Đau Thắt Lưng – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Đau thắt lưng là bệnh lý cột sống khá phổ biến hiện nay, thường gặp ở người trung niên, và đang dần có xu hướng trẻ hóa. Bệnh xuất hiện do nhiều nguyên nhân gây nên, với những triệu chứng gây khó chịu, phiền toái ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Khái Quát Về Bệnh Đau Thắt Lưng

Đau Thắt Lưng (Đau lưng) là bệnh lý thường gặp nhất trong lĩnh vực thần kinh cơ xương khớp, và đứng hàng thứ hai trong tất cả các bệnh, chỉ đứng sau cảm cúm. Theo thống kê, ở Mỹ 90% dân số có ít nhất một lần đau thắt lưng hông trong đời, hàng năm có 5% các trường hợp mắc đau thắt lưng mới và có xu hướng ngày càng tăng. Ở Việt Nam con số này còn cao hơn, hầu như ai cũng bị đau thắt lưng ít nhất là một lần.

Theo YHCT thắt lưng là phủ của thận, thận chủ xương cốt, thận hư làm lưng gối đau mỏi, xương khớp vận động kém.

Đau thắt lưng thuộc phạm vi chứng tý của đông y, được liệt kê theo bệnh danh: Yêu thống

Theo đông y, Yêu thống chủ yếu do 2 nguyên nhân chính gây nên là

–  Ngoại nhân: Do người bệnh ở chỗ lạnh ẩm, hoặc dầm mưa, hoặc khi làm việc ra mồ hôi Do các ngoại tà phong, hàn, thấp xâm nhập vào kinh lạc,. Những nguyên nhân này làm cho kinh mạch bị trở ngại, khí huyết vận hành không thông thoát. làm bế tắc kinh lạc, khí huyết không lưu thông. Theo y học cổ truyền ”Bất thông tắc thống” làm bệnh nhân cảm thấy đau mỏi vùng thắt lưng, hạn chế vận động.

– Bất nội ngoại nhân: Chấn thương, hoặc tư thế không thích hợp gây tổn thương và làm cơ co lại, làm cho khí huyết vận hành không thông sướng, khí trệ huyết ứ, mạch lạc bị tắc không thông làm huyết ứ không lưu thông, gây bế tắc kinh lạc gây đau.

Người tuổi cao, thiên quý suy, hoặc lao lực quá độ ở người lớn, người hư yếu vì bệnh lâu, người thường phải làm quá sức. Tất cả đều có thể làm cho thận tinh suy không nuôi tốt kinh mạch gây nên khí huyết không được lưu thông, dẫn đến đau.

Có nhiều nguyên nhân làm cho người bệnh bị đau thắt lưng như: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, dị dạng thân đốt sống ( cùng hóa thắt lưng), gai đốt sống, loãng xương, vận động, sinh hoạt không đúng tư thế làm căng giãn dây chằng quá mức…

Nguyên Nhân Gây Đau Thắt Lưng

Đau thắt lưng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:

Đau thắt lưng do Thoái hóa cột sống

Thường gặp ở những người lớn tuổi, hoặc những người lao động nặng,… Người bệnh thường có biểu hiện đau thắt lưng hông 2 bên, hạn chế vận động cột sống. Đau ẩm ỉ, và có xu hướng tăng dần theo tuổi, khi vận động sai tư thế nhiều.

Đau thắt lưng do Gai đốt sống

Gai đốt sống không phải “mọc ra” từ thân đốt sống như nhiều người vẫn nghĩ mà thực chất nó là hình ảnh của dây chằng đã bị lắng đọng Canxi trong quá trình thoái hóa của cột sống.

Khi gai đốt sống hình thành thường gây ra cảm giác đau mỏi âm ỉ vùng thắt lưng, xoa bóp hoặc

vận động nhẹ nhàng rất dễ chịu – đây là một đặc trưng thường thấy của bệnh lý do thoái hóa gây ra.

--- Quảng Cáo --

Đau thắt lưng do Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đau thắt lưng do nguyên nhân Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường có biểu hiện của đau thần kinh tọa, đau sau khi mang vác vật nặng, hoặc sau một chấn thương người bệnh có biểu hiện đau nhiều từ vùng thắt lưng, lan xuống mông, phía sau đùi, sau ngoài cẳng chân đến bàn chân. Đau kèm theo tê bì, dị cảm, hoặc người bệnh có cảm giác buốt. Đau tăng khi thay đổi tư thế, khi ho, hắt hơi,… Nhiều trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện thêm các biểu hiện rối loạn đại tiểu tiện, đi tiểu không tự chủ hay không kiểm soát được.

Đau thắt lưng do co cơ

Thường xuất hiện sau khi đi lạnh hoặc nằm ngủ dưới điều hòa, quạt lạnh, nhiều trường hợp đặc biệt là những người già, người mới ốm dậy có thể xuất hiện sau khi đi đám tang. Biểu hiện thường thấy là đau chói tại vùng thắt lưng, hạn chế vận động cúi, nghiêng thắt lưng, ngay cả xoay trở cũng khó khăn. Đau giảm khi được chườm ấm.

Trong trường hợp đau cột sống thắt lưng

Đó là một trong những biểu hiện của một bệnh toàn thân, người bệnh sẽ có các triệu chứng khác kèm theo như: sốt, gầy, sút cân nhanh, đau ngày càng tăng, không đáp ứng với các thuốc chống viêm giảm đau; những biểu hiện này có thể gợi ý lao hoặc ung thư cột sống.

Một số trường hợp đau thắt lưng có nguyên nhân tâm lý

Đau thắt lưng xuất hiện sau sang chấn tâm lý hoặc căng thẳng, stress kéo dài, lao động thể lực quá sức,… chuyển thành đau thắt lưng mạn tính dai dẳng.

Ngoài ra, đau thắt lưng còn xuất hiện trong rất nhiều các bệnh lý khác như: loãng xương, viêm cột sống dính khớp, áp xe ngoài màng cứng, hoặc đau phóng chiếu do các nguyên nhân từ trong ổ bụng như: Sỏi thận, phình tách động mạch chủ,…

Biểu Hiện Của Đau Thắt Lưng

Đau thắt lưng có thể xuất hiện sau khi vận động mạnh, sau khi nằm ngủ sai tư thế, sau khi thay đổi thời tiết, hoặc sau một sang chấn tâm lý lo lắng, căng thẳng quá mức, thậm chí có nhiều người bệnh tự nhiên xuất hiện đau lưng. Đau có thể  khu trú tại vùng thắt lưng, có thể lan xuống một hoặc cả hai chân, có thể chỉ lan xuống đến mông. Một số trường hợp, đau từ vùng thắt lưng lan ra phía trước bụng. Đau tăng lên khi vận động, quay, cúi, nghiêng cột sống thắt lưng, đau giảm đi khi nghỉ ngơi. Đa phần các trường hợp đau nhiều hơn vào lúc nửa đêm, gần sáng, khi thay đổi thời tiết, và cảm thấy dễ chịu hơn khi được chườm ấm và xoa bóp.

Đau thắt lưng còn gây hạn chế vận động cột sống thắt lưng: Các động tác: quay, cúi, nghiêng khó vận động,…

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào các nguyên nhân gây đau thắt lưng khác nhau mà bệnh có những biểu hiện đặc trưng riêng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN VnBacsi.Net Nhận tư vấn từ Bác Sĩ >> 1800 6036

Gọi Miễn Phí
Chat

Nhận tư vấn điều trị bệnh Xương Khớp miễn phí >>

Phương Pháp Điều Trị Đau Thắt Lưng

Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt, kết hợp điều trị nguyên nhân gây bệnh, và các biện pháp phục hồi chức năng sẽ giúp cải thiện và điều trị hiệu quả đau thắt lưng.

a. Y học hiện đại trong điều trị đau thắt lưng

Tây y có nhiều phương pháp giúp thuyên giảm cơn đau nhanh chóng, nhưng trong quá trình điều trị nên tuân thủ nguyên ngặt chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý uống tăng liều, giảm liều.

–          Với đau thắt lưng, có thể dùng một số thuốc giảm đau như paracetamol, NSAID Ibuprofen

–          Thuốc giãn cơ nhằm mục đích giảm đau, giãn cơ như Decontractyl

–          Phẫu thuật: là phương pháp được chỉ định khi bệnh tiến triển nặng, dùng thuốc điều trị nhưng hiệu quả không cao hoặc chậm.

b. Điều trị đau thắt lưng bằng Y học cổ truyền

Đông y chiếm ưu thế hơn trong việc điều trị đau thắt lưng cả về tính hiệu quả và an toàn. Ngoài việc sử dụng các phương pháp: Châm cứu theo phác đồ, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ để thông kinh lạc tại chỗ thì việc dùng thuốc đông y chiếm vai trò lớn hơn trong việc điều trị bệnh, nếu như chỉ chú ý đến việc thông kinh lạc mà can thận không được bồi bổ, ngoại tà chưa được trừ thì bệnh đau lưng vẫn không dứt được. Dùng các vị thuốc đông y chủ yếu để bổ thận, khu phong tán hàn, trừ thấp, hành khí hoạt huyết để thông kinh, hoạt lạc, và nâng cao thể trạng, chính khí của người bệnh.

Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp

– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –

Sending
User Review
2.5 (6 votes)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

--- Quảng Cáo ---

HỎI - ĐÁP CHUYÊN GIA

Điều trị bệnh Xương Khớp như thế nào? Làm sao để giảm các triệu chứng bệnh Xương Khớp? Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi đến

Điều trị bệnh Xương Khớp như thế nào? Làm sao để giảm các triệu chứng bệnh Xương Khớp?

Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi điện đến Tổng đài miễn cước 1800 6036

Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

Tổng đài miễn cước  1800 6036

NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ






Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

BÍ QUYẾT CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP

Tìm hiểu thêm về Phong Tê Thấp Bà Giằng

ĐIỂU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

 BÍ QUYẾT CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP

Tìm hiểu thêm về Phong Tê Thấp

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

MÃ TIỀN CHẾ

Mã tiền là dược liệu quý được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền hàng trăm năm nay. Mã tiền chế thường được dùng như vị thuốc chủ trị có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, giúp trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống viêm, chống tê mỏi, giảm đau nhanh cơn đau xương khớp cũng như giúp điều trị các bệnh lý nhược cơ, bại liệt rất tốt. Mã tiền chưa qua chế biến chứa độc tố nên chỉ dùng ngâm rượu xoa bóp bên ngoài để điều trị đau nhức xương khớp. Trong khi đó, mã tiền qua chế biến, loại bỏ độc tính, dùng đường uống phát huy hiệu quả rõ rệt và tác dụng nhanh hơn. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa phong thấp hiệu quả sử dụng vị thuốc Mã tiền chế làm thành phần chính.

👉 Tác Dụng Thần Kỳ Của Mã Tiền Chế

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem thêm bài viết

Đau Khớp Gối

Khớp gối thương tổn sẽ làm giảm chức năng sinh hoạt hằng ngày, gây khó khăn trong vận động, đi lại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Xem thêm bài viết

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

--- Quảng Cáo ---

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT

2020-09-18T04:22:27+02:00

13 Comments

  1. Holly 21 April 2019 at 14 h 52 min - Reply

    15 phương ph

  2. Vũ tấn Phát 21 May 2019 at 22 h 39 min - Reply

    Thưa bác sĩ cháu còn trẻ mà xuất hiện gai cột sống s1 ,bây giờ ngồi lâu đứng dậy rất mổ và nhức, làm đồ nặng bưng bê rất đau ạ.thưa bác sĩ cháu quân nhân đã khám bv 105 và bs sĩ chỉ trả lời đại khái làm cháu rất lo ạ. Nay mong bs tư vấn và giúp cháu ạ. Mong hồi âm bs 0929479550.

    • Bacsituvan 22 May 2019 at 4 h 25 min - Reply

      Chào bạn. Tình trạng bệnh lý của bạn là do gai cột sống s1 (có thể là gai đôi bẩm sinh) gai xương phát triển dần đến mức độ nhất định sẽ xuất hiện các triệu chứng đau mỏi, khó vận động. Các triệu chứng này thường tăng nặng hơn khi thay đổi thời tiết hoặc khi làm việc nặng nhọc, bê vác nặng, đứng lâu ngồi nhiều… Gai cột sống hay thoái hóa cột sống là bệnh lý mạn tính và tiến triển tăng dần theo thời gian. Bệnh lý này không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị triệu chứng và ổn định. Tuy nhiên đây cũng không phải là bệnh lý nguy hiểm mà chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt lao động của người bệnh. Khi xuất hiện triệu chứng thì người bệnh nên điều trị sớm. Để điều trị tình trạng này bạn nên dùng các thuốc, phương pháp điều trị của y học cổ truyền sẽ hiệu quả và an toàn, tránh lạm dụng các thuốc giảm đau của tây y. Chúng tôi sẽ liên hệ để tư vấn cụ thể giúp bạn. Trân trọng.

