TÌM HIỂU VỀ CHỈ SỐ ACID URIC TRONG MÁU

Acid uric trong máu là sản phẩm tạo thành do quá trình chuyển hóa các chất có nhân purin trong cơ thể. Khi có sự mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải acid uric trong cơ thể sẽ dẫn đến sự bất thường của chỉ số acid uric gây ra nhiều tình trạng bệnh lý.

Chỉ số acid uric trong máu là gì?

Acid uric là sản phẩm thoái giáng các nhân purin, là sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể.

Acid uric trong cơ thể được hình thành (tổng hợp) qua hai con đường nội sinh và ngoại sinh.

Acid uric nội sinh là lượng acid uric được hình thành do quá trình thoái biến các acid nucleic (nhân tế bào) trong cơ thể.

Acid uric ngoại sinh được hình thành trong quá trình chuyển hóa các thức ăn sử dụng hàng ngày có chứa purin (một số loại thực phẩm như nội tạng động vật, hải sản, măng tây, đậu lăng, bia rượu…).

Quá trình tổng hợp acid uric trong cơ thể

Chỉ số acid uric trong máu phản ánh lượng acid uric có trong máu (nồng độ acid uric có trong máu) tại thời điểm xét nghiệm.

Cơ chế cân bằng nồng độ acid uric trong máu

Khoảng 80% lượng acid uric trong máu được đào thải qua đường tiết niệu, 20% còn lại được đào thải qua đường tiêu hóa và da. Cụ thể, thận có khả năng đào thải qua nước tiểu khoảng 400 – 1000 mg acid uric/ngày, lượng acid uric được đào thải qua đường tiêu hóa khoảng 100 – 200 mg/ngày.

Nồng độ acid uric trong máu được giữ ở mức cho phép nhờ sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này trong cơ thể.

Chỉ số acid uric máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số acid uric được xác định dễ dàng thông qua xét nghiệm máu. Để tiến hành xét nghiệm chỉ số acid uric máu, người bệnh không cần phải nhịn ăn hoàn toàn (khác với các xét nghiệm máu nên nhịn ăn trong 8 tiếng). Tuy nhiên, một số thuốc và thực phẩm có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả kiểm tra nên người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin về các loại thuốc đang sử dụng và các loại thực phẩm đã tiêu thụ cho cán bộ y tế.

Hiện nay, các cơ sở khám chữa bệnh sử dụng nhiều loại máy xét nghiệm với các đơn vị đo khác nhau cho các kết quả khác nhau của chỉ số này. Đàn ông trưởng thành thường có nồng độ acid uric bình thường từ 3 đến 7 mg/dL, trong khi phụ nữ trưởng thành thường có mức từ 2,5 đến 6 mg/dL.

Giảm acid uric máu là trường hợp chỉ số acid uric máu ở dưới mức bình thường. Tình trạng này hiếm gặp và phần lớn không có vấn đề gì đáng lo ngại.

Tăng acid uric máu là trường hợp chỉ số acid uric máu cao hơn mức bình thường, tình trạng khá phổ biến trong cộng đồng và có nguy cơ tiến triển thành nhiều bệnh lý.

Hậu quả của tăng acid uric máu

Tăng acid uric máu kéo dài có thể dẫn đến nhiều tình trạng bệnh lý.

–  Bệnh gout: Viêm khớp gout bởi sự lắng đọng của các tinh thể monosodium urate (muối của acid uric) khi tăng acid uric máu mạn tính. Chỉ số acid uric máu cao hơn 7,0 mg/dl là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của bệnh gút.

–  Sỏi thận: Sỏi urat chiếm khoảng 10% trong các trường hợp sỏi thận. Nguyên nhân là do nước tiểu quá bão hòa acid uric tạo điều kiện gây sỏi urat và thường có tăng acid uric niệu đi kèm.

–  Bệnh khác: Các phân tích tổng hợp gần đây đã chỉ ra rằng tăng acid uric máu có liên quan đến sự gia tăng bệnh mạch vành và các biến cố tử vong. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tăng acid uric máu là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với các bệnh tim mạch (đặc biệt là tăng huyết áp) và hội chứng chuyển hóa (đái tháo đường, mỡ máu cao).

Nguyên nhân tăng acid uric máu

Có thể chia nguyên nhân tăng acid uric máu ra 2 nhóm là tăng tổng hợp acid uric và giảm khả năng đào thải acid uric.

Tăng tổng hợp acid uric:

–  Tăng tổng hợp acid uric nguyên phát (bẩm sinh): đây là nhóm nguyên nhân hiếm gặp do có các bất thường về enzym như thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym HGPRT (hypoxanthine guanine phosphoribosyltransferase) hoặc do tăng hoạt tính của enzyme  PRPP (phosphoribosyl pyrophosphate).

–  Tăng tổng hợp acid uric thứ phát:

+ Tiêu thụ nhiều thức ăn giàu purin (các loại thịt màu đỏ như chó, bò, dê, hải sản…)

+ Sử dụng nhiều rượu bia

+ Tăng hủy tế bào gặp trong bệnh đa u tủy xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu (Leucemia), dùng hóa chất gây độc tế bào điều trị ung thư; bệnh vẩy nến…

Giảm đào thải acid uric:

–  Nghiện rượu

–  Suy thận mạn tính

–  Tăng huyết áp

–  Nhiễm toan ceton trong đái tháo đường

–  Sử dụng các loại thuốc làm giảm bài xuất acid uric như aspirin liều thấp; phenylbutazone liều thấp; thuốc lợi tiểu thiazide, furosemide; thuốc điều trị lao như ethambutol, pyrazinamind; acid nicotinic…

Điều trị tăng acid uric máu

1. Biện pháp không dùng thuốc:

Tất cả các trường hợp tăng acid uric máu không có triệu chứng ở mức dưới 10 mg/dl cần thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý mà chưa cần dùng thuốc hạ acid uric máu.

–  Điều chỉnh chế độ ăn uống:

+ Hạn chế các loại thực phẩm giàu purin như các loại thịt đỏ (thịt dê, thịt chó, thịt bò), hải sản, cá biển, tôm biển…

+ Hạn chế bia rượu.

+ Tăng cường protein thực vật như các loại hạt hay cây họ đậu, rau quả giàu vitamin C và sữa ít chất béo.

–  Chế độ sinh hoạt:

+ Tăng cường vận động

+ Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.

2. Sử dụng thuốc:

–  Thuốc tây y: Tăng acid uric không triệu chỉ dùng thuốc khi nồng độ acid uric máu trên 10-12 mg/dl (khoảng 700 mmol/l)

+ Các loại thuốc ức chế tổng hợp acid uric như: thuốc ức chế xanthine oxidase như allopurinol, tisopurine, febuxostat.

+ Các loại thuốc tăng đào thải acid uric như: probenecid, lesinurad.

–  Thuốc đông y: Sử dụng các vị thuốc đông y có công dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, tăng đào thải acid uric từ đó giảm acid uric máu. Một số vị thuốc bổ thận như: đỗ trọng, ba kích, dâm dương hoắc, kim tiền thảo, lá sa kê…

Bác Sĩ Chuyên Khoa II / Nguyên Vụ Trưởng VỤ YHCT – Bộ Y Tế/ Thầy thuốc ưu tú, BS.LG / Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

Sending
User Review
4 (8 votes)

Acid uric trong máu là sản phẩm tạo thành do quá trình chuyển hóa các chất có nhân purin trong cơ thể. Khi có sự mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải acid uric trong cơ thể sẽ dẫn đến sự bất thường của chỉ số acid uric gây ra nhiều tình trạng bệnh lý.

Chỉ số acid uric trong máu là gì?

Acid uric là sản phẩm thoái giáng các nhân purin, là sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể.

Acid uric trong cơ thể được hình thành (tổng hợp) qua hai con đường nội sinh và ngoại sinh.

– Acid uric nội sinh là lượng acid uric được hình thành do quá trình thoái biến các acid nucleic (nhân tế bào) trong cơ thể.

– Acid uric ngoại sinh được hình thành trong quá trình chuyển hóa các thức ăn sử dụng hàng ngày có chứa purin (một số loại thực phẩm như nội tạng động vật, hải sản, măng tây, đậu lăng, bia rượu…).

Quá trình tổng hợp acid uric trong cơ thể

Chỉ số acid uric trong máu phản ánh lượng acid uric có trong máu (nồng độ acid uric có trong máu) tại thời điểm xét nghiệm.

