Bệnh Tiểu Đường Có Lây Không?

Các bệnh phổ biến như cúm, sởi, sốt xuất huyết… là những bệnh có khả năng lây nhiễm hầu hết ai cũng biết. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường có lây không lại là câu hỏi khó trả lời đối với nhiều người trong khi đây lại là một căn bệnh chiếm tỷ lệ mắc rất cao trong cộng đồng.

Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) đang là một căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Đây là một căn bệnh mạn tính tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể sống khỏe mạnh nếu kiểm soát tốt việc điều trị và chế độ sinh hoạt. Với những người mới mắc bệnh, hoặc những người đang lo lắng mình có nguy cơ bị mắc căn bệnh này, thì câu hỏi bệnh tiểu đường có lây không là một băn khoăn không tránh khỏi.

Thế nào là bệnh lây?

Trước hết, để trả lời được câu hỏi bệnh tiểu đường có thể lây không, chúng ta cần hiểu rõ thế nào là bệnh lây. Bệnh lây – hay còn gọi là bệnh truyền nhiễm – là bệnh do vi sinh vật gây ra (có thể là vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng…), gọi là mầm bệnh. Bệnh có khả năng lây truyền trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau (hô hấp, máu, dịch cơ thể, tiếp xúc qua da…). Có những vụ dịch rất lớn do các bệnh truyền nhiễm lây lan qua một số lượng lớn cá thể.

Bệnh tiểu đường có lây không?

Bản chất của tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa mạn tính glucid, protid và lipid, đây là một bệnh thuộc nhóm bệnh nội tiết. Đối với con người, glucose (còn gọi là đường) là nguồn nguyên liệu chính giúp cơ thể hoạt động. Để chuyển hóa glucose thành năng lượng cần sự tham gia của một hormon do tuyến tụy sản xuất ra là insulin. Nếu vì một lý do nào đó khiến cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả, thì sẽ làm cho đường huyết tăng cao, gây ra bệnh đái tháo đường.

Bệnh tiểu đường được chia ra các tuýp: tuýp 1, tuýp 2, tuýp 3 (hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ). Nếu không kể đến tiểu đường thai kỳ, thì đối với các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 nói chung, nguyên nhân gây ra bệnh không phải do các vi sinh vật. Do đó về lý thuyết, bệnh tiểu đường không lây từ người này sang người khác.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường có thể do nhiều yếu tố gây nên (internal link đến bài tổng quan ĐTĐ tuýp 1, tuýp 2). Tuy nhiên có thể chia thành 2 nhóm yếu tố chính: do di truyền và do lối sống. Một số gia đình có nhiều người cùng mắc tiểu đường, nên có thắc mắc liệu bệnh tiểu đường có lây qua đường ăn uống hay tiếp xúc không. Thực tế là không, vì tình huống nhiều người trong cùng gia đình cùng bị bệnh đó phần lớn là do nguyên nhân gen di truyền. Nếu bố mẹ bị mắc tiểu đường thì tỉ lệ con cái có nguy cơ bị bệnh là khoảng 4-14%. Ngoài ra, những người trong gia đình thường có thói quen sinh hoạt giống nhau nên có thể có nguy cơ mắc bệnh giống nhau, đặc biệt là những lối sống không lành mạnh gây nên bệnh đái tháo đường tuýp 2 như: ăn uống quá độ, ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo, lười vận động dẫn đến béo phì, tăng cân, hút thuốc, căng thẳng, ngủ quá nhiều hoặc quá ít.

Nghiên cứu mới về con đường “lây” bệnh tiểu đường

Như đã đề cập, về lý thuyết, dựa trên căn nguyên gây bệnh thì tiểu đường không lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên, khoa học ngày nay phát triển như vũ bão, các nhà khoa học liên tục tìm ra những vấn đề khiến chúng ta bất ngờ. Một nghiên cứu năm 2017 được đăng trên Journal of Experimental Medicine (Tạp chí Y học thực hành) đã phát hiện ra bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể lây từ người sang người giống như bệnh “bò điên”. Bệnh “bò điên” là tình trạng thoái hóa thần kinh xảy ra ở bò khi con bò khỏe mạnh ăn phải mô (thịt) của con bò mắc bệnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng có thể lây từ người sang người qua con đường truyền máu hoặc ghép tạng. Tuy nhiên, nghiên cứu này hoàn toàn không có tính chất chứng minh hoặc khẳng định giả thuyết này, tất cả chỉ là gợi mở vấn đề cho các nghiên cứu sâu hơn để tìm ra phương pháp chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.

Như vậy, vấn đề tiểu đường lây qua đường nào sẽ không còn khó trả lời nếu chúng ta hiểu được bản chất và căn nguyên gây bệnh. Đây là bệnh mạn tính và hầu như không chữa được khỏi hẳn. Vì vậy, tìm hiểu cách điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt ăn uống là cách tốt nhất để chung sống “hòa bình” với bệnh.

Bệnh Tiểu Đường Có Lây Không?

Các bệnh phổ biến như cúm, sởi, sốt xuất huyết… là những bệnh có khả năng lây nhiễm hầu hết ai cũng biết. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường có lây không lại là câu hỏi khó trả lời đối với nhiều người trong khi đây lại là một căn bệnh chiếm tỷ lệ mắc rất cao trong cộng đồng.

Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) đang là một căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Đây là một căn bệnh mạn tính tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể sống khỏe mạnh nếu kiểm soát tốt việc điều trị và chế độ sinh hoạt. Với những người mới mắc bệnh, hoặc những người đang lo lắng mình có nguy cơ bị mắc căn bệnh này, thì câu hỏi bệnh tiểu đường có lây không là một băn khoăn không tránh khỏi.

Thế nào là bệnh lây?

Trước hết, để trả lời được câu hỏi bệnh tiểu đường có thể lây không, chúng ta cần hiểu rõ thế nào là bệnh lây. Bệnh lây – hay còn gọi là bệnh truyền nhiễm – là bệnh do vi sinh vật gây ra (có thể là vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng…), gọi là mầm bệnh. Bệnh có khả năng lây truyền trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau (hô hấp, máu, dịch cơ thể, tiếp xúc qua da…). Có những vụ dịch rất lớn do các bệnh truyền nhiễm lây lan qua một số lượng lớn cá thể

 Bệnh tiểu đường có lây không?

Bản chất của tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa mạn tính glucid, protid và lipid, đây là một bệnh thuộc nhóm bệnh nội tiết. Đối với con người, glucose (còn gọi là đường) là nguồn nguyên liệu chính giúp cơ thể hoạt động. Để chuyển hóa glucose thành năng lượng cần sự tham gia của một hormon do tuyến tụy sản xuất ra là insulin. Nếu vì một lý do nào đó khiến cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả, thì sẽ làm cho đường huyết tăng cao, gây ra bệnh đái tháo đường.

Bệnh tiểu đường được chia ra các tuýp: tuýp 1, tuýp 2, tuýp 3 (hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ). Nếu không kể đến tiểu đường thai kỳ, thì đối với các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 nói chung, nguyên nhân gây ra bệnh không phải do các vi sinh vật. Do đó về lý thuyết, bệnh tiểu đường không lây từ người này sang người khác.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường có thể do nhiều yếu tố gây nên (internal link đến bài tổng quan ĐTĐ tuýp 1, tuýp 2). Tuy nhiên có thể chia thành 2 nhóm yếu tố chính: do di truyền và do lối sống. Một số gia đình có nhiều người cùng mắc tiểu đường, nên có thắc mắc liệu bệnh tiểu đường có lây qua đường ăn uống hay tiếp xúc không. Thực tế là không, vì tình huống nhiều người trong cùng gia đình cùng bị bệnh đó phần lớn là do nguyên nhân gen di truyền. Nếu bố mẹ bị mắc tiểu đường thì tỉ lệ con cái có nguy cơ bị bệnh là khoảng 4-14%. Ngoài ra, những người trong gia đình thường có thói quen sinh hoạt giống nhau nên có thể có nguy cơ mắc bệnh giống nhau, đặc biệt là những lối sống không lành mạnh gây nên bệnh đái tháo đường tuýp 2 như: ăn uống quá độ, ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo, lười vận động dẫn đến béo phì, tăng cân, hút thuốc, căng thẳng, ngủ quá nhiều hoặc quá ít.

Nghiên cứu mới về con đường “lây” bệnh tiểu đường

Như đã đề cập, về lý thuyết, dựa trên căn nguyên gây bệnh thì tiểu đường không lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên, khoa học ngày nay phát triển như vũ bão, các nhà khoa học liên tục tìm ra những vấn đề khiến chúng ta bất ngờ. Một nghiên cứu năm 2017 được đăng trên Journal of Experimental Medicine (Tạp chí Y học thực hành) đã phát hiện ra bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể lây từ người sang người giống như bệnh “bò điên”. Bệnh “bò điên” là tình trạng thoái hóa thần kinh xảy ra ở bò khi con bò khỏe mạnh ăn phải mô (thịt) của con bò mắc bệnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng có thể lây từ người sang người qua con đường truyền máu hoặc ghép tạng. Tuy nhiên, nghiên cứu này hoàn toàn không có tính chất chứng minh hoặc khẳng định giả thuyết này, tất cả chỉ là gợi mở vấn đề cho các nghiên cứu sâu hơn để tìm ra phương pháp chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.

Như vậy, vấn đề tiểu đường lây qua đường nào sẽ không còn khó trả lời nếu chúng ta hiểu được bản chất và căn nguyên gây bệnh. Đây là bệnh mạn tính và hầu như không chữa được khỏi hẳn. Vì vậy, tìm hiểu cách điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt ăn uống là cách tốt nhất để chung sống “hòa bình” với bệnh.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

CAIAPO

Theo công bố của các nhà khoa học, khoai lang trắng chứa hàm lượng lớn Acid-solube Glycoprotein, là thành phần có hàm lượng cao nhất trong các sản phẩm dùng cho bệnh tiểu đường có ở Nhật Bản. Cơ chế của Caiapo là cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết do giảm sự đề kháng của cơ thể với insulin, bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc giảm nồng độ glucose lúc đói và nồng độ HbA1c (chỉ số cho biết mức đường huyết trung bình có trong máu- chỉ số này cao làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận và thần kinh). Thử nghiệm lâm sàng tại Trường đại học Y,Vienna – Áo đã chứng minh tác dụng hiệu quả của Caiapo trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

CAIAPO

Theo công bố của các nhà khoa học, khoai lang trắng chứa hàm lượng lớn Acid-solube Glycoprotein, là thành phần có hàm lượng cao nhất trong các sản phẩm dùng cho bệnh tiểu đường có ở Nhật Bản. Cơ chế của Caiapo là cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết do giảm sự đề kháng của cơ thể với insulin, bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc giảm nồng độ glucose lúc đói và nồng độ HbA1c (chỉ số cho biết mức đường huyết trung bình có trong máu- chỉ số này cao làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận và thần kinh). Thử nghiệm lâm sàng tại Trường đại học Y,Vienna – Áo đã chứng minh tác dụng hiệu quả của Caiapo trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

2019-10-24T11:46:50+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button