  3. Hồ Quốc Đại 23 June 2019 at 17 h 53 min - Reply

    Xin chào bác sĩ. Cháu năm nay 40t. Tầm 10 năm trở lại đây cháu vận động như chạy bộ hoặc đẩy tạ thì hay bị đau chỗ đốt sống thứ 3. Gần đây cháu đi làm công trình, nắng nóng ra mồ hôi ướt hết q.áo, đêm lại nằm ngủ điều hòa. Cháu bị đau 2 bên cơ lưng phía dưới. Nhưng lúc thì đau ko chịu dc, lúc thì ko thấy đau hoặc đau ít. Mấy hôm nay cháu nghỉ ngơi và có đi tẩm quất thì thấy đỡ, cả ngày ko thấy đau nhưng khi cúi hoặc làm việc tư thế khó (vặn người trên thang) thì thấy hơi nhức. Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu với ạ. Zalo: 0966912508 ạ. Cháu xin cảm ơn!

    • Bacsituvan 2 July 2019 at 5 h 22 min - Reply

      Chào bạn. Đau lưng do nhiều nguyên nhân như đau lưng cơ năng do lao động, sai tư thế kéo dài,chấn thương, các bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, loãng xương…, các bệnh lý khác như bệnh lý phổi, thận, u…. Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị y học cổ truyền có hiệu quả. Chúng tôi đã nhận được thông tin liên hệ của bạn. Bác sĩ sẽ liên hệ với bạn để hỏi thêm thông tin và tư vấn cho bạn.

  4. Thi 23 June 2019 at 22 h 48 min - Reply

    Thưa bác sĩ, em là Thi 29 tuổi đang cho con bú. Em bị đau cơ M79.1 thắt lưng. Đau rất dữ dội không thể nằm ngủ, không thể đứng hay ngồi thẳng lưng, bước đi khó vì rất đau. Em đã khám ở bv và bôi thuốc giảm đau mỏi cơ theo chỉ định của bác sĩ nhưng không hết. Em có thể chữa theo phương pháp đông y ở đâu ạ? Em ở quận Bình Thạnh. Xin cảm ơn bác sĩ tư vấn.

    • Bacsituvan 2 July 2019 at 5 h 37 min - Reply

      Chào bạn. Hiện tại bạn đang cho con bú thì nên thận trọng khi sử dụng thuốc. Bạn có thể sử dụng 1 số phương pháp vật lý để giảm đau như chườm ấm. Bạn có thể sao gừng hoặc ngải cứu với muối hạt để chườm ấm. Bạn cũng có thể kết hợp thêm tập 1 số bài tập cột sống thắt lưng để cải thiện. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm bạn có thể liên hệ tổng đài 18006036 để gặp bác sĩ tư vấn.

  5. Lê thị Lịch 13 July 2019 at 23 h 45 min - Reply

    Chào bác sĩ cháu năm nay 35 tuổi.cách đây 3 tháng cháu bị đau lưng mà cháu cũng k biết nguyên nhân vì sao.cháu có đi khám chụp xquang ở bệnh viện tuyến huyện thì họ nói cháu bị viêm cơ và cho thuốc uống nhưng k hết.cháu có uống nhiều loại thuốc giảm đau mà cũng k khỏi.từ đó đến nay cháu bị đau lưng liên tục cứ nằm ngủ chỉ đc tầm 4 tiếng là k ngủ đc vì đau 2 bên thăt́ lưng.mà xoa bóp thì đỡ hơn và khi ngồi cũng đỡ đau hơn nằm.việc này khiến cháu bị mất ngủ thường xuyên ạ.mong bác sĩ tư vấn giúp cháu ạ.cháu cảm ơn bs nhiều