Cơ chế cân bằng nồng độ acid uric trong máu

Khoảng 80% lượng acid uric trong máu được đào thải qua đường tiết niệu, 20% còn lại được đào thải qua đường tiêu hóa và da. Cụ thể, thận có khả năng đào thải qua nước tiểu khoảng 400 – 1000 mg acid uric/ngày, lượng acid uric được đào thải qua đường tiêu hóa khoảng 100 – 200 mg/ngày.

Nồng độ acid uric trong máu được giữ ở mức cho phép nhờ sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này trong cơ thể.

Chỉ số acid uric máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số acid uric được xác định dễ dàng thông qua xét nghiệm máu. Để tiến hành xét nghiệm chỉ số acid uric máu, người bệnh không cần phải nhịn ăn hoàn toàn (khác với các xét nghiệm máu nên nhịn ăn trong 8 tiếng). Tuy nhiên, một số thuốc và thực phẩm có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả kiểm tra nên người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin về các loại thuốc đang sử dụng và các loại thực phẩm đã tiêu thụ cho cán bộ y tế.

Hiện nay, các cơ sở khám chữa bệnh sử dụng nhiều loại máy xét nghiệm với các đơn vị đo khác nhau cho các kết quả khác nhau của chỉ số này. Đàn ông trưởng thành thường có nồng độ acid uric bình thường từ 3 đến 7 mg/dL, trong khi phụ nữ trưởng thành thường có mức từ 2,5 đến 6 mg/dL.

Giảm acid uric máu là trường hợp chỉ số acid uric máu ở dưới mức bình thường. Tình trạng này hiếm gặp và phần lớn không có vấn đề gì đáng lo ngại.

Tăng acid uric máu là trường hợp chỉ số acid uric máu cao hơn mức bình thường, tình trạng khá phổ biến trong cộng đồng và có nguy cơ tiến triển thành nhiều bệnh lý.

Hậu quả của tăng acid uric máu

Tăng acid uric máu kéo dài có thể dẫn đến nhiều tình trạng bệnh lý.

–  Bệnh gout: Viêm khớp gout bởi sự lắng đọng của các tinh thể monosodium urate (muối của acid uric) khi tăng acid uric máu mạn tính. Chỉ số acid uric máu cao hơn 7,0 mg/dl là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của bệnh gút.

–  Sỏi thận: Sỏi urat chiếm khoảng 10% trong các trường hợp sỏi thận. Nguyên nhân là do nước tiểu quá bão hòa acid uric tạo điều kiện gây sỏi urat và thường có tăng acid uric niệu đi kèm.

–  Bệnh khác: Các phân tích tổng hợp gần đây đã chỉ ra rằng tăng acid uric máu có liên quan đến sự gia tăng bệnh mạch vành và các biến cố tử vong. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tăng acid uric máu là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với các bệnh tim mạch (đặc biệt là tăng huyết áp) và hội chứng chuyển hóa (đái tháo đường, mỡ máu cao).

Nguyên nhân tăng acid uric máu

Có thể chia nguyên nhân tăng acid uric máu ra 2 nhóm là tăng tổng hợp acid uric và giảm khả năng đào thải acid uric.

Tăng tổng hợp acid uric:

–  Tăng tổng hợp acid uric nguyên phát (bẩm sinh): đây là nhóm nguyên nhân hiếm gặp do có các bất thường về enzym như thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym HGPRT (hypoxanthine guanine phosphoribosyltransferase) hoặc do tăng hoạt tính của enzyme  PRPP (phosphoribosyl pyrophosphate).

–  Tăng tổng hợp acid uric thứ phát:

+ Tiêu thụ nhiều thức ăn giàu purin (các loại thịt màu đỏ như chó, bò, dê, hải sản…)

+ Sử dụng nhiều rượu bia

+ Tăng hủy tế bào gặp trong bệnh đa u tủy xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu (Leucemia), dùng hóa chất gây độc tế bào điều trị ung thư; bệnh vẩy nến…

Giảm đào thải acid uric:

–  Nghiện rượu

–  Suy thận mạn tính

–  Tăng huyết áp

–  Nhiễm toan ceton trong đái tháo đường

–  Sử dụng các loại thuốc làm giảm bài xuất acid uric như aspirin liều thấp; phenylbutazone liều thấp; thuốc lợi tiểu thiazide, furosemide; thuốc điều trị lao như ethambutol, pyrazinamind; acid nicotinic…

Điều trị tăng acid uric máu

1. Biện pháp không dùng thuốc:

Tất cả các trường hợp tăng acid uric máu không có triệu chứng ở mức dưới 10 mg/dl cần thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý mà chưa cần dùng thuốc hạ acid uric máu.

–  Điều chỉnh chế độ ăn uống:

+ Hạn chế các loại thực phẩm giàu purin như các loại thịt đỏ (thịt dê, thịt chó, thịt bò), hải sản, cá biển, tôm biển…

+ Hạn chế bia rượu.

+ Tăng cường protein thực vật như các loại hạt hay cây họ đậu, rau quả giàu vitamin C và sữa ít chất béo.

–  Chế độ sinh hoạt:

+ Tăng cường vận động

+ Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.

2. Sử dụng thuốc:

–  Thuốc tây y: Tăng acid uric không triệu chỉ dùng thuốc khi nồng độ acid uric máu trên 10-12 mg/dl (khoảng 700 mmol/l)

+ Các loại thuốc ức chế tổng hợp acid uric như: thuốc ức chế xanthine oxidase như allopurinol, tisopurine, febuxostat.

+ Các loại thuốc tăng đào thải acid uric như: probenecid, lesinurad.

–  Thuốc đông y: Sử dụng các vị thuốc đông y có công dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, tăng đào thải acid uric từ đó giảm acid uric máu. Một số vị thuốc bổ thận như: đỗ trọng, ba kích, dâm dương hoắc, kim tiền thảo, lá sa kê…

Bác Sĩ Chuyên Khoa II / Nguyên Vụ Trưởng VỤ YHCT – Bộ Y Tế/ Thầy thuốc ưu tú, BS.LG / Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

Sending
User Review
4 (8 votes)

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

MÃ TIỀN CHẾ

Mã tiền là dược liệu quý được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền hàng trăm năm nay. Mã tiền chế thường được dùng như vị thuốc chủ trị có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, giúp trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống viêm, chống tê mỏi, giảm đau nhanh cơn đau xương khớp cũng như giúp điều trị các bệnh lý nhược cơ, bại liệt rất tốt. Mã tiền chưa qua chế biến chứa độc tố nên chỉ dùng ngâm rượu xoa bóp bên ngoài để điều trị đau nhức xương khớp. Trong khi đó, mã tiền qua chế biến, loại bỏ độc tính, dùng đường uống phát huy hiệu quả rõ rệt và tác dụng nhanh hơn. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa phong thấp hiệu quả sử dụng vị thuốc Mã tiền chế làm thành phần chính.

👉 Tác Dụng Thần Kỳ Của Mã Tiền Chế

HY THIÊM

Hy thiêm còn có tên dân gian là cây chó đẻ hoa vàng- một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp của y học cổ truyền. Trong bào chế Đông y, thường tẩm rượu và mật, đồ chín, phơi khô; nếu làm được 9 lần thì tốt nhất. Hy thiêm có vị đắng, tính hàn, hơi có độc; vào các kinh can và thận, có tác dụng khu phong trừ thấp, hoạt huyết giảm đau, lợi gân xương. Để chữa các bệnh về khớp, lấy cây hy thiêm tươi đem về nấu nước uống thay nước lọc hằng ngày hoặc có thể phơi khô hy thiêm và nấu nước uống dần.

DÂY GẮM

Cây gắm thuốc loại dây leo mọc hoang ở nhiều khu vực cao thuộc các tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Hòa Bình,… Dây gắm được các thu hái trên rừng vào một thời điểm nhất định trong năm, sau đó được rửa sạch, thái nhỏ, sao khô và bảo quản thật kỹ trước khi cho vào nấu cao. Theo đông y, cây gắm có  vị đắng, tính bình có thể dùng để chữa các bệnh phong thấp, bệnh gout rất lành tính và hữu hiệu. Đồng thời, nghiên cứu mới nhất cũng khẳng định cao gắm an toàn khi sử dụng. Tác dụng giảm đau, giảm sưng, hạ axit uric máu ở cả hai nhóm bệnh gout mạn và gout cấp.

BỒ CÔNG ANH

Bồ công anh được sử dụng như một loại thảo dược giúp chữa nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là thận và gan. Theo đông y, cây bồ công anh còn giúp tăng sản xuất mật và lợi tiểu, giúp làm sạch cơ thể một cách tự nhiên. Lá bồ công anh giàu vitamin A, C, canxi và sắt, được sử dụng như thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa và dùng làm thuốc bổ. Bồ công anh còn được xem là một thuốc lợi tiểu tự nhiên giúp ngăn ngừa các vấn đề về thận, giúp loại bỏ các chất độc hại, bao gồm cả axit uric ra khỏi hệ thống tiết niệu. Đồng thời, thảo dược là một chất khử trùng tự nhiên và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

Mã Tiền Chế

Mã tiền là dược liệu quý được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền hàng trăm năm nay. Mã tiền chế thường được dùng như vị thuốc chủ trị có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, giúp trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống viêm, chống tê mỏi, giảm đau nhanh cơn đau xương khớp cũng như giúp điều trị các bệnh lý nhược cơ, bại liệt rất tốt. Mã tiền chưa qua chế biến chứa độc tố nên chỉ dùng ngâm rượu xoa bóp bên ngoài để điều trị đau nhức xương khớp. Trong khi đó, mã tiền qua chế biến, loại bỏ độc tính, dùng đường uống phát huy hiệu quả rõ rệt và tác dụng nhanh hơn. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa phong thấp hiệu quả sử dụng vị thuốc Mã tiền chế làm thành phần chính.

👉 Tác Dụng Thần Kỳ Của Mã Tiền Chế

Hy Thiêm

Hy thiêm còn có tên dân gian là cây chó đẻ hoa vàng- một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp của y học cổ truyền. Trong bào chế Đông y, thường tẩm rượu và mật, đồ chín, phơi khô; nếu làm được 9 lần thì tốt nhất. Hy thiêm có vị đắng, tính hàn, hơi có độc; vào các kinh can và thận, có tác dụng khu phong trừ thấp, hoạt huyết giảm đau, lợi gân xương. Để chữa các bệnh về khớp, lấy cây hy thiêm tươi đem về nấu nước uống thay nước lọc hằng ngày hoặc có thể phơi khô hy thiêm và nấu nước uống dần.

Dây Gắm

Cây gắm thuốc loại dây leo mọc hoang ở nhiều khu vực cao thuộc các tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Hòa Bình,… Dây gắm được các thu hái trên rừng vào một thời điểm nhất định trong năm, sau đó được rửa sạch, thái nhỏ, sao khô và bảo quản thật kỹ trước khi cho vào nấu cao. Theo đông y, cây gắm có  vị đắng, tính bình có thể dùng để chữa các bệnh phong thấp, bệnh gout rất lành tính và hữu hiệu. Đồng thời, nghiên cứu mới nhất cũng khẳng định cao gắm an toàn khi sử dụng. Tác dụng giảm đau, giảm sưng, hạ axit uric máu ở cả hai nhóm bệnh gout mạn và gout cấp.

Bồ Công Anh

Bồ công anh được sử dụng như một loại thảo dược giúp chữa nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là thận và gan. Theo đông y, cây bồ công anh còn giúp tăng sản xuất mật và lợi tiểu, giúp làm sạch cơ thể một cách tự nhiên. Lá bồ công anh giàu vitamin A, C, canxi và sắt, được sử dụng như thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa và dùng làm thuốc bổ. Bồ công anh còn được xem là một thuốc lợi tiểu tự nhiên giúp ngăn ngừa các vấn đề về thận, giúp loại bỏ các chất độc hại, bao gồm cả axit uric ra khỏi hệ thống tiết niệu. Đồng thời, thảo dược là một chất khử trùng tự nhiên và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






LẮNG NGHE TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Chuyên Gia Tư Vấn

BÁC SĨ TƯ VẤN SỨC KHỎE TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VIỆT NAM

Đông Y Chưa Trị Tê Buồn Chân Tay
Phòng Ngừa Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Bí Quyết Chữa Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
Đau Vai Gáy - Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách
Thuốc Nam Chữa Trị Thoái Hoá Cột Sống

Radio Sức Khỏe

— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÀI VIẾT HAY NÊN ĐỌC

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

2020-09-04T12:31:28+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button