Tìm Hiểu Về Cây Actiso Và Vị Thuốc Actiso

Actiso là một loài thực vật đã quá quen thuộc với cuộc sống của chúng ta. Với các bà nội trợ, đây là 1 loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ngon. Trên bàn trà, trà actiso là loại trà dễ uống với hương vị nhẹ nhàng, đặc biệt giúp thanh nhiệt tốt vào những ngày hè. Còn theo y học cổ truyền, actiso là 1 vị thuốc quý.

Để hiểu hơn về loài thực vật này cũng như những tác dụng của nó trong y học cổ truyền, chúng ta cùng tìm hiểu về actiso và vị thuốc actiso trong bài viết dưới đây.

Sơ Lược Về Cây Atiso

Atiso hay actiso có tên khoa học Cynara scolymus, là một trong những thực vật cây ăn được, được canh tác lâu đời nhất, loài cây bản địa ở vùng Địa Trung Hải. Trong truyền thuyết Aegean, “Cynara” bắt nguồn từ tên của một cô gái trẻ thần Zeus đem lòng yêu, và đưa về đỉnh Olympia phong làm nữ thần. Nhưng vì nỗi nhớ nhà, nàng đã trốn về thăm gia đình. Hành vi này bị thần Zeus phát hiện và cho là không giống một vị thần, chính vì vậy nàng bị đày xuống trần gian và bị biến thành cây Atisô.

Atiso không chỉ là thức ăn bổ dưỡng cho sức khỏe mà còn là một vị thuốc lâu đời được ghi chép trong y học cổ truyền nhiều nơi trên thế giới. Người đầu tiên mô tả chi tiết Atiso là học trò của Aristotle, Theophrastus, vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên.  Atisô được biết đến với những lợi ích trên đường mật, tiêu hóa, hỗ trợ điều trị scobut (bệnh do thiếu hụt vitamin C), thiếu máu, và có tác dụng chống xơ vữa.

Hình ảnh: Cây Atiso

Mô Tả Cây Actiso

Atisô là cây thảo, lâu năm.

  • Thân

Cây cao 1,2 đến 2 m. Thân ngắn, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ long trắng như bôn.

Lá to, dài, hình vòng cung, mọc sole; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục, mặt dưới có long trắng bạc, cuống lá to và ngắn.

Lá hái lúc cây sắp hoặc mới ra hoa được dùng làm thuốc; và được hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa.

  • Hoa

Nụ hoa là một khối hình quả tim, có kích thước khoảng 8-15 cm, bao gồm các lá đài, cánh hoa và nhị hoa xếp chạt như bắp cải, chứa nhiều chất bổ dưỡng, và được sử dụng làm rau ăn.

Cụm hoa hình đầu dạng tim, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, là bác ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, để cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Cụm hoa và lá bắc có phần gốc nạc, ăn được, và thường dduocwjd ùng làm rau ăn và làm thuốc.

  • Quả

Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng. Quả dính với nhau thành vòng, dễ tách khi quả chín.

  • Hạt

Hạt không có nội nhũ.

Hạt được thu hoạch  vào tháng 10-11, sau đó đem ra trồng vào tháng 1-2

Đặc Điểm Phân Bố Của Actiso

Atisô có nguồn gốc quanh vùng Địa Trung Hải (vùng phía bắc Châu Phi và phía Nam châu Âu. Ở Châu Âu, Atisô được canh tác đầu tiên tại thành phố Naples của nước Ý vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici mang về trông tại nước Pháp vào thế kỳ 16, sau đó người Hà Lan đã mang Atisô điến nước Anh.

Thế kỳ thứ 19, người Pháp di cư sang Mỹ và mang theo Atisô định cư tại lãnh thổ Louisiana vào năm 1806, trong khi người Tây Ban Nha mang Atisô đến California (vùng Monterey).

Ngày nay, Atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý, và Tây Ban Nha và các nước Châu Mỹ Latin.

Atisô được du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20 bởi người Pháp, được trồng ở những nơi có khí hậu cận nhiệt đới, như Sa Pa, Tam Đảo, và Đà Lạt

Bộ Phận Dùng

Đọt, lá non, thân non, và nụ hoa Atisô có thể dùng để làm rau

Thân, lá, hoa, rễ có thể dùng làm trà thảo dược với vị đắng nhẹ.

Hiện nay, lá bắc và đế hoa ngoài sử dụng làm hoa, còn được sử dụng làm thuốc.

