Tiêu chảy được đặc trưng bởi phân lỏng, chảy nước hoặc thường xuyên phải đi đại tiện. Tình trạng có thể kéo dài một vài ngày và thường biến mất mà không cần điều trị. Tiêu chảy có thể là cấp tính hoặc mạn tính.
Nguyên Nhân Gây Tiêu Chảy
Một số nguyên nhân gây tiêu chảy bao gồm:
- Không dung nạp thực phẩm, chẳng hạn như không dung nạp đường sữa; dị ứng thực phẩm.
- Nhiễm khuẩn: virus, vi khuẩn (phổ biến là Salmonella hoặc Escherichia coli) hoặc ký sinh trùng.
- Phản ứng bất lợi của thuốc: Tiêu chảy cũng là một tác dụng phụ phổ biến.
- Bệnh lý: bệnh đường ruột, rối loạn chức năng ruột, phẫu thuật túi mật hoặc dạ dày.
Các Triệu Chứng Của Tiêu Chảy
Người bị tiêu chảy có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng thường gặp dưới đây:
- Buồn nôn, đau bụng, quặn bụng, bụng đầy hơi, khó chịu
- Sốt
- Đi đại tiện nhiều lần với lượng lớn, phân lỏng, có thể có máu
- Mất nước: Đặc trưng của tiêu chảy là khiến cơ thể mất nước nhanh chóng. Nhận biết các triệu chứng của mất nước là vô cùng quan trọng. Các triệu chứng mất nước bao gồm:
- Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt
- Mắt trũng
- Niêm mạc khô, da khô, khô miệng
- Tăng nhịp tim
- Cơn khát tăng dần
- Đi tiểu giảm
Tiêu chảy là một tình trạng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Nó có thể gây mất nước nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh chỉ trong một ngày. Cần chăm sóc khẩn cấp nếu trẻ có các triệu chứng mất nước, sốt cao, đi ngoài phân có máu, mủ hoặc phân đen. Đây là tất cả các triệu chứng chỉ ra một trường hợp khẩn cấp.
Phòng Ngừa Tiêu Chảy
Mặc dù tiêu chảy có thể xảy ra vì nhiều lý do, nhưng có những hành động bạn có thể thực hiện để ngăn chặn:
- Bạn có thể tránh bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm bằng cách rửa khu vực nấu ăn và chế biến thực phẩm thường xuyên hơn.
- Ăn thực phẩm nấu chín, tránh sử dụng các sản phẩm tươi sống, đặc biệt khi đi du lịch.
- Bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh.
Điều Trị Tiêu Chảy
Bù nước
Đối với tất cả các trường hợp tiêu chảy, bù nước là quan trọng nhất. Bù nước bằng cách uống nhiều nước hoặc có thể được truyền tĩnh mạch trong trường hợp nặng. Trẻ em và người già dễ bị mất nước hơn. Dung dịch bù nước và điện giải đường uống thường dùng là oresol.
Các trường hợp nhẹ của tiêu chảy cấp có thể giải quyết mà không cần điều trị. Tiêu chảy dai dẳng hoặc mạn tính sẽ được chẩn đoán và bất kỳ nguyên nhân cơ bản nào sẽ được điều trị ngoài các triệu chứng của tiêu chảy. Bác sĩ sẽ quyết định điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy và tình trạng liên quan, mức độ của tình trạng mất nước, tuổi và khả năng dung nạp các thuốc.
Chế độ ăn
Đối với bệnh nhân bị tiêu chảy, điều chỉnh chế độ ăn là rất quan trọng giúp cải thiện tình trạng nhanh chóng và tránh làm bệnh nặng hơn.
Một số lời khuyên hữu ích cho người bị tiêu chảy:
- Sử dụng liên tục những chất lỏng như nước trái cây, không thêm đường.
- Sau mỗi lần đi đại tiện phân lỏng, thay thế chất lỏng bị mất bằng ít nhất một cốc chất lỏng.
- Sử thực phẩm và chất lỏng có hàm lượng kali cao, chẳng hạn như nước ép trái cây pha loãng, khoai tây và chuối.
- Sử thực phẩm và chất lỏng có hàm lượng natri cao, chẳng hạn như nước dùng, súp, đồ uống thể thao và bánh quy mặn.
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, chẳng hạn như chuối, bột yến mạch và gạo, vì những thứ này giúp làm dày phân
- Hạn chế thực phẩm có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn, chẳng hạn như thực phẩm nhiều kem, đồ chiên và có đường, đồ uống có chứa caffeine, đường sữa trong các sản phẩm sữa.
Điều trị tiêu chảy bằng thuốc tây y
Tùy tình trạng bệnh nhân, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống tiêu chảy. Trong trường hợp tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định cho bệnh nhân.
Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh có thể được giảm bằng cách sử dụng men vi sinh, bổ sung lợi khuẩn, vì có thể tiêu chảy liên quan đến Clostridium difficile. Chủng lợi khuẩn được nghiên cứu nhiều nhất về tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là men vi sinh dựa trên Lactobacillus rhamnosus và Saccharomyces boulardii.
Điều trị tiêu chảy theo Đông y
Đông y có những bài thuốc có thể điều trị hiệu quả tiêu chảy cấp tính đơn thuần.
Theo đông y, tùy nguyên nhân gây ra tiêu chảy thì sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp như đờm thấp, thanh lương, lưu lợi, cam hoãn, toan thu, táo tỳ, ôn thận, cố sáp..
Một số loại cây quanh nhà cũng có tác dụng tốt trong điều trị tiêu chảy như búp ổi non ăn với muối trắng, lá chè xanh với muối, lá mơ lông hoặc rau sam.
Đây là những bài thuốc dân gian phòng ngừa hiệu quả bệnh tiêu chảy.
Tuy nhiên, khi bị tiêu chảy nặng, tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để các bác sĩ tiến hành điều trị, truyền nước và các chất điện giải để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho người bệnh.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Đại Tràng
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết