ĐÔNG Y VỀ BỆNH GÚT
Bệnh Gút là một dạng viêm khớp khá đặc biệt, đặc trưng bởi sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu. Biểu hiện bằng những cơn đau dữ dội, nhất là ở các ngón chân cái và cổ chân, đau nhiều về đêm lạnh. Một số tài liệu y văn cổ miêu tả bệnh Gút là bệnh đau của vua, đồng thời là vua của các chứng đau để mô tả mức độ biểu hiện đau của bệnh này. Chính vì vậy, đông y gọi bệnh Gút là Thống phong, chỉ chứng thống tý lâu ngày khó khỏi.
Vậy nguyên nhân gây nên bệnh Gút theo Y học cổ truyền là gì?
Theo Y học cổ truyền, bệnh Gút thuộc phạm vi chứng Tý chủ yếu do kinh lạc bị bế tắc, bất thông tắc thống. Cụ thể là do đàm thấp trở trệ làm kinh lạc không được lưu thông dẫn đến đau.
Đàm thấp là một trong các nguyên nhân gây bệnh của đông y. Có thể hình thành do việc ăn nhiều cao lương, mỹ vị làm ảnh hưởng đến chức năng tỳ vị (bộ máy tiêu hóa), tỳ mất kiện vận tạo thành thủy thấp, lâu ngày tích lại thành đàm, đàm uẩn trở khớp xương, làm kinh lạc không lưu thông dẫn đến đau
Thấp cũng có thể là một trong các tác nhân gây bệnh thuộc nhóm ngoại nhân. Ngoại tà xâm phạm vào cơ thể làm bế tắc kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại các khớp gây sưng, đau, co duỗi vận động khó khăn. Chính khí (lớp khí bảo vệ bên ngoài cơ thể) suy kém thường gặp ở những người lớn tuổi, những người sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân khiến ngoại tà xâm phạm vào kinh lạc.
Chính vì Gút liên quan trực tiếp đến yếu tố đàm thấp, vùng nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam, vì độ ẩm cao tương đương với thấp tà nhiều nên lượng bệnh nhân bị Gút thường cao.
Y học cổ truyền phân loại bệnh Gút và điều trị như thế nào?
Y học hiện đại chia bệnh Gút thành các giai đoạn cấp và mạn, còn Y học cổ truyền thì phân bệnh Gút thành các thể khác nhau dựa vào các biểu hiện của bệnh.
Một trong các cách phân thể hay dùng nhất hiện nay là chia làm 2 thể chính:
Thể thứ nhất: Thể phong thấp nhiệt
Những người ở thể này thường có biểu hiện đột ngột sưng, nóng, đỏ đau, đau đến mức không dám sờ, đụng vào các khớp ngón chân cái, cổ chân,… kèm đau đầu, sốt, khát nước, miệng khô, sợ lạnh, tiểu tiện vàng.
Thể này tương ứng với các đợt cấp của bệnh Gút theo y học hiện đại.
Khi điều trị bệnh Thống phong thuộc thể này, Y học cổ truyền dùng pháp: thanh nhiệt trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, hoạt huyết chỉ thống.
Một trong các bài thuốc hàng đầu để điều trị thể này là bài Tứ diệu tán, gồm các vị: Hoàng bá, thương truật, ý dĩ, ngưu tất các vị bằng nhau tán bột mỗi lần uống 10 – 12g. Do hoàng bá có tính lạnh, có thể trừ được nhiệt, có vị đắng để táo thấp đồng thời lại có tác dụng trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu. Thương truật trừ thấp nhiều, đống thời kiện tỳ vừa giúp chữa bệnh vừa nâng cao sức đề kháng. Ý dĩ trừ thấp ở khớp xương. Còn ngưu tất không chỉ dẫn thuốc xuống dưới mà còn có tác dụng hoạt huyết để thông kinh hoạt lạc.
Có thể kết hợp dùng thêm các vị như Kim ngân đằng, Thổ phục linh để tăng khả năng trừ thấp trong trường hợp khớp sưng nhiều.
Thể thứ 2: Thể đàm thấp ứ trệ
Thể này tương đương với Gút mạn tính của y học hiện đại.
Các triệu chứng của thể này gồm có: Nhiều khớp sưng to, đau kéo dài, co duỗi khó, các khớp không nóng đỏ, nhưng đau nhiều, kèm biến dạng, chườm ấm dễ chịu hơn. Có thể xuất hiện các nốt u cục quanh khớp, dưới da và vành tai, sờ thấy mềm, không đau (YHHĐ gọi là hạt tophi).