Thành Phần Hóa Học

Có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của dịch chết từ lá Atisô được thực hiện và chỉ ra rằng Atisô là nguồn dồi dào các hợp chất polyphenolic, bao gồm:

  • Các axit phenolic: Là sự kết hợp của axit caffeic và axit quinic.

Axit cynarin (1-3 dicafeyl quinic) và axit chlorogenic là 2 hợp chất chống oxy hóa quan trọng của Atisô. Axit chlorogenic chiếm 39 %, axit 1,5-Odicaffeoylquinic chiếm 21% và axit 3,4-O-dicaffeoylquinic 11% so với hàm lượng các cafeoylquinic. Dịch chiết trong methanol chứa hàm lượng thấp cynarin (1.5%), yếu tập trung ở lá (cùi).

  • Các hợp chất flavonoid, là dẫn xuất của Luteolin, bao gồm cynarozid, scolymozid,
  • Các hợp chất Sequiterpen, như B-selinene và caryphyllene.

Vị đắng nhẹ đặc trưng của lá Atisô là do hợp chất cynaropicrin, một chất chống đông nhằm chống lại sự tấn công của côn trùng và động vật khác.

Dịch chiết từ lá ít chất béo, chưa nhiều khoáng chất (kali, natri và phosphat), vitamin C, sợi, các hợp chất flavon và polyphenol, inulin và dẫn suất axit caffeoylquinic – hydroxycinnamat.

Dịch chiết từ hạt bao gồm protein thô (21,6 %), sợi thô (17.1 %), dầu thô (24,05%), tro (3,8%).

Dich chiết từ đầu hoa có hàm lượng vitamin C (10 mg/100 g hoa) và chất khoáng (kali 360 mg/100 g hoa) cao. Hoa cũng có nhiều các hợp chất polyphenolic, inulin, sợi và chất khoáng

Hàm lượng các hợp chất axit phenolic phụ thuộc vào thời kỳ thu hái và phương pháp chiết.

--- Quảng Cáo --

Các Nghiên Cứu Về Công Dụng Của Actiso

Trong lịch sử, ở thế kỷ 16, Atisô được nhắc đến như một thảo dược được sử dụng cho các vấn đề liên quan đến gan và bệnh vàng da. Năm 1850, một bác sĩ người pháp đã điều trị thành công cho bệnh nhân vàng da sau khi đã sử dụng các thuốc tại thời điểm đó mà không khỏi.

Trong các nghiên cứu về dược lý, dịch chết từ lá đã được báo cáo có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ chống virus HIV, bảo vệ gan, kháng khuẩn, và hạ lipid.

  • Hạ đường huyết

Một số nghiên cứu sàng lọc cho thấy, một số loài cây có tiềm năng diều trị tiểu đường, trong đó có Atisô. Một số nghiên cứu tiền lâm sàng cho thầy Atisô có khả năng hạ đường huyết.

  • Hạ cholesterol

Dịch chết từ lá Atisô hạ cholesterol. Bắt đầu từ những năm 1970, các nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu cynarin và cholesterol. Gần đây cho thấy, thành phần luteolin đóng vai trong quan trọng trong tác dụng ức chế tổng hợp cholesterol của Atisô.

Enzyme HMG-CoA reductase là enzyme chủ chốt trong quá trình sinh tổng hợp cholesterol. Atisô thông qua một vài cơ chế, đã gián tiếp ưc chế quá trình hoạt hóa hoặc hoạt hóa quá trình ức chế hoạt động của HMG-CoA. Do đó làm giảm hoạt tính của enzyme. Một số dữ liệu lâm sàng trong y văn cho thấy tác dụng Atisô trên hạ lipid máu, xác nhận kết quả trên động vật.  Từ kết quả này cho thấy, các axit caffeoylquinic and luteolin glucosid đóng góp cho tác dụng chống xơ vữa cảu Atisô. Hơn nữa, luteolin được cho là chịu trách nhiệm trong giảm tân tạo cholesterol.

  • Bảo vệ gan

Có nhiền nghiên cứu chứng minh tác dụng bảo vệ gan của Atisô, sử dụng Atisô như một chất bảo vệ gan khỏi các độc tố, chống oxy hóa. Tuy nhiên, cần thực hiện nhiều nghiên cứu để hiểu toàn cảnh về tác dụng này của Atisô.