    • Bacsituvan 7 August 2019 at 9 h 14 min - Reply

      Chào bạn, tình trạng đau nhức của bạn hướng đến đau lưng do tính chất công việc, khi cơ bị co cứng lâu có thể gây tổn thương có nên bạn cos được chẩn đoán như vậy. Với tình trạng trên bạn có thể tham khảo dùng thuốc đông y để điều trị ví dụ như thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng. Thuốc có tác dụng giảm co cứng cơ, từ đó giải phóng chèn ép thần kinh mà điều trị bệnh. Tương ứng với bệnh lý đông y là nguyên nhân do phong hàn thấp gây nên. Thuốc Phong tê thấp Bà Giằng có tác dụng khu phong tán hàn trừ thấp, thư cân ( Giãn cơ) thống kinh lạc, hành khí hoạt huyết. Điều trị rất tốt trong trường hợp của bạn. thời gian điều trị trung bình của bệnh nhân là từ 2 đến 3 tháng tùy theo đáp ứng bệnh.
      Để hướng dẫn liều dùng và cách dùng cho bạn chúng tôi biết thêm về tiền sử bệnh của bạn về dạ dày gan thận hay bệnh lý huyết áp tim mạch không? Bạn có thể để lại thông tin tại đây hoặc qua hotline miễn phí 18006036 để chúng tôi tư vấn trực tiếp cho bạn

  6. Vũ Văn Luận 16 September 2019 at 3 h 33 min - Reply

    chào bác sĩ sau khi em bê vật nặng thì xuất hiện cảm giác đau vùng thắt lưng sau đó có bị bị sôt xuất huyết, sau khi sốt dậy em bị đau âm ỉ vùng thắt lưng không biết là em đã mắc bệnh gì rồi ạ?

    • Bacsituvan 17 September 2019 at 12 h 36 min - Reply

      Chào bạn. Bạn đang gặp phải tình trạng đau mỏi thắt lưng nguyên nhân do bê vác vật nặng, các khối cơ vùng thắt lưng bị co cứng gây đau. Sốt xuất huyết cũng có thể gây đau nhức đầu, đau mỏi cơ bắp vì vậy làm tình trạng bệnh có bạn nặng thêm. Để có chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh của mình bạn nên đi thăm khám, kiểm tra bạn ạ. Bạn có thể để lại số điện thoại tại đây hoặc gọi đến tổng đài tư vấn 1800-6036 (miễn cước) để Bác sĩ trao đổi thêm với bạn. Trân trọng.

  7. Hoàng 28 September 2019 at 14 h 31 min - Reply

    Thưa bác sĩ, tôi năm nay 29t, tôi có tiền sử đau lưng, lần đầu tiên năm học lớp 8 bị đau thắt lưng dữ dội, nóng vùng thắt lưng, không đứng thẳng được, nằm xuống k dậy được, đứng k ngồi xuống được. Còn nhỏ tôi làm việc nặng nhiều như bê, vác, gánh thường xuyên. Sau cứ thỉnh thoảng lại bị. tôi lập gia đình đã có 2 bé đều sinh mổ, hiện tại tôi đang bị đau cũng triệu chứng như trên. Mong bác sĩ tư vấn

    • Bacsituvan 30 September 2019 at 9 h 05 min - Reply

      Chào bạn. Đau lưng do nhiều nguyên nhân như đau lưng cơ năng do lao động, sai tư thế kéo dài,chấn thương, các bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, loãng xương…, các bệnh lý khác như bệnh lý phổi, thận, u…. Tình trạng của bạn đã khởi phát từ lúc nhỏ thì bạn nên đi khám, chụp cột sống để đánh giá tình trạng cột sống để có phương hướng điều trị tốt nhất. Với tình trạng đau lưng do lao động nặng, sinh hoạt sai tư thế kéo dài, các bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm thì hiện có rất nhiều phương pháp điều trị y học truyền có hiệu quả cao. Bạn có thể gọi đến tổng đài 18006036 để các bác sĩ hỏi thêm thông tin để đưa ra chẩn đoán sơ bộ và tư vấn cụ thể tình trạng bệnh cho bạn. Hoặc bạn có thể để lại số điện thoại để bác sĩ liên hệ lại với bạn.

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button