Chế Độ Ăn Cho Người Tiểu Đường Thai Kỳ

Nếu bạn bị chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ, việc thiết kế một chế độ dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm hợp lý, khoa học vô cùng quan trọng. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường thai kỳ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng calo cho thai nhi phát triển, và kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng.

Trong bài viết này, BACSINET tập trung khai thác vào khía cạnh chế độ ăn, giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường thai kỳ.

Thực phẩm chứa carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, cũng như các vitamin, khoáng chất và chất xơ. Carbohydrate trong thức ăn bao gồm đường, tinh bột và chất xơ. Để kiểm soát được lượng đường huyết, chúng ta cần xem loại thực phẩm đó là gì, và chỉ số glycemic của chúng.

Chỉ số glycemic là gì?

Chỉ số glycemic, hay còn gọi là chỉ số GI, chỉ số đường huyết của thực phẩm phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm. Thực phẩm có GI thấp bị phân hủy chậm hơn và glucose được giải phóng vào máu trong một thời gian dài hơn, dẫn đến lượng đường máu gia tăng chậm hơn.

Chỉ số GI của thực phẩm được phân loại: thấp, trung bình hoặc cao theo các cấp bên dưới đây:

GI ≤ 55: chỉ số đường huyết thấp.

GI = 56 – 69: chỉ số đường huyết trung bình

GI > 70: chỉ số đường huyết cao.

Các loại thực phẩm có chỉ số GI cao:

–   Lương thực và ngũ cốc.

–   Các loại rau củ quả chứa tinh bột (lạc) và các loại đậu

–   Các loại sữa (trừ phô mai)

–   Hoa quả tươi (khô hoặc đóng hộp) như chuối, đào, táo, dứa.

Các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp:

–   Một số loại hoa quả như dâu tây, chanh dây, …

–   Các loại thịt, cá, trứng và phô mai,…

–   Rau củ ít tinh bột như ớt chuông, hành tây, măng tây,…

–   Quả bơ, một số loại hạt chứa dầu và chất béo như óc chó.

Ngoài chỉ số GI, chỉ số tải lượng đường huyết (được xác định bằng cách nhân chỉ số đường huyết GI với lượng carbohydrate chứa trong thực phẩm) cũng ảnh hưởng tới đường huyết sau khi ăn. Thông thương chỉ số tải đường huyết từ 20 trở lên là cao, từ 11 đến 19 là trung bình, và thực phẩm có chỉ số dưới 10 trở xuống là thấp nên phù hợp với người bị tiểu đường.

Các nguyên tắc cần đảm bảo trong ăn uống đối với bệnh nhân mắc tiểu đường thai kỳ bao gồm:

–   Nên lựa chọn thực phẩm chứa carbohydrate phức tạp, thay vì các loại carbohydrate đơn giản. Carbohydrate phức tạp thường chứa từ ba loại đường trở lên, nên tốc độ phân giải thành đường chậm ví dụ như các loại đậu, khoai, ngô, củ cải vàng, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc.

Chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính vừa phải và 2-4 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Nếu bữa chính cách nhau nhiều hơn 5 tiếng, nên có 1 bữa ăn nhẹ. Nên ăn bữa ăn nhẹ sau khi ăn bữa chính được 2 tiếng.

–   Tránh ăn quá nhiều carbohydrate trong một lần.

–   Không bỏ bữa.

–   Ưu tiên thực phẩm có chỉ số glycemic thấp. Các loại thực phẩm có GI thấp tạo cảm giác no bụng, và có thêm lựa chọn trong bữa ăn.

–   Uống thêm nước giúp bụng cảm thấy no mà không cần phải ăn nhiều.

–   Nếu ăn nhiều chất béo và protein có thể khiến bạn tăng cân. Do đó bạn cần kết hợp hài hòa giữa carbohydrate với các thức ăn chứa protein và chất béo có lợi cho sức khỏe (chất béo không bão hòa).

–   Nên ăn bữa sáng giàu protein và carbohydrate  giàu chất xơ.

Các loại thực phẩm cần tránh đối với phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ

–   Tránh thực phẩm và nước uống có đường, bao gồm: các loại bánh ngọt, kẹo, nước có gas, các loại nước ép trái cây có thêm đường, các loại syrup hoa quả đóng hộp, mứt, kem.

–   Nên tránh ăn hoặc hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột và có thể làm tăng đường huyết bao gồm: gạo tẻ, khoai tây, bánh mì, hoặc pasta trắng.

–   Tránh các loại thức ăn ẩn chứa đường hoặc carbohydrate, bao gồm: đồ ăn chế biến sẵn, gia vị như sốt cà chua, đồ ăn nhanh hoặc rượu.

Tính khẩu phần carbohydrate

Mỗi loại thực phẩm chứa lượng carbohydrate khác nhau. Lượng carbohydrate được tính theo khẩu phần, tương ứng với 15 gam. Bạn có thể phối hợp các loại thực phẩm với nhau dựa trên khẩu phần carbohydrate, từ đó giúp tiện lợi trong việc quản lý đường huyết.

Đối với tiểu đường thai kỳ, người bệnh nên duy trì mỗi bữa ăn chính có 3-4 khẩu phần carb, và bữa ăn nhẹ có 1-2 khẩu phần carbohydrate.

Một số lời khuyên

Một số nguồn thực phẩm nên sử dụng:

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần chú ý bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Các mẹ bầu nên bổ sung mỗi ngày:

–   0,4 mg acid folic.

–   16 – 20 mg sắt.

–   Vitamin B12.

Điều đáng lưu ý là các chị em bị chẩn đoán tiểu đường thai kỳ là phải tự theo dõi đường huyết hàng ngày, để điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Nên ghi chép chỉ số đường huyết hằng ngày, và cung cấp chỉ số cho bác sĩ của mình để nhận được những lời khuyên kịp thời.

Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn, các hoạt động thể chất cũng giúp người bệnh giảm lượng đường máu. Do đó, mỗi ngày người bệnh nên dành 30 phút cho các hoạt động thể chất, hoặc 10-15 phút sau mỗi bữa ăn giúp tiêu thụ lượng glucose sau mỗi bữa ăn. Tránh ngồi quá lâu hoặc đi ngủ sau khi ăn. Để biết được các hoạt động nào phù hợp với cơ thể của bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn đọc hiểu thêm về chế độ ăn, cũng như có thêm sự lựa chọn để làm phong phú bữa ăn của người bị mắc tiểu đường thai kỳ.

Chế Độ Ăn Cho Người Tiểu Đường Thai Kỳ

Nếu bạn bị chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ, việc thiết kế một chế độ dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm hợp lý, khoa học vô cùng quan trọng. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường thai kỳ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng calo cho thai nhi phát triển, và kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng.

Trong bài viết này, BACSINET tập trung khai thác vào khía cạnh chế độ ăn, giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường thai kỳ.

Thực phẩm chứa carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, cũng như các vitamin, khoáng chất và chất xơ. Carbohydrate trong thức ăn bao gồm đường, tinh bột và chất xơ. Để kiểm soát được lượng đường huyết, chúng ta cần xem loại thực phẩm đó là gì, và chỉ số glycemic của chúng.

Chỉ số glycemic là gì?

Chỉ số glycemic, hay còn gọi là chỉ số GI, chỉ số đường huyết của thực phẩm phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm. Thực phẩm có GI thấp bị phân hủy chậm hơn và glucose được giải phóng vào máu trong một thời gian dài hơn, dẫn đến lượng đường máu gia tăng chậm hơn.

Chỉ số GI của thực phẩm được phân loại: thấp, trung bình hoặc cao theo các cấp bên dưới đây:

GI ≤ 55: chỉ số đường huyết thấp.

GI = 56 – 69: chỉ số đường huyết trung bình

GI > 70: chỉ số đường huyết cao.

Các loại thực phẩm có chỉ số GI cao:

–   Lương thực và ngũ cốc.

–   Các loại rau củ quả chứa tinh bột (lạc) và các loại đậu

–   Các loại sữa (trừ phô mai)

–   Hoa quả tươi (khô hoặc đóng hộp) như chuối, đào, táo, dứa.

Các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp:

–   Một số loại hoa quả như dâu tây, chanh dây, …

–   Các loại thịt, cá, trứng và phô mai,…

–   Rau củ ít tinh bột như ớt chuông, hành tây, măng tây,…

–   Quả bơ, một số loại hạt chứa dầu và chất béo như óc chó.

Ngoài chỉ số GI, chỉ số tải lượng đường huyết (được xác định bằng cách nhân chỉ số đường huyết GI với lượng carbohydrate chứa trong thực phẩm) cũng ảnh hưởng tới đường huyết sau khi ăn. Thông thương chỉ số tải đường huyết từ 20 trở lên là cao, từ 11 đến 19 là trung bình, và thực phẩm có chỉ số dưới 10 trở xuống là thấp nên phù hợp với người bị tiểu đường.

Các nguyên tắc cần đảm bảo trong ăn uống đối với bệnh nhân mắc tiểu đường thai kỳ bao gồm:

–   Nên lựa chọn thực phẩm chứa carbohydrate phức tạp, thay vì các loại carbohydrate đơn giản. Carbohydrate phức tạp thường chứa từ ba loại đường trở lên, nên tốc độ phân giải thành đường chậm ví dụ như các loại đậu, khoai, ngô, củ cải vàng, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc.

Chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính vừa phải và 2-4 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Nếu bữa chính cách nhau nhiều hơn 5 tiếng, nên có 1 bữa ăn nhẹ. Nên ăn bữa ăn nhẹ sau khi ăn bữa chính được 2 tiếng.