Điều trị thể này thường phải dùng pháp khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
Nếu nhiều khớp sưng, cứng khớp là biểu hiện của đàm trọc ứ trệ phải thêm các vị thuốc: Bạch cương tàm, xuyên sơn giáp, tạo giác thích, hy thiêm thảo,…
Nếu các khớp đau nhiều thêm các vị hoạt huyết có tác dụng chỉ thống như ngô công, toàn yết,…
Bệnh nhân có triệu chứng đau lưng, mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh là biểu hiện của thận dương hư thì phải dùng thêm các vị thuốc bổ thận dương như: cốt toái bổ, đỗ trọng, ba kích,…
Bệnh nhân mắc bệnh lâu ngày có kèm theo khí huyết hư (biểu hiện sắc mặt nhợt, người mệt mỏi nhiều, hay hụt hơi,…) dùng thêm các vị như: đương quy, hoàng kỳ, bạch truật,…
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian có thể áp dụng một số cây thuốc nam trong điều trị bệnh Gút. Một trong số đó là mã đề do mã đề có thể làm giảm đau, viêm và hạn chế các cơn đau do Gút, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa Gút rất hiệu quả. Cách dùng phổ biến của vị thuốc này là đun là tươi hoặc phơi khô loãng uống thay nước hàng ngày.
Y học cổ truyền có thế mạnh trong việc dự phòng tái phát các cơn Gút cấp, bằng việc uống thuốc đều đặn trong những giai đoạn này.
Dự phòng bệnh Gút bằng cách nào?
Để không bị mắc bệnh Gút hoặc tránh những đợt cấp tính ở những người đã bị bệnh Gút, chúng ta cần phải có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
- Không nên uống rượu bia và các chất kích thích như chè, cà phê, thuốc lá,…
- Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều đạm như: nội tạng động vật, các đồ ăn hải sản (tôm, cua, cá, trai, ốc,…), thịt chó, thịt bò,… những loại thịt này không nên ăn quá 100g một ngày.
- Uống nhiều nước, bổ sung uống các loại nước khoáng có chứa bicarbonat – 3% để tăng đào thải acid uric.
- Tránh lạnh, môi trường ẩm thấp. Nếu phải làm việc ở những môi trường này nên có trang bị bảo vệ phù hợp.
- Không nên lạm dụng thuốc lợi tiểu, khi thật cần thiết mới dùng.
— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —
User Review
( votes)
User Review
( votes)Bài Viết Liên Quan
Bệnh Gút là một dạng viêm khớp khá đặc biệt, đặc trưng bởi sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu. Biểu hiện bằng những cơn đau dữ dội, nhất là ở các ngón chân cái và cổ chân, đau nhiều về đêm lạnh. Một số tài liệu y văn cổ miêu tả bệnh Gút là bệnh đau của vua, đồng thời là vua của các chứng đau để mô tả mức độ biểu hiện đau của bệnh này. Chính vì vậy, đông y gọi bệnh Gút là Thống phong, chỉ chứng thống tý lâu ngày khó khỏi.
Vậy nguyên nhân gây nên bệnh Gút theo Y học cổ truyền là gì?
Theo Y học cổ truyền, bệnh Gút thuộc phạm vi chứng Tý chủ yếu do kinh lạc bị bế tắc, bất thông tắc thống. Cụ thể là do đàm thấp trở trệ làm kinh lạc không được lưu thông dẫn đến đau.
Đàm thấp là một trong các nguyên nhân gây bệnh của đông y. Có thể hình thành do việc ăn nhiều cao lương, mỹ vị làm ảnh hưởng đến chức năng tỳ vị (bộ máy tiêu hóa), tỳ mất kiện vận tạo thành thủy thấp, lâu ngày tích lại thành đàm, đàm uẩn trở khớp xương, làm kinh lạc không lưu thông dẫn đến đau
Thấp cũng có thể là một trong các tác nhân gây bệnh thuộc nhóm ngoại nhân. Ngoại tà xâm phạm vào cơ thể làm bế tắc kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại các khớp gây sưng, đau, co duỗi vận động khó khăn. Chính khí (lớp khí bảo vệ bên ngoài cơ thể) suy kém thường gặp ở những người lớn tuổi, những người sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân khiến ngoại tà xâm phạm vào kinh lạc.
Chính vì Gút liên quan trực tiếp đến yếu tố đàm thấp, vùng nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam, vì độ ẩm cao tương đương với thấp tà nhiều nên lượng bệnh nhân bị Gút thường cao.
Y học cổ truyền phân loại bệnh Gút và điều trị như thế nào?
Y học hiện đại chia bệnh Gút thành các giai đoạn cấp và mạn, còn Y học cổ truyền thì phân bệnh Gút thành các thể khác nhau dựa vào các biểu hiện của bệnh.
