 đến 6 lần.

Pic 2: Cấu tạo giải phẫu dạ dày

Chẩn đoán viêm loét dạ dày

Theo các số liệu thống kê, 10-20% bệnh nhân xuất hiện biến chứng của viêm loét dạ dày mà không hề có dấu hiệu báo trước, thậm chí đối với các bệnh nhân loét do dùng thuốc NSAID có đến 30-50% không xuất hiện triệu chứng nào. Như vậy, các triệu chứng lâm sàng chỉ mang tính chất gợi ý trong công tác chẩn đoán viêm loét dạ dày. Để chẩn đoán chính xác cần dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng. Có các phương pháp như sau:

– X quang dạ dày để xác định hình ảnh, vị trí ổ loét

– Nội soi ống mềm: đây là phương pháp chính xác nhất và có nhiều ưu điểm hơn so với X quang dạ dày, do phương pháp nội soi có thể đồng thời mô tả hình ảnh ổ đa loét, sinh thiết HP, sinh thiết cạnh ổ loét nếu nghi ngờ ung thư và có thể xác định được các giai đoạn của loét dạ dày nhờ quan sát rõ tình trạng ổ loét.

Ngoài ra, để có phác đồ điều trị viêm loét dạ dày (internal link đến bài điều trị) phù hợp, việc xác định sự hiện diện của vi khuẩn HP là cần thiết. Các xét nghiệm thường dùng để tìm HP:

– Xét nghiệm Clo-test

– Xét nghiệm mô bệnh học

– Nuôi cấy và phân lập vi khuẩn

– Xét nghiệm huyết thanh học

– Test thử ure trong hơi thở

– Tìm kháng nguyên trong phân

Trong một số trường hợp, cần chẩn đoán phân biệt viêm loét dạ dày với các bệnh lý khác cùng có hội chứng đau thượng vị và rối loạn tiêu hóa tương tự như: trào ngược dạ dày thực quản, bệnh ống mật, viêm tụy cấp, xoắn dạ dày, viêm túi mật cấp, sỏi mật…

Bác Sĩ Chuyên Khoa II / Nguyên Vụ Trưởng VỤ YHCT – Bộ Y Tế/ Thầy thuốc ưu tú, BS.LG / Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

Sending
User Review
4 (8 votes)

Triệu chứng viêm loét dạ dày ở mỗi người là khác nhau, thậm chí trong một số trường hợp người bệnh không có biểu hiện khác thường nào cho đến khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

Pic 1: Đau thượng vị là triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày với độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0,5cm. Mặc dù đây là một bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến nhưng có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, việc quan sát để nhận ra những triệu chứng điển hình để sớm phát hiện ra bệnh là điều rất quan trọng.

Triệu chứng điển hình trong viêm loét dạ dày

Đau vùng thượng vị là triệu chứng chính dễ phát hiện nhất trong viêm loét dạ dày. Nguyên nhân là do khi có loét, axit dạ dày sẽ tấn công vào khu vực ổ loét gây đau. Cảm giác đau với nhiều đặc điểm đặc trưng, cụ thể:

– Đau từng đợt trong năm, mỗi đợt kéo dài 2-8 tuần, hoặc đau theo mùa nhất là vào mùa đông. Cũng có thể đau sẽ không có tính chất chu kỳ này nếu có kèm theo viêm vùng hang vị.

– Đau sau bữa ăn 30 phút đến 2 giờ, mỗi cơn đau có thể kéo dài từ 15 phút đến 1 giờ, đau kiểu quặn tức, đau âm ỉ. (Còn trong loét tá tràng cơn đau thường xuất hiện lúc đói). Cơn đau có thể thuyên giảm ngay nếu người bệnh uống các thuốc kháng acid dạ dày, tuy nhiên sẽ nhanh chóng đau trở lại nếu không được điều trị.

– Vị trí đau thường ở vùng thượng vị (là vị trí giữa xương ức và rốn). Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể đau lan ra vùng hông sườn phải, lan ra sau lưng, hoặc đau bất kì vị trí nào trên bụng.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể ít phổ biến hơn như:

– Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị

– Khó tiêu, buồn nôn

– Mất cảm giác ngon miệng

– Mệt mỏi, sút cân, mất ngủ

Các triệu chứng của viêm loét dạ dày có thể thay đổi tùy từng bệnh nhân và vị trí của vết loét. Các vết loét điển hình có xu hướng lành và tái phát, kết quả là cơn đau có thể xảy ra trong vài ngày và vài tuần sau đó suy yếu dần và biến mất, sau đó lại lặp lại, điều này dẫn đến tính chu kì của cơn đau. Thông thường, trẻ em và người già không phát triển bất kỳ triệu chứng nào trừ khi có biến chứng.

