ĐỖ TRỌNG

Tên gọi

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi

Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.

Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Đỗ trọng là vỏ phơi, hay sấy khô của cây đỗ trọng, là vị thuốc đã được sử dụng cách đây 2000 năm.

Mô tả cây

Đỗ trọng là cây thân gỗ, lâu năm

Thân: có thể cao 10 đến 20 m.

: lá mọc sol;, hình trứng rộng, đầu lá nhọn, gốc lá tròn; mép lá có răng cưa; phiến lá rộng 3,5 – 6,5cm, dài 6-13 cm.; cuống lá ngắn 1-1,5 cm.

Khi đứt làm 2-3 mảnh, sẽ thấy những sợi nhựa trắng như tơ giữa các mảnh lá đó liền nhau

Hoa: hoa đực, hoa cái khác gốc; không có bao hoa.

Quả: quả hình thoi dài 3cm, rộng 1cm dẹt; đầu xẻ làm 2 thành hình chữ V.

Bộ phận dùng

Vỏ cây, lá

Phân bố

Đỗ trọng  có nguồn gốc ở Trung Quốc, được trồng nhiều ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Quý châu v.v..) và ở miền nam Liên Xô cũ.

Người dùng cần lưu ý phân biệt với đỗ trọng nam trên thị trường, đây là một loài khác với đỗ trọng bắc. Đỗ trọng nam được trồng nhiều ở Quảng Bình, bề ngoài màu hơi đỏ gạch.

Thành phần hóa học

Đỗ trọng chứa nhựa, gutta pecka, chất màu, albumin, chất béo, tinh dầu và các muối vô cơ. Nhựa và gutta pecka làm cho đỗ trọng có tính đàn hồi như cao su. Hiện nay, từ đỗ trọng, các nhà khoa học đã tách chiết được 28 lignan, 24 iridoid, 27 phenolic, 6 steroid, 5 terpenoid, 13 flavonoid và 9 hoạt chất khác

  Lignan và các dẫn xuất của nó là thành phần chính của đỗ trọng, bao gồm bisepoxylignans, neolignan, sesquilignan.

–   Iridoid cũng là thành phần chính khác của đỗ trọng, trong đó axit geniposidic, aucubin và asperuloside thể hiện nhiều hoạt tính dược lý trên các mô hình in vitro và trên động vật.

–   Phenolic, trong đó có axit chlorogenic, là các hoạt chất có tiềm năng chống oxy hóa, chống viêm và kháng ung thư.

–   Steroid và terpenoid: có 6 steroid và 5 terpenoid được tách từ thân và lá.

–   Flavonoid, bao gồm: kaempferol, isoquercetin, rutin, hirsutin và wogonside.

–   Các hợp chất khác: axit béo, polysaccharide (eucomman A và B), amino axit, các nguyên tố vi lượng.

Tác dụng dược lý

Bên cạnh phân tích các thành phần hóa học, các nhà khoa học cũng thực hiện các nghiên cứu về dược lý-dược lâm sàng, để chứng minh các tác dụng của đỗ trọng.

Chống tăng huyết áp

Các thí nghiệm trên động vật cho thấy đỗ trọng và phân đoạn lignan của nó ức chế hoạt động của cAMP và kênh calci nội bào, điều hòa NO và hệ renin-angiotensin, giúp giãn mạch và tăng lưu lượng mạch vành, do đó giúp hạ huyết áp.

Chống rối loạn lipid và giảm béo phì

Trên chuột, sau khi điều trị bằng đỗ trọng, các chỉ số lipit thay đổi theo hướng tích cực như làm giảm triglyceride, cholesterol toàn phần, LDL, axit béo tự do trong huyết tương; làm tăng chỉ số HDL-cholesterol (cholesterol tốt). Đỗ trọng tác dụng lên chuyển hóa lipid thông qua 3 cơ chế: (1) ức chế sinh tổng hợp acid béo và cholesterol ở gan; (2) kích thích quá trình phân giải lipid và sinh nhiệt; (3) giảm sự thèm ăn.