  • Chống xơ vữa

Từ đầu những năm 1930, các nhà nghiên cứu đã chú ý tác dụng của Atisô trong hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch. Các nghiên cứu trên động vật sau đó cho thấy, dịch chiết Atisô chống tăng nồng độ cholesterol trong máu và các biểu hiện của xơ vữa động mạch. Các hợp chất như cynarin có thể ngăn cản sự tiến triển của mảng xơ vữa. Hoạt tính có được là do 2 cơ chế: chống oxy hóa giảm oxy hóa LDL và ức chế sinh tổng hợp cholesterol. Ngoài ra, Atisô giúp ức chế sự kích thích sinh tổng hợp cholesterol do thiếu hụt insulin ở người bệnh tiểu đường.

  • Chống oxy hóa

Ứng kích oxy hóa là sự mất cân bằng giữa sự sản xuất và hoạt động của các hình thái ôxi hoạt tính (superoxit anion, hydrogen peroxit, và khả năng khử các chất trung gian hoạt tính cao hay sửa chữa các hư hại do những chất này gây ra của cơ thể sống. Hoạt tính bảo vệ của các flavonoid chống lại sự tổn thương do sự ứng kích oxy hóa gây ra là do khả hoạt tính chống oxy hóa, và ái lực và tính thấm của chúng qua màng tế bào. Đặc tính chống oxy hóa được chứng minh thông qua ức chế sự oxy hóa LDL. Tiềm năng chống oxy hóa của Atisô cũng đã được chứng minh là do thành phần hóa học như, cynarin, axit chlorogen và flavonoid được cho là tạo phức chelat với các ion kim loại và thu lượn các gốc tự do.

  • Tác dụng lợi mật

Các nghiên cứu in vitro cho thấy Atisô có tác dụng tăng tiết mật trên gan chuột và trên tế bào nuôi cấy. Điều này gợi ý khả năng làm giảm nồng độ cholesterol trong gan, và điều trị bênh khó kiêu của Atisô. Có 1 số nghiên cứu cho rằng, lưu lượng mật tăng lên khi sử dụng Atisô.

Tác Dụng Phụ Và Chống Chỉ Định Của Actiso

Có thể nói, Atisô được dung nạp tốt và ít tác dụng phụ ở mức liều đề nghị. Atisô được sử dụng như là rau ăn ở nhiều đất nước qua hàng ngàn năm và được cho là an toàn. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở quy mô lớn cho thấy có 1 số tác dụng phụ nhẹ như là đầy hơi thoáng qua.

Đã có trường hợp báo cáo về phản ứng eczecma (chàm, mẩn đỏ) khi tiếp xúc nghề nghiệp và tiếp xúc qua gia với dược liệu tươi hoặc phơi khô. Do đó cần phải thận trọng các phản ứng dị ứng, ngay cả khi không dùng ngoài.

Do Atisô có tác dụng trên đường mật, người bị sỏi mật hoặc các tình trạng tác ống mật khác không nên sử dụng Atisô.

Trên người, chưa có tác dụng phụ nào đáng kể của Atisô được báo cáo trong các nghiên cứu về độn an toàn. Tuy nhiên do dữ liệu an toàn chưa đầy đủ trên phụ nữ có thai và cho con bú, và dữ liệu trên bệnh nhi, hoặc người bị bệnh gan hoặc thận nặng vẫn chưa được thiết lập, do đó Atisô không được sử dụng cho các đối tượng này.

TRUNG TÂM TƯ VẤN VnBacsi.Net
Click Ngay » để nhận tư vấn từ Bác Sĩ

Gọi Miễn Phí
Chat

Nhận tư vấn điều trị Gan miễn phí >>

Công Dụng Của Actiso Trong Y Học Cổ Truyền

Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, carbonhydrat gồm phần lớn là inulin. Lá Atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, Atisô dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn tính, sưng khớp xương.

Thuốc có tác dựng nhuận tràng và lọc máu nhẹ đối với trẻ em. Bộ phận dùng là lá tươi hoặc khô, đem sắc hoặc nấu cao lỏng, với liều 2 – 10g lá khô một ngày, có khi chế thành cao mềm hay cao khô đề bào chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay tĩnh mạch. Có thể chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt.

Người ta còn dùng thân và rễ Atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng như lá.

Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng trị bệnh tiểu đường

Bài 1: Thân cây Atisô 40g, rễ 40g, hoa 20g, tất cả phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g pha như pha nước chè.

Bài 2: Hoa Atisô 50g cũng phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g, pha như pha nước trà.

Bài 3: Hoa atisô 100g, lá Atisô 100g, luộc ăn như ăn các loại rau thông thường.