–   Tránh ăn quá nhiều carbohydrate trong một lần.

–   Không bỏ bữa.

–   Ưu tiên thực phẩm có chỉ số glycemic thấp. Các loại thực phẩm có GI thấp tạo cảm giác no bụng, và có thêm lựa chọn trong bữa ăn.

–   Uống thêm nước giúp bụng cảm thấy no mà không cần phải ăn nhiều.

–   Nếu ăn nhiều chất béo và protein có thể khiến bạn tăng cân. Do đó bạn cần kết hợp hài hòa giữa carbohydrate với các thức ăn chứa protein và chất béo có lợi cho sức khỏe (chất béo không bão hòa).

–   Nên ăn bữa sáng giàu protein và carbohydrate  giàu chất xơ.

Các loại thực phẩm cần tránh đối với phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ

–   Tránh thực phẩm và nước uống có đường, bao gồm: các loại bánh ngọt, kẹo, nước có gas, các loại nước ép trái cây có thêm đường, các loại syrup hoa quả đóng hộp, mứt, kem.

–   Nên tránh ăn hoặc hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột và có thể làm tăng đường huyết bao gồm: gạo tẻ, khoai tây, bánh mì, hoặc pasta trắng.

–   Tránh các loại thức ăn ẩn chứa đường hoặc carbohydrate, bao gồm: đồ ăn chế biến sẵn, gia vị như sốt cà chua, đồ ăn nhanh hoặc rượu.

Tính khẩu phần carbohydrate

Mỗi loại thực phẩm chứa lượng carbohydrate khác nhau. Lượng carbohydrate được tính theo khẩu phần, tương ứng với 15 gam. Bạn có thể phối hợp các loại thực phẩm với nhau dựa trên khẩu phần carbohydrate, từ đó giúp tiện lợi trong việc quản lý đường huyết.

Đối với tiểu đường thai kỳ, người bệnh nên duy trì mỗi bữa ăn chính có 3-4 khẩu phần carb, và bữa ăn nhẹ có 1-2 khẩu phần carbohydrate.

Một số lời khuyên

Một số nguồn thực phẩm nên sử dụng:

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần chú ý bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Các mẹ bầu nên bổ sung mỗi ngày:

–   0,4 mg acid folic.

–   16 – 20 mg sắt.

–   Vitamin B12.

Điều đáng lưu ý là các chị em bị chẩn đoán tiểu đường thai kỳ là phải tự theo dõi đường huyết hàng ngày, để điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Nên ghi chép chỉ số đường huyết hằng ngày, và cung cấp chỉ số cho bác sĩ của mình để nhận được những lời khuyên kịp thời.

Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn, các hoạt động thể chất cũng giúp người bệnh giảm lượng đường máu. Do đó, mỗi ngày người bệnh nên dành 30 phút cho các hoạt động thể chất, hoặc 10-15 phút sau mỗi bữa ăn giúp tiêu thụ lượng glucose sau mỗi bữa ăn. Tránh ngồi quá lâu hoặc đi ngủ sau khi ăn. Để biết được các hoạt động nào phù hợp với cơ thể của bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn đọc hiểu thêm về chế độ ăn, cũng như có thêm sự lựa chọn để làm phong phú bữa ăn của người bị mắc tiểu đường thai kỳ.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

CAIAPO

Theo công bố của các nhà khoa học, khoai lang trắng chứa hàm lượng lớn Acid-solube Glycoprotein, là thành phần có hàm lượng cao nhất trong các sản phẩm dùng cho bệnh tiểu đường có ở Nhật Bản. Cơ chế của Caiapo là cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết do giảm sự đề kháng của cơ thể với insulin, bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc giảm nồng độ glucose lúc đói và nồng độ HbA1c (chỉ số cho biết mức đường huyết trung bình có trong máu- chỉ số này cao làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận và thần kinh). Thử nghiệm lâm sàng tại Trường đại học Y,Vienna – Áo đã chứng minh tác dụng hiệu quả của Caiapo trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

CAIAPO

Theo công bố của các nhà khoa học, khoai lang trắng chứa hàm lượng lớn Acid-solube Glycoprotein, là thành phần có hàm lượng cao nhất trong các sản phẩm dùng cho bệnh tiểu đường có ở Nhật Bản. Cơ chế của Caiapo là cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết do giảm sự đề kháng của cơ thể với insulin, bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc giảm nồng độ glucose lúc đói và nồng độ HbA1c (chỉ số cho biết mức đường huyết trung bình có trong máu- chỉ số này cao làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận và thần kinh). Thử nghiệm lâm sàng tại Trường đại học Y,Vienna – Áo đã chứng minh tác dụng hiệu quả của Caiapo trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

2019-10-24T11:59:30+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button