Cùng với các tác dụng trên, đỗ trọng còn làm giảm lượng thức ăn tiêu hóa, giảm mô mỡ ở bụng và toàn cơ thể; tăng tiêu thụ glucose và thể ketone ở tế bào cơ, do đó giúp giảm cân ở đối người thừa cân, béo phì.

Điều trị tiểu đường

Điều trị dài ngày trên động vật, đỗ trọng cải thiện tình trạng kháng insulin tiền đái tháo đường, bảo tồn các mạch máu ngoại vi, thúc đẩy quá trình đường phân; và ức chế quá trình tân tạo đường, sinh tổng hợp axit béo và cholesterol.

Ảnh hưởng trên chuyển hóa xương

Trong y học cổ truyền, đỗ trọng là vị thuốc quan trọng trong chữa gãy xương, và một số bệnh về xương khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra, đỗ trọng cải thiện mật độ, và độ khỏe của xương; giảm bài tiết canxi và photpho; có tác dụng phòng loãng xương do thiếu hụt estrogen.

Bên cạnh đó, đỗ trọng tăng giải phóng hormone tăng trưởng GH, tác động lên sự trưởng thành của xương và tái cấu trúc xương.

Cải thiện chức năng sinh lý

Đỗ trọng thể hiện hoạt tính estrogen và androgen thực vật, do đó giúp tăng khối cơ, mật độ xương, điều hòa ham muốn trên cả nữ giới và nam giới. Do đó, nó được sử dụng trong điều trị chứng bất lực và các tính trạng rối loạn cương dương ở nam giới.

Chống mệt mỏi

Đỗ trọng giúp giảm tích tụ lactate ở cơ, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện khả năng thích nghi với cường độ các bài tập cao hơn.

Bảo vệ gan

Tác dụng bảo vệ gan của đỗ trọng được chứng minh qua các mô hình chuột thông qua chỉ số men gan (AST và ALT) giảm, các tổn thương trên mô bệnh học cũng giảm.

Kết quả trên thu được qua các nghiên cứu trên mô hình động vật. Ngoài ra, đỗ trọng cũng được chứng minh có tiềm năng chống lão hóa, kháng ung thư, tăng sức đề kháng.

Công dụng

Đỗ trọng có vị ngọt hơi cay, tính ôn, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng bổ can và thận, an thai, dùng để chữa đau lưng, tiểu nhiều, chân gối yếu mềm.

Liều dùng 6-10 g, sắc hoặc ngâm rượu uống.

Các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng ngày nay bao gồm viên nang, viên nén, dạng bột, hoặc trà.

Các bài thuốc

Bài 1

  Đỗ trọng 50 g

–   Tục đoạn 50 g

Tán nhỏ, trộn với nước sắc đại táo, làm thành viên nhỏ bằng hạt đậu.

Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 viên, uống với nước cháo.

Công dụng: Chữa động thai, đau lưng, dọa sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Bài 2

–   Đỗ trọng 120 g

–   Hoài sơn 120 g

–   Thỏ ly tử 120 g

–   Ngũ vị tử 30 g

–   Ngưu tất 120 g

–   Mạch môn 120 g

–   Sơn thù du 120 g

–   Câu kỷ tử 120 g

–   Thục địa 240 g

–   Lộc nhung 60 g

Tán bột, luyện với mật ong, chế thành viên hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 9 g; uống với nước muối phai loãng.

Công dụng: Ôn thận, tráng dương, chữa chứng thận hư, liệt dương, di tinh.

Bài 3: Rượu đỗ trọng

–   Đỗ trọng 9 g

–   Đan sâm 9 g

–   Xuyên khung 4,5 g

–   Quế tâm 3 g

Ngâm cùng với rượu.

Công dụng: Chữa thận hư, đau lưng.

Bài 4

–   Đỗ trọng (sao nhẹ) 15 g

–   Tục đoạn 15 g

–   A giao 9g

–   Thỏ ty tử 3 g

–   Tầm gửi cây dâu 15 g

–   Bạch truật (sao hoàng thổ) 15 g

–   Đưng quy 9 g

Sắc uống

Công dụng: chữa sảy thai nhiều lần.

