Các Phương Pháp
– Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày –
Điều trị loét dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Thông thường việc điều trị sẽ liên quan đến tiêu diệt vi khuẩn HP, giảm bài tiết acid và bao vết loét.
Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày
- Giảm đau,
- Làm liền ổ loét,
- Diệt vi khuẩn HP (nếu có),
- Ngăn ngừa tái phát và biến chứng của bệnh.
Nguyên tắc điều trị
– Đưa ra phác đồ dựa trên căn nguyên gây bệnh: HP, NSAID, hội chứng Zollinger-Ellison, stress…
– Ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc tây y hoặc đông y, kết hợp điều chỉnh lối sống. Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) nên được chỉ định khi điều trị nội khoa nhiều đợt mà không có kết quả tích cực.
Các nhóm thuốc Tây y điều trị viêm loét dạ dày
Cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày là sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày. Vì vậy mục tiêu cơ bản khi dùng thuốc điều trị dựa trên cơ chế này đó là: tăng cường các yếu tố bảo vệ và làm giảm yếu tố tấn công vào niêm mạc. Cụ thể, có các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày như sau:
Giảm yếu tố tấn công
Bao gồm các nhóm thuốc hạn chế tiết acid của dạ dày
– Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI): các thuốc thường dùng như omeprazole, pantoprazole, lansoprazole, esomeprazole… Các thuốc này có tác dụng xuất hiện từ từ và kéo dài. Tuy nhiên, thuốc ức chế bơm proton kém bền vững trong môi trường acid dạ dày nên được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột, khi uống bệnh nhân nên nhớ phải nuốt cả viên, không được nhai, bẻ nhỏ hoặc nghiền nát viên thuốc. Nên uống thuốc trước bữa ăn 30 phút.
– Nhóm thuốc kháng thụ thể histamin H2: các thuốc thường dùng là cimetidine, ranitidine, famotidine… Thời gian tác dụng của các thuốc này ngắn, phải uống nhiều lần/ngày.
Tăng cường yếu tố bảo vệ
Bao gồm các thuốc kháng acid và thuốc bao niêm mạc dạ dày
– Nhóm thuốc kháng acid: gồm các muối Nhôm (hydroxyd, phosphat, carbonat), các muối Magie (hydroxyd, trisilicat, carbonat). Các thuốc này sẽ trung hòa acid của dạ dày tiết ra nên sẽ làm giảm cảm giác đau, nóng rát, khó chịu dạ dày. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài thuốc kháng acid sẽ có hại bởi khi đó dạ dày sẽ “phản ứng ngược” bằng cách càng tiết ra nhiều acid hơn.
– Thuốc bao niêm mạc dạ dày: phổ biến như bismuth, attapulgite, sucralfat. Thuốc có tác dụng tạo lớp bao phủ niêm mạc dạ dày tránh tác dụng gây loét của dịch vị, giúp thúc đẩy quá trình liền sẹo của ổ loét, đồng thời hấp phụ các chất gây kích ứng dạ dày như chất độc và hơi. Lưu ý khi sử dụng bismuth dài ngày có thể có tác dụng không tốt trên não.
Điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP
Theo báo cáo tại Hội nghị tiêu hóa gan mật lần thứ 5 do bệnh viện Bạch Mai phối hợp Đại học Nagoya Nhật Bản, có khoảng 70% dân số Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP, tỉ lệ người viêm loét dạ dày có hiện diện HP lên tới 90%. Như vậy sự xuất hiện vi khuẩn HP ở người viêm loét dạ dày là cực kì phổ biến và việc điều trị diệt trừ vi khuẩn HP là điều cần thiết để phòng ngừa các biến chứng. Ngoại trừ một số trường hợp không khuyến cáo xét nghiệm tìm HP, thì đa số bệnh nhân có triệu chứng viêm loét dạ dày sẽ được chỉ định xét nghiệm để tìm sự hiện diện của vi khuẩn này, từ đó có phác đồ điều trị HP phù hợp.
Đối với viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP, phác đồ điều trị có chứa kháng sinh là bắt buộc. Nguyên tắc là không bao giờ điều trị kháng sinh đơn độc để diệt HP, mà luôn phải dùng ít nhất 2 kháng sinh trở lên, kèm theo các nhóm thuốc PPI, ức chế H2, kháng acid hoặc bao niêm mạc.
