Cách Sử Dụng Máy Đo Đường Huyết Tại Nhà Chính Xác Nhất

Máy đo đường huyết hiện nay không còn quá xa lạ đối với các bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa sử dụng đúng cách khiến cho kết quả đo chưa được chính xác, sai lệch so với kết quả khi xét nghiệm tại các cơ sở y tế.

Máy đo đường huyết tại nhà là một trợ thủ vô cùng đắc lực đối với bệnh nhân tiểu đường để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Bệnh nhân không cần đến bệnh viện, không cần trợ giúp của nhân viên y tế, không cần chờ đợi mấy tiếng đồng hồ để đợi lấy kết quả xét nghiệm máu. Một chiếc máy đo đường huyết nhỏ gọn sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc một cách đáng kể.

Máy đo đường huyết dùng để làm gì?

Đối với người bệnh tiểu đường, việc theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu là điều vô cùng cần thiết để có thể điều chỉnh chế độ ăn và thuốc điều trị một cách thích hợp. Máy đo đường huyết là một thiết bị đơn giản giúp đo nồng độ Glucose trong máu (hay còn gọi là đường huyết) một cách nhanh chóng tại nhà.

Cơ chế hoạt động của máy đo đường huyết tại nhà

Thông thường, các máy đo đường huyết tại nhà hầu hết gồm 2 phần là phần máy đo điện tử và que thử. Trên que thử, tại đầu tiếp xúc với máu sẽ chứa một lượng nhất định men glucose oxidase (GOD), đây là một loại men chỉ phản ứng với glucose. Khi phản ứng này xảy ra, dựa trên hàm lượng men GOD đã sử dụng để phản ứng với glucose và lượng men GOD còn lại trên que thử, các thông số sẽ được đưa vào phần máy đo điện tử để phân tích và cho ra kết quả về lượng glucose trong máu. Người bệnh chỉ cần đọc kết quả hiển thị trên màn hình điện tử của máy sẽ biết được mức đường huyết của mình đang là bao nhiêu.

Cách sử dụng các máy đo đường huyết thông dụng

Ngoài 2 bộ phận là thân máy và que thử tiểu đường như trên, các máy đo đường huyết thông dụng trên thị trường hiện nay còn đi kèm theo các dụng cụ: bút bắn kim, hộp kim, hộp que thử.

Các bước đo đường huyết tại nhà như sau:

Trước khi đo:

–   Chuẩn bị kim: tháo nắp bút bắn kim và gắn kim vào, tháo phần bảo vệ mũi kim ra, đậy nắp bút lại và chọn mức độ bắn của bút

–   Chuẩn bị máy: lấy 1 que thử ra và gắn vào máy theo đúng chiều như hướng dẫn của nhà sản xuất.

–   Sát trùng vị trí cần lấy máu bằng 1 miếng bông tẩm cồn 70 độ.

Tiến hành:

–   Dùng bút bắn kim chạm vào đầu ngón tay (hoặc vị trí khác muốn lấy máu), bấm nút cho kim châm vào da để lấy máu.

–   Ngay lập tức cầm máy đo đã gắn que thử, chấm phần đầu que thử vào máu (nếu lượng máu đủ, máu sẽ tự động được hút vào que thử và nghe thấy tiếng báo hiệu của máy, nếu máu quá ít thì sẽ phải điều chỉnh lại bằng cách nặn máu ra thêm hoặc phải thực hiện lại thao tác từ đầu)

Đọc kết quả:

–    Tùy vào từng hãng máy sẽ có thời gian cho kết quả khác nhau, dao động từ khoảng 5-10 giây. Kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình.

–   Sát trùng lại vị trí lấy máu bằng một miếng bông tẩm cồn khác. Bỏ que thử đã dùng ra khỏi máy và bỏ kim đã dùng ra khỏi bút bắn kim (không nên để que thử và kim đã dùng trên máy trong thời gian dài để tránh nhiễm khuẩn)

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản máy đo đường huyết

–   Phải rửa sạch tay và lau khô trước khi tiến hành các thao tác, không được để tay ướt tiếp xúc với que thử sẽ dẫn đến kết quả không chính xác.

–   Có nhiều mức độ bắn của bút bắn kim tùy vào từng hãng sản xuất, khi dùng máy lần đầu nên thử bắn ở mức độ trung bình để điều chỉnh cao hơn hoặc thấp hơn dựa vào cảm giác đau và lượng máu chảy ra.

–   Nên gắn que thử vào máy trước rồi mới chấm vào máu chứ không làm ngược lại.