Bài 5:

–   Đỗ trọng sống 60 g

–   Mẫu đơn bì 30 g

–   Thục địa 30 g

Tán nhỏ thành bột, chế thành viên hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 9 g.

Công dụng: chữa tăng huyết áp.

Thận trọng

Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi dùng đỗ trọng như đau đầu, chóng mặt,  phù, hoặc lạnh.

Chống chỉ định đối với người mẫn cảm đối với bất cứ thành phần nào của đỗ trọng.

Không khuyến cáo sử dụng đối với bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư phụ thuộc vào estrogen.

Dữ liệu an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú còn chưa đầy đủ.

Bạn nên thận trọng khi dùng đỗ trọng cùng các thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu, heparin khối lượng phân tử thấp và các thuốc chống huyết khối.

Trên chuột, liều 6.68 g/kg phân đoạn lignan của đỗ trọng (gấp 334 lần liều hằng ngày trên người) trong 14 ngày không gây độc tính cấp.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng đỗ trọng.

Kết luận

Đỗ trọng được sử dụng hàng ngàn năm nay, là vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

Bài Viết Liên Quan

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi

Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.

Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Đỗ trọng là vỏ phơi, hay sấy khô của cây đỗ trọng, là vị thuốc đã được sử dụng cách đây 2000 năm.

Mô tả cây

Đỗ trọng là cây thân gỗ, lâu năm

Thân: có thể cao 10 đến 20 m.

: lá mọc sol;, hình trứng rộng, đầu lá nhọn, gốc lá tròn; mép lá có răng cưa; phiến lá rộng 3,5 – 6,5cm, dài 6-13 cm.; cuống lá ngắn 1-1,5 cm.

Khi đứt làm 2-3 mảnh, sẽ thấy những sợi nhựa trắng như tơ giữa các mảnh lá đó liền nhau

Hoa: hoa đực, hoa cái khác gốc; không có bao hoa.

Quả: quả hình thoi dài 3cm, rộng 1cm dẹt; đầu xẻ làm 2 thành hình chữ V.

Bộ phận dùng

Vỏ cây, lá

Phân bố

Đỗ trọng  có nguồn gốc ở Trung Quốc, được trồng nhiều ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Quý châu v.v..) và ở miền nam Liên Xô cũ.

Người dùng cần lưu ý phân biệt với đỗ trọng nam trên thị trường, đây là một loài khác với đỗ trọng bắc. Đỗ trọng nam được trồng nhiều ở Quảng Bình, bề ngoài màu hơi đỏ gạch.

Thành phần hóa học

Đỗ trọng chứa nhựa, gutta pecka, chất màu, albumin, chất béo, tinh dầu và các muối vô cơ. Nhựa và gutta pecka làm cho đỗ trọng có tính đàn hồi như cao su. Hiện nay, từ đỗ trọng, các nhà khoa học đã tách chiết được 28 lignan, 24 iridoid, 27 phenolic, 6 steroid, 5 terpenoid, 13 flavonoid và 9 hoạt chất khác

  Lignan và các dẫn xuất của nó là thành phần chính của đỗ trọng, bao gồm bisepoxylignans, neolignan, sesquilignan.

–   Iridoid cũng là thành phần chính khác của đỗ trọng, trong đó axit geniposidic, aucubin và asperuloside thể hiện nhiều hoạt tính dược lý trên các mô hình in vitro và trên động vật.

–   Phenolic, trong đó có axit chlorogenic, là các hoạt chất có tiềm năng chống oxy hóa, chống viêm và kháng ung thư.

–   Steroid và terpenoid: có 6 steroid và 5 terpenoid được tách từ thân và lá.

–   Flavonoid, bao gồm: kaempferol, isoquercetin, rutin, hirsutin và wogonside.

–   Các hợp chất khác: axit béo, polysaccharide (eucomman A và B), amino axit, các nguyên tố vi lượng.

Tác dụng dược lý

Bên cạnh phân tích các thành phần hóa học, các nhà khoa học cũng thực hiện các nghiên cứu về dược lý-dược lâm sàng, để chứng minh các tác dụng của đỗ trọng.

Chống tăng huyết áp

Các thí nghiệm trên động vật cho thấy đỗ trọng và phân đoạn lignan của nó ức chế hoạt động của cAMP và kênh calci nội bào, điều hòa NO và hệ renin-angiotensin, giúp giãn mạch và tăng lưu lượng mạch vành, do đó giúp hạ huyết áp.

Chống rối loạn lipid và giảm béo phì

Trên chuột, sau khi điều trị bằng đỗ trọng, các chỉ số lipit thay đổi theo hướng tích cực như làm giảm triglyceride, cholesterol toàn phần, LDL, axit béo tự do trong huyết tương; làm tăng chỉ số HDL-cholesterol (cholesterol tốt). Đỗ trọng tác dụng lên chuyển hóa lipid thông qua 3 cơ chế: (1) ức chế sinh tổng hợp acid béo và cholesterol ở gan; (2) kích thích quá trình phân giải lipid và sinh nhiệt; (3) giảm sự thèm ăn.

Cùng với các tác dụng trên, đỗ trọng còn làm giảm lượng thức ăn tiêu hóa, giảm mô mỡ ở bụng và toàn cơ thể; tăng tiêu thụ glucose và thể ketone ở tế bào cơ, do đó giúp giảm cân ở đối người thừa cân, béo phì.

Điều trị tiểu đường

Điều trị dài ngày trên động vật, đỗ trọng cải thiện tình trạng kháng insulin tiền đái tháo đường, bảo tồn các mạch máu ngoại vi, thúc đẩy quá trình đường phân; và ức chế quá trình tân tạo đường, sinh tổng hợp axit béo và cholesterol.

Ảnh hưởng trên chuyển hóa xương

Trong y học cổ truyền, đỗ trọng là vị thuốc quan trọng trong chữa gãy xương, và một số bệnh về xương khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra, đỗ trọng cải thiện mật độ, và độ khỏe của xương; giảm bài tiết canxi và photpho; có tác dụng phòng loãng xương do thiếu hụt estrogen.

Bên cạnh đó, đỗ trọng tăng giải phóng hormone tăng trưởng GH, tác động lên sự trưởng thành của xương và tái cấu trúc xương.

Cải thiện chức năng sinh lý

Đỗ trọng thể hiện hoạt tính estrogen và androgen thực vật, do đó giúp tăng khối cơ, mật độ xương, điều hòa ham muốn trên cả nữ giới và nam giới. Do đó, nó được sử dụng trong điều trị chứng bất lực và các tính trạng rối loạn cương dương ở nam giới.

Chống mệt mỏi

Đỗ trọng giúp giảm tích tụ lactate ở cơ, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện khả năng thích nghi với cường độ các bài tập cao hơn.

Bảo vệ gan

Tác dụng bảo vệ gan của đỗ trọng được chứng minh qua các mô hình chuột thông qua chỉ số men gan (AST và ALT) giảm, các tổn thương trên mô bệnh học cũng giảm.

Kết quả trên thu được qua các nghiên cứu trên mô hình động vật. Ngoài ra, đỗ trọng cũng được chứng minh có tiềm năng chống lão hóa, kháng ung thư, tăng sức đề kháng.

Công dụng

Đỗ trọng có vị ngọt hơi cay, tính ôn, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng bổ can và thận, an thai, dùng để chữa đau lưng, tiểu nhiều, chân gối yếu mềm.

Liều dùng 6-10 g, sắc hoặc ngâm rượu uống.

Các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng ngày nay bao gồm viên nang, viên nén, dạng bột, hoặc trà.

Các bài thuốc

Bài 1

  Đỗ trọng 50 g

–   Tục đoạn 50 g

Tán nhỏ, trộn với nước sắc đại táo, làm thành viên nhỏ bằng hạt đậu.

Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 viên, uống với nước cháo.