Một số phác đồ diệt trừ HP theo hướng dẫn của Bộ y tế:
Phác đồ 3 thuốc
PPI + Amoxicillin + Clarithromycin
PPI + Amoxicillin + Metronidazole/Tinidazole
Thời gian áp dụng phác đồ này từ 10-14 ngày, phù hợp những bệnh nhân mới điều trị lần đầu hoặc bệnh nhẹ
Phác đồ 4 thuốc
Phác đồ chia ra 2 loại là có hoặc không sử dụng Bismuth:
Có Bismuth: PPI + Metronidazole + Tetracycline + Bismuth
Không Bismuth: PPI + Metronidazole/Tinidazole + Amoxicillin + Clarithromycin
Phác đồ có Bismuth điều trị 4-6 tuần, tuy nhiên hiện nay ít dùng. Phác đồ không Bismuth được sử dụng khi sử dụng khi phác đồ 3 thuốc bị thất bại, thời gian áp dụng từ 10-14 ngày.
Phác đồ kế tiếp
Phác đồ này chia 2 giai đoạn:
5 ngày đầu: PPI + Amoxicillin
5 ngày tiếp theo: PPI + Clarithromycin + Tinidazole
Phác đồ 3 thuốc chứa Levofloxacin
PPI + Amoxicillin + Levofloxacin
Phác đồ này áp dụng khi phác đồ 4 thuốc và phác đồ kế tiếp thất bại
Liều dùng tham khảo:
PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.
Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Tetracyclin 500mg x 4 lần/ngày, sau ăn
Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn
Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống khi đói.
Levofloxacin 500mg x 1 lần/ngày, sau ăn.
Điều trị viêm loét dạ dày bằng đông y
Theo Y học cổ truyền, viêm loét dạ dày còn được gọi là phúc thống hay vị quản thống. Nguyên nhân bệnh là do các yếu tố về tinh thần như lo lắng, tức giận kéo dài. Các trạng thái tinh thần này sẽ ảnh hưởng không tốt đến chức năng của can, tỳ, vị (gan, ruột, dạ dày). Ngoài ra còn do ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào dạ dày hoặc do ăn uống không điều độ (no quá, đói quá, ăn quá cay, nóng, chua, mặn, lạnh…). Nguyên tắc điều trị:
– Chỉ thống: giảm đau, chống viêm
– Sinh cơ: làm lành vết thương
– Ôn ấm tỳ vị: làm hệ thống tiêu hóa phục hồi khả năng tiêu hóa, tiết dịch, kích thích tiêu hóa.
Hai nhóm phương pháp điều trị: không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, khí công dưỡng sinh…) và dùng thuốc. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào từng thể bệnh khác nhau: thể can khí phạm vị, thể hỏa uất, thể huyết ứ, tỳ vị hư hàn…. Một số dược liệu có tác dụng tốt đối với viêm loét dạ dày như: nghệ vàng, nghệ đen, chè dây, dạ cẩm, lá khôi, bạch truật, mai mực, cam thảo, bồ công anh, hương phụ…
Điều chỉnh lối sống trong điều trị viêm loét dạ dày
Một trong những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh viêm loét dạ dày là có lối sống thiếu lành mạnh. Vì vậy, song song với việc dùng thuốc hoặc các phương pháp trị liệu khác, thì việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống là vô cùng cần thiết để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất:
– Không hút thuốc lá và sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, các chất kích thích
– Tránh thức khuya
– Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress lâu ngày
– Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Hạn chế đồ chiên xào, tăng cường trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt, không ăn các thức ăn cay nóng.
– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn
– Trong đợt đau, nên nghỉ ngơi tại giường nếu bị đau nặng, hoặc hạn chế vận động trí óc và tay chân nếu đau ít.
Như vậy, việc điều trị viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể lựa chọn Tây y hoặc Đông y hoặc kết hợp cả hai phương pháp, tùy thuộc vào mức độ bệnh và đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân. Điều quan trọng là phải luôn giữ một chế độ sinh hoạt điều độ và lành mạnh, thì sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh, hoặc khi đã mắc thì sẽ có khả năng điều trị thành công cao hơn.