Bài 4: Giò heo hầm atisô: Giò heo (giò lợn, giò trước tốt hơn giò sau), 2 hoa atisô, gia vị muối tiêu đường, bột ngọt, vừa đủ, rau ngò.

Cách làm:

  • Giò heo cạo sạch, đập phần móng, bóc bỏ phần cứng của móng. Chặt khoanh tròn. Ướp gia vị: muối, tiêu, đường, bột ngọt, củ hành tím băm nhỏ. Để 30 phút cho giò heo thấm gia vị.
  • Hoa Atisô: 1 hoa tách rời từng cánh, rủa sạch, để ráo nước, hoa còn lại không tách cánh, chỉ cắt bớt phần đầu cánh cứng.
  • Cho nước vào nồi đun, thêm củ hành tím tạo mùi thơm, nước sôi thì cho giò heo vào, không đậy nắp và làm cho nước canh trong bằng cách thường xuyên hớt bọt, giữ lửa nhỏ để chân giò chín mềm.
  • Khi chân giò đã chín, cho hoa Atisô vào đun tiếp 10 phút và nêm gia vị đủ ăn sau đó cho canh ra bát và rắc chút rau mùi lên trên.

Bài 5: Hoa Atisô 50g, ý dĩ 50g, lá lách lợn 150g, gia vị vừa đủ. Hoa atisô, ý dĩ, giã nhỏ, lá lách lợn rửa sạch, thái miếng, cho tất cả vào bát to, cho gia vị vào trộn đều, đem hấp cách thủy, khi chín cho bệnh nhân ăn, ngày ăn 1 lần, một liệu trình là 10 ngày, thời gian nghỉ giữa các liệu trình là 5 ngày. Cần dùng 3-4 liệu trình.

Bài thuốc giảm cholesterol trong máu, giúp tiêu hóa tốt

Bài 6. Hoa Atisô 50g, khoai tây 100g, cà rốt 50g, xương sườn lợn 150g, gia vị vừa đủ.

Cách làm:

  • Hoa atisô, khoai tây, cà rốt làm sạch, cắt thành miếng, xương sườn lợn rủa sạch, chặt miếng, ướp gia vị cho ninh nhừ.
  • Tiếp theo cho khoai tây, cà rốt, hoa atisô vào đảo đều, đun tiếp khi thức ăn đã nhừ đem dùng, có thể ăn với cơm, bánh mì, bún.
  • Ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 5-10 ngày.

Bài thuốc tăng cường chức năng gan, giúp cơ thể giải độc

Bài 7. Hoa Atisô 50g, gan lợn 100g, gia vị vừa đủ.

Cách làm:

  • Hoa atisô rửa sạch, giã nhỏ, lọc lấy 100ml nước (lọc như lọc cua).
  • Gan lợn làm sạch thái miếng ướp gia vị, sau 30 phút khi nước atisô đã đun sôi thả gan vào đậy kín vung, bắc nồi ra khỏi bếp, khoảng 20 phút sau là dùng được.
  • Có thể cho gan vào nước atisô, đem hấp cách thủy. Có thể dùng với cơm, bánh mì, bún, ngày ăn 1 – 2 lần, ăn liền 5 – 10 ngày.

Kết Luận

Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, Atisô an toàn, phát triển tự nhiên ở vùng núi, và giúp cải thiện sức khỏe. Các nghiên cứu đang thực hiện cho thấy, Atisô là thảo dược có lợi cho gan, bảo vệ tế bào gan, giải độc gan, cũng như có lợi trên một số tình trạng khác như tiểu đường, rối loại đường mật, khó tiêu, viêm khớp. Atisô có thể sử dụng để bổ sung dinh dưỡng, cũng như sử dụng để phương pháp điều trị hỗ trợ. Các chế phẩm của Atisô hiện nay chủ yếu dưới dạng trà túi lọc, thuốc viên bao, hoặc các dung dịch đóng uống hoặc đóng chai. Mặc dù các nghiên cứu về Atisô vẫn chưa có kết luận, nhưng các nhà khoa học khá lạc quan về lịch sử sử dụng được nhân loại lâu dài cũng như về lợi ích mà Atisô mang lại.

Actiso tốt là vậy, nhưng còn tuyệt vời hơn khi nó được kết hợp với một loại thảo dược khác – cái tên làm mưa làm gió trong thế giới thảo dược tốt cho gan nhờ hoạt chất chính Silymarin – Kế sữa.

Từ những năm đầu của thế kỷ thứ 4 TCN, Kế sữa đã được các nước Hy Lạp cổ đại sử dụng để bảo vệ gan và điều trị nhiều bệnh lý như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Ngày nay, y học hiện đại ngày càng khám phá ra nhiều công dụng tuyệt tuyệt vời của nó. Thậm chí, Kế sữa đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong điều trị nhiều bệnh ở gan.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với thành phần hoạt chất chính Silymarin, Kế sữa có tác dụng ổn định tế bào gan, kích thích RNA polymerase hoạt động để tổng hợp protein ở tế bào gan. Đồng thời, nó sửa chữa các tế bào bị tổn thương, tái tạo, phục hồi và thúc đẩy phát triển các tế bào gan mới. Từ đó giúp chống oxy hóa, chống viêm, tiêu sỏi mật, giải độc gan và giảm bớt các triệu chứng do các về bệnh gan gây ra như mụn nhọt, mẩn ngứa, vàng da, men gan cao… hỗ trợ điều trị viêm gan, gan nhiễm mỡ và xơ gan hiệu quả.

Kế sữa kết hợp với Actiso theo một tỉ lệ thích hợp sẽ làm gian tăng vượt trội tác dụng của 2 loại thảo dược này với lá gan so với khi dùng riêng lẻ, đem lại hiệu quả cao trong hỗ trợ nhiều bệnh lý gan mật, giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh gan và tăng cường chức năng gan.

Trên thực tế, thị trường có nhiều sản phẩm chứa riêng biệt các thành phần Kế sữa, Actiso nhưng lại rất ít sản phẩm được kết hợp từ 2 loại thảo dược này.

Một trong những sản phẩm hiếm hoi kết hợp Kế sữa và Actiso rất hiệu quả, lại có nguồn nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu (Địa Trung Hải) và sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP là Sily-GAN.

Cùng tham khảo thêm link sau để hiểu thêm về bí quyết này: https://silygan.com/

SILYGAN – Bổ gan, giải độc gan đến từ Châu Âu.

Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Gan

– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –

Sending
User Review
0 (0 votes)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

--- Quảng Cáo ---

HỎI - ĐÁP CHUYÊN GIA

Bạn đang gặp vấn đề về Gan? Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi đến

Bạn đang gặp vấn đề về Gan?

Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi điện đến Tổng đài miễn cước 1800 6036

Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

Tổng đài miễn cước  1800 6036

NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ






Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

LÀM SAO ĐỂ BẢO VỆ LÁ GAN?

ĐIỂU TRỊ GAN BẰNG THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

(Quảng Cáo)

(Quảng Cáo)

(Quảng Cáo)

SILYGAN - Bổ gan, giải độc gan đến từ Châu Âu

Được kết hợp từ 2 thảo mộc tốt cho gan là Kế sữa và Actiso, Sily-GAN mang lại công dụng hiệu quả như hỗ trợ: Mát Gan, Lợi Mật, Tăng cường chức năng Gan, Giải Độc Gan và Bảo Vệ Gan.

Nguồn nguyên liệu chiết xuất của Sily-GAN được lựa chọn và nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu (đạt tiêu chuẩn GMP-EU) giúp Sily-GAN hỗ trợ hiệu quả đối với trường hợp:

  • - Men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan...
  • - Những người uống nhiều bia rượu
  • - Mụn nhọt, mẩn ngứa, nóng trong người
Tìm hiểu thêm về Sily-Gan

SILY-GAN: SỰ KẾT HỢP TỪ 2 THẢO MỘC TỐT CHO GAN: KẾ SỮA & ACTISO

SILYGAN - Bổ gan, giải độc gan đến từ Châu Âu

Được kết hợp từ 2 thảo mộc tốt cho gan là Kế sữa và Actiso, Sily-GAN mang lại công dụng hiệu quả như hỗ trợ: Mát Gan, Lợi Mật, Tăng cường chức năng Gan, Giải Độc Gan và Bảo Vệ Gan.

Nguồn nguyên liệu chiết xuất của Sily-GAN được lựa chọn và nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu (đạt tiêu chuẩn GMP-EU) giúp Sily-GAN hỗ trợ hiệu quả đối với trường hợp:

  • - Men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan...
  • - Những người uống nhiều bia rượu
  • - Mụn nhọt, mẩn ngứa, nóng trong người
Tìm hiểu thêm về Sily-Gan

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem thêm bài viết

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

--- Quảng Cáo ---

» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT

2020-10-06T04:54:16+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button