Đau vai gáy là một bệnh khá phổ biến ở nước ta, gặp phần lớn ở lứa tuổi có tính chất công việc chủ yếu ngồi nhiều, ít vận động như lái xe, văn phòng…làm suy giảm sức lao động, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Làm thế nào để phát hiện, phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Đau Vai Gáy Là Gì?
Đau vai gáy là thuật ngữ dùng để chỉ những cơn đau nhức vùng vai, sau cổ, là bệnh lý phổ biến ở nhiều người, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh.
Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Đau Vai Gáy
Đau mỏi vai gáy có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng phổ biến là các bệnh lý vùng xương khớp, cổ, vai, gáy, tuy nhiên đau vai gáy đôi khi xuất hiện cũng có thể do một số nguyên nhân cơ học thông thường.
Bệnh lý về xương khớp:
– Thoái hóa đốt sống cổ: là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng đau cổ vai gáy, thường gặp ở độ tuổi trung niên, ngoài biểu hiện về cổ vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ còn kèm theo hiện tượng chóng mặt, đau đầu.
– Thoát vị đĩa đệm cổ: nhân nhày thoát ra ngoài, chèn ép đốt sống cổ, gây hiện tượng đau vai gáy cục bộ.
– Bệnh lý về khớp vai như: viêm khớp vai, dính khớp bả vai, u xương vai cũng là yếu tố gây đau mỏi vai gáy.
– Loãng xương: tuổi cao, hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng đau mỏi vai gáy.
Một số bệnh lý khác:
– Viêm túi mật: túi mật bị viêm sẽ có biểu hiện đau mỏi vai gáy, sau đó lan sang hai bả vai.
– Viêm dây thần kinh cũng là nguyên nhân xuất hiện đau mỏi vai gáy
– Nhồi máu cơ tim: với bệnh lý nhồi máu cơ tim, bệnh nhân thường xuyên có biểu hiện đau tức trước ngực, đau vai trái.
Nguyên nhân cơ học gây đau mỏi vai gáy:
– Sinh hoạt không khoa học, ngồi và hoạt động sai tư thế, nằm ngồi quá lâu ở một tư thế, nằm nghiêng, nằm co quắp có thể dẫn tới đau mỏi vai gáy do các cơ bị co giãn, chịu tác động của lực lớn của trọng lượng cơ thể
– Chấn thương, tai nạn: các chấn thương nếu không được điều trị và chăm sóc một cách hợp lý và kịp thời, có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh.
– Tập luyện thể dục thể thao quá sức.
Triệu Chứng Đau Cổ Vai Gáy
Ngoài dấu hiệu đau mỏi vai gáy thường xuyên xảy ra, người bị đau vai gáy còn xuất hiện một số biểu hiện sau:
– Cơn đau thường xuyên xuất hiện vào lúc sáng sớm, lúc vừa ngủ dậy hoặc khi ngồi làm việc.
– Đau tăng khi hoạt động, giảm khi nghỉ ngơi.
– Kèm theo cảm giác hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu… do máu lưu thông lên não kém.
– Đau có thể lan lên đầu, xuống cánh tay và các ngón tay gây tê bì và rối loạn cảm giác.
– Cổ cứng, khó cử động độc lập.
Nếu đau mỏi vai gáy không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: liệt 2 tay, nặng hơn là liệt tứ chi, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, bệnh tiền đình…
Biện Pháp Phòng Tránh Đau Vai Gáy
Đối với tài xế, lái xe:
- Khi lái xe nên sử dụng gối tựa đầu và kê thêm một gối mỏng vùng thắt lưng.
- Điều chỉnh ghế lái thích hợp để tư thế ngồi được thoải mái, hạn chế được va chạm gây ảnh hưởng tới cột sống.
- Trung bình 2 tiếng lái xe nên nghỉ giải lao khoảng 10 -15 phút.