Bài Viết Liên Quan
Điều trị loét dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Thông thường việc điều trị sẽ liên quan đến tiêu diệt vi khuẩn HP, giảm bài tiết acid và bao vết loét.
Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày
- Giảm đau,
- Làm liền ổ loét,
- Diệt vi khuẩn HP (nếu có),
- Ngăn ngừa tái phát và biến chứng của bệnh.
Nguyên tắc điều trị
– Đưa ra phác đồ dựa trên căn nguyên gây bệnh: HP, NSAID, hội chứng Zollinger-Ellison, stress…
– Ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc tây y hoặc đông y, kết hợp điều chỉnh lối sống. Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) nên được chỉ định khi điều trị nội khoa nhiều đợt mà không có kết quả tích cực.
Các nhóm thuốc Tây y điều trị viêm loét dạ dày
Cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày là sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày. Vì vậy mục tiêu cơ bản khi dùng thuốc điều trị dựa trên cơ chế này đó là: tăng cường các yếu tố bảo vệ và làm giảm yếu tố tấn công vào niêm mạc. Cụ thể, có các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày như sau:
Giảm yếu tố tấn công
Bao gồm các nhóm thuốc hạn chế tiết acid của dạ dày
– Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI): các thuốc thường dùng như omeprazole, pantoprazole, lansoprazole, esomeprazole… Các thuốc này có tác dụng xuất hiện từ từ và kéo dài. Tuy nhiên, thuốc ức chế bơm proton kém bền vững trong môi trường acid dạ dày nên được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột, khi uống bệnh nhân nên nhớ phải nuốt cả viên, không được nhai, bẻ nhỏ hoặc nghiền nát viên thuốc. Nên uống thuốc trước bữa ăn 30 phút.
– Nhóm thuốc kháng thụ thể histamin H2: các thuốc thường dùng là cimetidine, ranitidine, famotidine… Thời gian tác dụng của các thuốc này ngắn, phải uống nhiều lần/ngày.
Tăng cường yếu tố bảo vệ
Bao gồm các thuốc kháng acid và thuốc bao niêm mạc dạ dày
– Nhóm thuốc kháng acid: gồm các muối Nhôm (hydroxyd, phosphat, carbonat), các muối Magie (hydroxyd, trisilicat, carbonat). Các thuốc này sẽ trung hòa acid của dạ dày tiết ra nên sẽ làm giảm cảm giác đau, nóng rát, khó chịu dạ dày. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài thuốc kháng acid sẽ có hại bởi khi đó dạ dày sẽ “phản ứng ngược” bằng cách càng tiết ra nhiều acid hơn.
– Thuốc bao niêm mạc dạ dày: phổ biến như bismuth, attapulgite, sucralfat. Thuốc có tác dụng tạo lớp bao phủ niêm mạc dạ dày tránh tác dụng gây loét của dịch vị, giúp thúc đẩy quá trình liền sẹo của ổ loét, đồng thời hấp phụ các chất gây kích ứng dạ dày như chất độc và hơi. Lưu ý khi sử dụng bismuth dài ngày có thể có tác dụng không tốt trên não.
Điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP
Theo báo cáo tại Hội nghị tiêu hóa gan mật lần thứ 5 do bệnh viện Bạch Mai phối hợp Đại học Nagoya Nhật Bản, có khoảng 70% dân số Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP, tỉ lệ người viêm loét dạ dày có hiện diện HP lên tới 90%. Như vậy sự xuất hiện vi khuẩn HP ở người viêm loét dạ dày là cực kì phổ biến và việc điều trị diệt trừ vi khuẩn HP là điều cần thiết để phòng ngừa các biến chứng. Ngoại trừ một số trường hợp không khuyến cáo xét nghiệm tìm HP, thì đa số bệnh nhân có triệu chứng viêm loét dạ dày sẽ được chỉ định xét nghiệm để tìm sự hiện diện của vi khuẩn này, từ đó có phác đồ điều trị HP phù hợp.
Đối với viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP, phác đồ điều trị có chứa kháng sinh là bắt buộc. Nguyên tắc là không bao giờ điều trị kháng sinh đơn độc để diệt HP, mà luôn phải dùng ít nhất 2 kháng sinh trở lên, kèm theo các nhóm thuốc PPI, ức chế H2, kháng acid hoặc bao niêm mạc.