Biến chứng của viêm loét dạ dày

Xuất huyết tiêu hóa: đây là biến chứng phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ 25% trong loét dạ dày, thường là những ổ loét ở thành sau dạ dày. Khi vết loét ăn mòn niêm mạc dạ dày, nó có thể ảnh hưởng đến các mạch máu lân cận. Nếu các mạch máu này nhỏ, máu có thể thấm từ từ vào đường tiêu hóa, dẫn đến thiếu máu kéo dài, là nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt. Nếu các mạch máu lớn bị ảnh hưởng, lượng máu chảy vào đường tiêu hóa sẽ nhiều và nhanh hơn, bệnh nhân có thể ngất hoặc nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc đỏ sẫm. Đây là biến chứng nguy hiểm, tỉ lệ tử vong khoảng 5-10%.

Thủng dạ dày (hoặc đường tiêu hóa): nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, loét dạ dày sẽ làm xói mòn thành dạ dày – ruột gây ra tràn dịch dạ dày hoặc ruột vào khoang bụng. Thủng mặt trước dạ dày dẫn đến viêm phúc mạc cấp tính, ban đầu là viêm do các chất hóa học, sau đó là viêm phúc mạc do vi khuẩn, biểu hiện thường đau bụng dữ dội đột ngột, đau như dao đâm ở vùng hông sườn phải. Thủng thành sau dạ dày dẫn đến chảy máu do sự liên quan của động mạch dạ dày nằm sau phần đầu tá tràng. Tỉ lệ tử vong trong trường hợp này là 20%.

Thâm nhiễm: vết loét tiếp tục lan vào các cơ quan lân cận như gan và tuyến tụy.

Hẹp môn vị: thường xảy ra khi vết loét nằm ở phần cuối dạ dày. Nơi tiếp giáp giữa dạ dày và tá tràng là lỗ mở vào tá tràng hay còn gọi là môn vị. Vết sẹo và sưng do loét dạ dày sẽ làm bít tắc hoặc thu hẹp môn vị, làm cho thức ăn không thể từ dạ dày xuống tá tràng, người bệnh thường bị nôn mửa dữ dội.

Ung thư dạ dày: được chẩn đoán phân biệt bằng sinh thiết. 90% loét dạ dày bờ cong nhỏ đều có khả năng hóa ung thư. Vi khuẩn HP là yếu tố căn nguyên chính khiến viêm loét dạ dày có thể tiến triển thành ung thư dạ dày cao gấp 3 đến 6 lần.

Pic 2: Cấu tạo giải phẫu dạ dày

Chẩn đoán viêm loét dạ dày

Theo các số liệu thống kê, 10-20% bệnh nhân xuất hiện biến chứng của viêm loét dạ dày mà không hề có dấu hiệu báo trước, thậm chí đối với các bệnh nhân loét do dùng thuốc NSAID có đến 30-50% không xuất hiện triệu chứng nào. Như vậy, các triệu chứng lâm sàng chỉ mang tính chất gợi ý trong công tác chẩn đoán viêm loét dạ dày. Để chẩn đoán chính xác cần dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng. Có các phương pháp như sau:

– X quang dạ dày để xác định hình ảnh, vị trí ổ loét

– Nội soi ống mềm: đây là phương pháp chính xác nhất và có nhiều ưu điểm hơn so với X quang dạ dày, do phương pháp nội soi có thể đồng thời mô tả hình ảnh ổ đa loét, sinh thiết HP, sinh thiết cạnh ổ loét nếu nghi ngờ ung thư và có thể xác định được các giai đoạn của loét dạ dày nhờ quan sát rõ tình trạng ổ loét.

Ngoài ra, để có phác đồ điều trị viêm loét dạ dày (internal link đến bài điều trị) phù hợp, việc xác định sự hiện diện của vi khuẩn HP là cần thiết. Các xét nghiệm thường dùng để tìm HP:

– Xét nghiệm Clo-test

– Xét nghiệm mô bệnh học

– Nuôi cấy và phân lập vi khuẩn

– Xét nghiệm huyết thanh học

– Test thử ure trong hơi thở

– Tìm kháng nguyên trong phân

Trong một số trường hợp, cần chẩn đoán phân biệt viêm loét dạ dày với các bệnh lý khác cùng có hội chứng đau thượng vị và rối loạn tiêu hóa tương tự như: trào ngược dạ dày thực quản, bệnh ống mật, viêm tụy cấp, xoắn dạ dày, viêm túi mật cấp, sỏi mật…

Bác Sĩ Chuyên Khoa II / Nguyên Vụ Trưởng VỤ YHCT – Bộ Y Tế/ Thầy thuốc ưu tú, BS.LG / Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

Sending
User Review
4 (8 votes)

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy các kinh tâm tỳ vị, có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh tâm nhiệt, trị chứng tiêu hoá không tốt, viêm ruột, lỵ, đau bụng nôn mửa,… Hiện nay, hoàng liên được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về các thành phần, trong đó phải kể đến hoạt chất berberin, có tác dụng như kháng sinh, ức chế mạnh các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây lỵ Shigella dysenteriae và S. Flexneri. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh dược liệu này tiềm năng để điều trị các bệnh về sa sút trí tuệ, bệnh tiểu đường.

BẠCH TRUẬT

Bạch truật là loại thảo dược có thân rễ, vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai. Từ xưa, các vua chúa thường dùng bạch truật như vị thuốc “thần dược trường thọ” nhằm duy trì sức khỏe, tăng cường sinh đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá như ăn uống chậm tiêu, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài, thần sắc nhợt nhạt…

MỘC HƯƠNG

Mộc Hương là vị thuốc từ rễ của cây mộc hương, có vị cay đắng, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, vị, đại tràng, mật và tam tiêu và có tác dụng trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, tiêu chảy…. Đặc biệt, Mộc hương là vị thuốc chủ đạo trong bài thuốc cổ phương kinh điển “Hương sa lục quân tử” giúp trị viêm đại tràng cấp & mạn tính mà các lương y thường dùng. Ngoài ra, mộc hương có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả.

SƠN TRA

Sơn tra là quả chín già khô của cây bắc sơn tra hoặc nam sơn tra với Vị chua ngọt, tính hơi ôn; vào kinh tỳ, vị và can, có tác dụng hóa thực tiêu tích, hoạt huyết, tán ứ, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn. Các lương y thường dùng sơn tra trong các bài thuốc trị đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hoại huyết, dị ứng nổi ban, đau nhức khớp… Các thành phần có trong sơn tra bao gồm fructose, protein, lipid, vitamin C, B2, carotene; Ca, P, Fe, tannin, flavonoid...

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy các kinh tâm tỳ vị, có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh tâm nhiệt, trị chứng tiêu hoá không tốt, viêm ruột, lỵ, đau bụng nôn mửa,… Hiện nay, hoàng liên được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về các thành phần, trong đó phải kể đến hoạt chất berberin, có tác dụng như kháng sinh, ức chế mạnh các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây lỵ Shigella dysenteriae và S. Flexneri. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh dược liệu này tiềm năng để điều trị các bệnh về sa sút trí tuệ, bệnh tiểu đường.

 

BẠCH TRUẬT

Bạch truật là loại thảo dược có thân rễ, vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai. Từ xưa, các vua chúa thường dùng bạch truật như vị thuốc “thần dược trường thọ” nhằm duy trì sức khỏe, tăng cường sinh đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá như ăn uống chậm tiêu, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài, thần sắc nhợt nhạt…

MỘC HƯƠNG

Mộc Hương là vị thuốc từ rễ của cây mộc hương, có vị cay đắng, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, vị, đại tràng, mật và tam tiêu và có tác dụng trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, tiêu chảy…. Đặc biệt, Mộc hương là vị thuốc chủ đạo trong bài thuốc cổ phương kinh điển “Hương sa lục quân tử” giúp trị viêm đại tràng cấp & mạn tính mà các lương y thường dùng. Ngoài ra, mộc hương có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả.

SƠN TRA

Sơn tra là quả chín già khô của cây bắc sơn tra hoặc nam sơn tra với Vị chua ngọt, tính hơi ôn; vào kinh tỳ, vị và can, có tác dụng hóa thực tiêu tích, hoạt huyết, tán ứ, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn. Các lương y thường dùng sơn tra trong các bài thuốc trị đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hoại huyết, dị ứng nổi ban, đau nhức khớp… Các thành phần có trong sơn tra bao gồm fructose, protein, lipid, vitamin C, B2, carotene; Ca, P, Fe, tannin, flavonoid...

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






LẮNG NGHE TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Chuyên Gia Tư Vấn

BÁC SĨ TƯ VẤN SỨC KHỎE TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VIỆT NAM

Đông Y Chưa Trị Tê Buồn Chân Tay
Phòng Ngừa Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Bí Quyết Chữa Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
Đau Vai Gáy - Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách
Thuốc Nam Chữa Trị Thoái Hoá Cột Sống

Radio Sức Khỏe

— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÀI VIẾT HAY NÊN ĐỌC

2020-08-31T12:33:44+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button