–   Chú ý thông số hiển thị khi đọc kết quả. Mức đường huyết có thể được đọc dưới 2 đơn vị là mmol/L hoặc mg/dL (1 mmol/L = 18 mg/dL). Thông thường mức đường huyết an toàn trong ngưỡng như sau:

Trước bữa ăn: 90-130 mg/dL (5,0-7,2 mmol/L)

Sau bữa ăn 1-2 giờ: < 180 mg/dL (10 mmol/L)

Trước lúc đi ngủ: 110-150 mg/dL (6,0-8,3 mmol/L)

–   Có những loại máy có thể đo cùng lúc 2 hoặc 3 chỉ số: đường huyết, mỡ máu và acid uric trong máu. Nên chú ý phân biệt từng thông số để tránh đọc nhầm.

–   Hộp đựng que thử tiểu đường nên được đóng nắp ngay sau khi lấy que ra và sử dụng que thử ngay sau khi lấy ra khỏi hộp. Máy đo, hộp que thử và bút bắn kim nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, độ ẩm như khuyến cáo của nhà sản xuất.

–   Tuyệt đối không sử dụng lại que thử và kim lấy máu.

Bác Sĩ Chuyên Khoa II / Nguyên Vụ Trưởng VỤ YHCT – Bộ Y Tế/ Thầy thuốc ưu tú, BS.LG / Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

Sending
User Review
4 (8 votes)

Máy đo đường huyết hiện nay không còn quá xa lạ đối với các bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa sử dụng đúng cách khiến cho kết quả đo chưa được chính xác, sai lệch so với kết quả khi xét nghiệm tại các cơ sở y tế.

Máy đo đường huyết tại nhà là một trợ thủ vô cùng đắc lực đối với bệnh nhân tiểu đường để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Bệnh nhân không cần đến bệnh viện, không cần trợ giúp của nhân viên y tế, không cần chờ đợi mấy tiếng đồng hồ để đợi lấy kết quả xét nghiệm máu. Một chiếc máy đo đường huyết nhỏ gọn sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc một cách đáng kể.

Máy đo đường huyết dùng để làm gì?

Đối với người bệnh tiểu đường, việc theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu là điều vô cùng cần thiết để có thể điều chỉnh chế độ ăn và thuốc điều trị một cách thích hợp. Máy đo đường huyết là một thiết bị đơn giản giúp đo nồng độ Glucose trong máu (hay còn gọi là đường huyết) một cách nhanh chóng tại nhà.

Cơ chế hoạt động của máy đo đường huyết tại nhà

Thông thường, các máy đo đường huyết tại nhà hầu hết gồm 2 phần là phần máy đo điện tử và que thử. Trên que thử, tại đầu tiếp xúc với máu sẽ chứa một lượng nhất định men glucose oxidase (GOD), đây là một loại men chỉ phản ứng với glucose. Khi phản ứng này xảy ra, dựa trên hàm lượng men GOD đã sử dụng để phản ứng với glucose và lượng men GOD còn lại trên que thử, các thông số sẽ được đưa vào phần máy đo điện tử để phân tích và cho ra kết quả về lượng glucose trong máu. Người bệnh chỉ cần đọc kết quả hiển thị trên màn hình điện tử của máy sẽ biết được mức đường huyết của mình đang là bao nhiêu.

Cách sử dụng các máy đo đường huyết thông dụng

Ngoài 2 bộ phận là thân máy và que thử tiểu đường như trên, các máy đo đường huyết thông dụng trên thị trường hiện nay còn đi kèm theo các dụng cụ: bút bắn kim, hộp kim, hộp que thử.

Các bước đo đường huyết tại nhà như sau:

Trước khi đo:

–   Chuẩn bị kim: tháo nắp bút bắn kim và gắn kim vào, tháo phần bảo vệ mũi kim ra, đậy nắp bút lại và chọn mức độ bắn của bút

–   Chuẩn bị máy: lấy 1 que thử ra và gắn vào máy theo đúng chiều như hướng dẫn của nhà sản xuất.

–   Sát trùng vị trí cần lấy máu bằng 1 miếng bông tẩm cồn 70 độ.

Tiến hành:

–   Dùng bút bắn kim chạm vào đầu ngón tay (hoặc vị trí khác muốn lấy máu), bấm nút cho kim châm vào da để lấy máu.

–   Ngay lập tức cầm máy đo đã gắn que thử, chấm phần đầu que thử vào máu (nếu lượng máu đủ, máu sẽ tự động được hút vào que thử và nghe thấy tiếng báo hiệu của máy, nếu máu quá ít thì sẽ phải điều chỉnh lại bằng cách nặn máu ra thêm hoặc phải thực hiện lại thao tác từ đầu)

Đọc kết quả:

–    Tùy vào từng hãng máy sẽ có thời gian cho kết quả khác nhau, dao động từ khoảng 5-10 giây. Kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình.

–   Sát trùng lại vị trí lấy máu bằng một miếng bông tẩm cồn khác. Bỏ que thử đã dùng ra khỏi máy và bỏ kim đã dùng ra khỏi bút bắn kim (không nên để que thử và kim đã dùng trên máy trong thời gian dài để tránh nhiễm khuẩn)

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản máy đo đường huyết

–   Phải rửa sạch tay và lau khô trước khi tiến hành các thao tác, không được để tay ướt tiếp xúc với que thử sẽ dẫn đến kết quả không chính xác.

–   Có nhiều mức độ bắn của bút bắn kim tùy vào từng hãng sản xuất, khi dùng máy lần đầu nên thử bắn ở mức độ trung bình để điều chỉnh cao hơn hoặc thấp hơn dựa vào cảm giác đau và lượng máu chảy ra.

–   Nên gắn que thử vào máy trước rồi mới chấm vào máu chứ không làm ngược lại.

–   Chú ý thông số hiển thị khi đọc kết quả. Mức đường huyết có thể được đọc dưới 2 đơn vị là mmol/L hoặc mg/dL (1 mmol/L = 18 mg/dL). Thông thường mức đường huyết an toàn trong ngưỡng như sau:

Trước bữa ăn: 90-130 mg/dL (5,0-7,2 mmol/L)

Sau bữa ăn 1-2 giờ: < 180 mg/dL (10 mmol/L)

Trước lúc đi ngủ: 110-150 mg/dL (6,0-8,3 mmol/L)

–   Có những loại máy có thể đo cùng lúc 2 hoặc 3 chỉ số: đường huyết, mỡ máu và acid uric trong máu. Nên chú ý phân biệt từng thông số để tránh đọc nhầm.

–   Hộp đựng que thử tiểu đường nên được đóng nắp ngay sau khi lấy que ra và sử dụng que thử ngay sau khi lấy ra khỏi hộp. Máy đo, hộp que thử và bút bắn kim nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, độ ẩm như khuyến cáo của nhà sản xuất.

–   Tuyệt đối không sử dụng lại que thử và kim lấy máu.

Bác Sĩ Chuyên Khoa II / Nguyên Vụ Trưởng VỤ YHCT – Bộ Y Tế/ Thầy thuốc ưu tú, BS.LG / Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

Sending
User Review
4 (8 votes)

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

CAIAPO

Theo công bố của các nhà khoa học, khoai lang trắng chứa hàm lượng lớn Acid-solube Glycoprotein, là thành phần có hàm lượng cao nhất trong các sản phẩm dùng cho bệnh tiểu đường có ở Nhật Bản. Cơ chế của Caiapo là cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết do giảm sự đề kháng của cơ thể với insulin, bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc giảm nồng độ glucose lúc đói và nồng độ HbA1c (chỉ số cho biết mức đường huyết trung bình có trong máu- chỉ số này cao làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận và thần kinh). Thử nghiệm lâm sàng tại Trường đại học Y,Vienna – Áo đã chứng minh tác dụng hiệu quả của Caiapo trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

CAIAPO

Theo công bố của các nhà khoa học, khoai lang trắng chứa hàm lượng lớn Acid-solube Glycoprotein, là thành phần có hàm lượng cao nhất trong các sản phẩm dùng cho bệnh tiểu đường có ở Nhật Bản. Cơ chế của Caiapo là cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết do giảm sự đề kháng của cơ thể với insulin, bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc giảm nồng độ glucose lúc đói và nồng độ HbA1c (chỉ số cho biết mức đường huyết trung bình có trong máu- chỉ số này cao làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận và thần kinh). Thử nghiệm lâm sàng tại Trường đại học Y,Vienna – Áo đã chứng minh tác dụng hiệu quả của Caiapo trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






LẮNG NGHE TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Chuyên Gia Tư Vấn

BÁC SĨ TƯ VẤN SỨC KHỎE TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VIỆT NAM

Đông Y Chưa Trị Tê Buồn Chân Tay
Phòng Ngừa Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Bí Quyết Chữa Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
Đau Vai Gáy - Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách
Thuốc Nam Chữa Trị Thoái Hoá Cột Sống

Radio Sức Khỏe

— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÀI VIẾT HAY NÊN ĐỌC

2019-10-24T11:31:15+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button