Một số phác đồ diệt trừ HP theo hướng dẫn của Bộ y tế:
Phác đồ 3 thuốc
PPI + Amoxicillin + Clarithromycin
PPI + Amoxicillin + Metronidazole/Tinidazole
Thời gian áp dụng phác đồ này từ 10-14 ngày, phù hợp những bệnh nhân mới điều trị lần đầu hoặc bệnh nhẹ
Phác đồ 4 thuốc
Phác đồ chia ra 2 loại là có hoặc không sử dụng Bismuth:
Có Bismuth: PPI + Metronidazole + Tetracycline + Bismuth
Không Bismuth: PPI + Metronidazole/Tinidazole + Amoxicillin + Clarithromycin
Phác đồ có Bismuth điều trị 4-6 tuần, tuy nhiên hiện nay ít dùng. Phác đồ không Bismuth được sử dụng khi sử dụng khi phác đồ 3 thuốc bị thất bại, thời gian áp dụng từ 10-14 ngày.
Phác đồ kế tiếp
Phác đồ này chia 2 giai đoạn:
5 ngày đầu: PPI + Amoxicillin
5 ngày tiếp theo: PPI + Clarithromycin + Tinidazole
Phác đồ 3 thuốc chứa Levofloxacin
PPI + Amoxicillin + Levofloxacin
Phác đồ này áp dụng khi phác đồ 4 thuốc và phác đồ kế tiếp thất bại
Liều dùng tham khảo:
PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.
Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Tetracyclin 500mg x 4 lần/ngày, sau ăn
Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn
Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống khi đói.
Levofloxacin 500mg x 1 lần/ngày, sau ăn.
Điều trị viêm loét dạ dày bằng đông y
Theo Y học cổ truyền, viêm loét dạ dày còn được gọi là phúc thống hay vị quản thống. Nguyên nhân bệnh là do các yếu tố về tinh thần như lo lắng, tức giận kéo dài. Các trạng thái tinh thần này sẽ ảnh hưởng không tốt đến chức năng của can, tỳ, vị (gan, ruột, dạ dày). Ngoài ra còn do ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào dạ dày hoặc do ăn uống không điều độ (no quá, đói quá, ăn quá cay, nóng, chua, mặn, lạnh…). Nguyên tắc điều trị:
– Chỉ thống: giảm đau, chống viêm
– Sinh cơ: làm lành vết thương
– Ôn ấm tỳ vị: làm hệ thống tiêu hóa phục hồi khả năng tiêu hóa, tiết dịch, kích thích tiêu hóa.
Hai nhóm phương pháp điều trị: không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, khí công dưỡng sinh…) và dùng thuốc. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào từng thể bệnh khác nhau: thể can khí phạm vị, thể hỏa uất, thể huyết ứ, tỳ vị hư hàn…. Một số dược liệu có tác dụng tốt đối với viêm loét dạ dày như: nghệ vàng, nghệ đen, chè dây, dạ cẩm, lá khôi, bạch truật, mai mực, cam thảo, bồ công anh, hương phụ…
Điều chỉnh lối sống trong điều trị viêm loét dạ dày
Một trong những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh viêm loét dạ dày là có lối sống thiếu lành mạnh. Vì vậy, song song với việc dùng thuốc hoặc các phương pháp trị liệu khác, thì việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống là vô cùng cần thiết để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất:
– Không hút thuốc lá và sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, các chất kích thích
– Tránh thức khuya
– Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress lâu ngày
– Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Hạn chế đồ chiên xào, tăng cường trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt, không ăn các thức ăn cay nóng.
– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn
– Trong đợt đau, nên nghỉ ngơi tại giường nếu bị đau nặng, hoặc hạn chế vận động trí óc và tay chân nếu đau ít.
Như vậy, việc điều trị viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể lựa chọn Tây y hoặc Đông y hoặc kết hợp cả hai phương pháp, tùy thuộc vào mức độ bệnh và đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân. Điều quan trọng là phải luôn giữ một chế độ sinh hoạt điều độ và lành mạnh, thì sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh, hoặc khi đã mắc thì sẽ có khả năng điều trị thành công cao hơn.
Bình Luận Bài Viết