Một trong các cách phân thể hay dùng nhất hiện nay là chia làm 2 thể chính:
Thể thứ nhất: Thể phong thấp nhiệt
Những người ở thể này thường có biểu hiện đột ngột sưng, nóng, đỏ đau, đau đến mức không dám sờ, đụng vào các khớp ngón chân cái, cổ chân,… kèm đau đầu, sốt, khát nước, miệng khô, sợ lạnh, tiểu tiện vàng.
Thể này tương ứng với các đợt cấp của bệnh Gút theo y học hiện đại.
Khi điều trị bệnh Thống phong thuộc thể này, Y học cổ truyền dùng pháp: thanh nhiệt trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, hoạt huyết chỉ thống.
Một trong các bài thuốc hàng đầu để điều trị thể này là bài Tứ diệu tán, gồm các vị: Hoàng bá, thương truật, ý dĩ, ngưu tất các vị bằng nhau tán bột mỗi lần uống 10 – 12g. Do hoàng bá có tính lạnh, có thể trừ được nhiệt, có vị đắng để táo thấp đồng thời lại có tác dụng trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu. Thương truật trừ thấp nhiều, đống thời kiện tỳ vừa giúp chữa bệnh vừa nâng cao sức đề kháng. Ý dĩ trừ thấp ở khớp xương. Còn ngưu tất không chỉ dẫn thuốc xuống dưới mà còn có tác dụng hoạt huyết để thông kinh hoạt lạc.
Có thể kết hợp dùng thêm các vị như Kim ngân đằng, Thổ phục linh để tăng khả năng trừ thấp trong trường hợp khớp sưng nhiều.
Thể thứ 2: Thể đàm thấp ứ trệ
Thể này tương đương với Gút mạn tính của y học hiện đại.
Các triệu chứng của thể này gồm có: Nhiều khớp sưng to, đau kéo dài, co duỗi khó, các khớp không nóng đỏ, nhưng đau nhiều, kèm biến dạng, chườm ấm dễ chịu hơn. Có thể xuất hiện các nốt u cục quanh khớp, dưới da và vành tai, sờ thấy mềm, không đau (YHHĐ gọi là hạt tophi).
Điều trị thể này thường phải dùng pháp khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
Nếu nhiều khớp sưng, cứng khớp là biểu hiện của đàm trọc ứ trệ phải thêm các vị thuốc: Bạch cương tàm, xuyên sơn giáp, tạo giác thích, hy thiêm thảo,…
Nếu các khớp đau nhiều thêm các vị hoạt huyết có tác dụng chỉ thống như ngô công, toàn yết,…
Bệnh nhân có triệu chứng đau lưng, mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh là biểu hiện của thận dương hư thì phải dùng thêm các vị thuốc bổ thận dương như: cốt toái bổ, đỗ trọng, ba kích,…
Bệnh nhân mắc bệnh lâu ngày có kèm theo khí huyết hư (biểu hiện sắc mặt nhợt, người mệt mỏi nhiều, hay hụt hơi,…) dùng thêm các vị như: đương quy, hoàng kỳ, bạch truật,…
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian có thể áp dụng một số cây thuốc nam trong điều trị bệnh Gút. Một trong số đó là mã đề do mã đề có thể làm giảm đau, viêm và hạn chế các cơn đau do Gút, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa Gút rất hiệu quả. Cách dùng phổ biến của vị thuốc này là đun là tươi hoặc phơi khô loãng uống thay nước hàng ngày.
Y học cổ truyền có thế mạnh trong việc dự phòng tái phát các cơn Gút cấp, bằng việc uống thuốc đều đặn trong những giai đoạn này.
Dự phòng bệnh Gút bằng cách nào?
Để không bị mắc bệnh Gút hoặc tránh những đợt cấp tính ở những người đã bị bệnh Gút, chúng ta cần phải có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
- Không nên uống rượu bia và các chất kích thích như chè, cà phê, thuốc lá,…
- Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều đạm như: nội tạng động vật, các đồ ăn hải sản (tôm, cua, cá, trai, ốc,…), thịt chó, thịt bò,… những loại thịt này không nên ăn quá 100g một ngày.
- Uống nhiều nước, bổ sung uống các loại nước khoáng có chứa bicarbonat – 3% để tăng đào thải acid uric.
- Tránh lạnh, môi trường ẩm thấp. Nếu phải làm việc ở những môi trường này nên có trang bị bảo vệ phù hợp.
- Không nên lạm dụng thuốc lợi tiểu, khi thật cần thiết mới dùng.
Bình Luận Bài Viết