Công dụng: Chữa động thai, đau lưng, dọa sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Bài 2

–   Đỗ trọng 120 g

–   Hoài sơn 120 g

–   Thỏ ly tử 120 g

–   Ngũ vị tử 30 g

–   Ngưu tất 120 g

–   Mạch môn 120 g

–   Sơn thù du 120 g

–   Câu kỷ tử 120 g

–   Thục địa 240 g

–   Lộc nhung 60 g

Tán bột, luyện với mật ong, chế thành viên hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 9 g; uống với nước muối phai loãng.

Công dụng: Ôn thận, tráng dương, chữa chứng thận hư, liệt dương, di tinh.

Bài 3: Rượu đỗ trọng

–   Đỗ trọng 9 g

–   Đan sâm 9 g

–   Xuyên khung 4,5 g

–   Quế tâm 3 g

Ngâm cùng với rượu.

Công dụng: Chữa thận hư, đau lưng.

Bài 4

–   Đỗ trọng (sao nhẹ) 15 g

–   Tục đoạn 15 g

–   A giao 9g

–   Thỏ ty tử 3 g

–   Tầm gửi cây dâu 15 g

–   Bạch truật (sao hoàng thổ) 15 g

–   Đưng quy 9 g

Sắc uống

Công dụng: chữa sảy thai nhiều lần.

Bài 5:

–   Đỗ trọng sống 60 g

–   Mẫu đơn bì 30 g

–   Thục địa 30 g

Tán nhỏ thành bột, chế thành viên hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 9 g.

Công dụng: chữa tăng huyết áp.

Thận trọng

Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi dùng đỗ trọng như đau đầu, chóng mặt,  phù, hoặc lạnh.

Chống chỉ định đối với người mẫn cảm đối với bất cứ thành phần nào của đỗ trọng.

Không khuyến cáo sử dụng đối với bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư phụ thuộc vào estrogen.

Dữ liệu an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú còn chưa đầy đủ.

Bạn nên thận trọng khi dùng đỗ trọng cùng các thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu, heparin khối lượng phân tử thấp và các thuốc chống huyết khối.

Trên chuột, liều 6.68 g/kg phân đoạn lignan của đỗ trọng (gấp 334 lần liều hằng ngày trên người) trong 14 ngày không gây độc tính cấp.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng đỗ trọng.

Kết luận

Đỗ trọng được sử dụng hàng ngàn năm nay, là vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

MÃ TIỀN CHẾ

Mã tiền là dược liệu quý được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền hàng trăm năm nay. Mã tiền chế thường được dùng như vị thuốc chủ trị có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, giúp trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống viêm, chống tê mỏi, giảm đau nhanh cơn đau xương khớp cũng như giúp điều trị các bệnh lý nhược cơ, bại liệt rất tốt. Mã tiền chưa qua chế biến chứa độc tố nên chỉ dùng ngâm rượu xoa bóp bên ngoài để điều trị đau nhức xương khớp. Trong khi đó, mã tiền qua chế biến, loại bỏ độc tính, dùng đường uống phát huy hiệu quả rõ rệt và tác dụng nhanh hơn. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa phong thấp hiệu quả sử dụng vị thuốc Mã tiền chế làm thành phần chính.

👉 Tác Dụng Thần Kỳ Của Mã Tiền Chế

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv. Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

Mã Tiền Chế

Mã tiền là dược liệu quý được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền hàng trăm năm nay. Mã tiền chế thường được dùng như vị thuốc chủ trị có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, giúp trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống viêm, chống tê mỏi, giảm đau nhanh cơn đau xương khớp cũng như giúp điều trị các bệnh lý nhược cơ, bại liệt rất tốt. Mã tiền chưa qua chế biến chứa độc tố nên chỉ dùng ngâm rượu xoa bóp bên ngoài để điều trị đau nhức xương khớp. Trong khi đó, mã tiền qua chế biến, loại bỏ độc tính, dùng đường uống phát huy hiệu quả rõ rệt và tác dụng nhanh hơn. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa phong thấp hiệu quả sử dụng vị thuốc Mã tiền chế làm thành phần chính.

👉 Tác Dụng Thần Kỳ Của Mã Tiền Chế

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv. Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỌC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

2019-10-25T11:24:11+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button