- Tận dụng thời gian xe dừng nghỉ, tập một số động tác thư giãn như hai tay đan chéo sau đầu, xoa xát làm ấm vùng cổ gáy giúp tăng cường tuần hoàn máu lưu thông vùng cổ vai gáy tốt hơn.
Đối với Nhân viên văn phòng:
- Nên giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính.
- Ngồi cách màn hình vi tính 50 – 66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ.
- Khi ngồi gần nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với nền nhà. Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng.
- Dành thời gian đi lại, vận động giải lao giữa giờ làm việc, cứ 45-60 phút giải lao một lần, tránh ngồi quá lâu.
Một số bài tập hiệu quả cho người đau vai gáy
Mát xa cổ:
Mát xa (massage) cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và giay xung quanh đốt sống đó.
Một Số Bài Tập Vận Động Cổ Đơn Giản:
- Nghiêng cổ sang phải, sang trái mỗi bên 10 lần. Cúi đầu căng hết mức sao cho cằm chạm ngực, ngửa cổ về phía sau, gáy tựa vào vai, mỗi phía 10-15 lần.
- Quay cổ: Quay cổ theo chiều kim đồng hồ, làm từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, mỗi chiều 5 lần.
- Nhấc vai: Tự nhấc vai phải rồi vai trái đến mỗi bên 10 lần, sau đó nhấc cả hai vai cùng lúc 10 lần.
- Xát cổ: Lấy tay phải xát cổ trái từ trên xuống và ngược lại, mỗi bên 15 lần. Xát gáy: Các ngón tay của hai bàn tay đan với nhau ôm vào sau gáy kéo qua kéo lại 10 lần.
Một Số Lưu Ý Đối Với Người Đau Vai Gáy
- Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ và làm tăng thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa khớp vai.
- Không nên đội nặng trên đầu hay cúi gập cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách, báo).
- Tối ngủ không nên kê gối quá cao, chỉ nên sử dụng gối mềm, cao tầm 7-10 cm.
- Nằm thẳng, thả lỏng cơ thể, không nằm sấp để tránh thoái hóa đốt sống cổ…
- Trước khi đi ngủ nên dùng túi chườm ấm vùng cổ vai gáy.
- Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều Trị Đau Mỏi Vai Gáy
Muốn điều trị đau mỏi vai gáy hiệu quả, cần được điều trị phối hợp cả hai quá trình: điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân.
Sử dụng Y học cổ truyền trong điều trị
– Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol … để làm giảm cảm giác đau của bệnh nhân.
– Trường hợp co cơ nhiều, sử dụng thêm các thuốc giãn cơ như Myolan, mydolcam…
– Ngoài ra có thể sử dụng thêm các vitamin nhóm B như B1, B6, B12 để bồi bổ thần kinh, hoặc các thuốc điều trị và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp.
– Kéo giãn cột sống: giúp hỗ trợ điều trị đau vai gáy và làm giảm các cơn đau nhức hiệu quả.
– Phẫu thuật: sử dụng khi điều trị bằng các biện pháp khác không thuyên giảm hoặc không có hiệu quả.
Điều trị đau mỏi vai gáy bằng Y học cổ truyền
Các bài thuốc nam cũng có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Theo Đông y, đau cổ vai gáy nguyên nhân là do huyết ứ, phong hàn, do cột sống, đĩa đệm bị thoái hóa (can thận âm hư). Sử dụng các bài thuốc có tác dụng khu phong tán hàn, thông kinh hoạt mạch, bồi bổ khí huyết, phục hồi tổn thương có tác dụng điều trị cao và hiệu quả.
Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc nam sau:
– Gấc 50 hạt, rửa sạch, để ráo nước, nướng xém vỏ, để nguội rồi đập dập, vứt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài, giã nát phần nhân bên trong, ngâm với rượu , dùng để xoa bóp.
– Dùng lá ngải cứu rửa sạch và 1 nắm muối trắng đem sao vàng, cho vào túi vải sạch, chườm lên vùng bị đau.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết