Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh phổ biến mà ngày nay nhiều người mắc phải, gây cảm giác đau, tê bì chân tay, rối loạn cơ thắt, hạn chế vận động, nếu bệnh không được theo dõi và điều trị kịp thời, để lâu có thể dẫn đến tàn phế.
Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì?
Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống và chiếm tới 1/3 cột sống, các đĩa đệm hoạt động như một bộ phận giảm sóc của cơ thể. Ngoài ra đĩa đệm còn có chức năng giúp xương di chuyển một cách dễ dàng và linh loạt. Thoát vị đĩa đệm, là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.
Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống. Có một số dạng thoát vị đĩa đệm điển hình là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm mất nước.
4 Giai Đoạn Của Thoát Vị Đĩa Đệm:
- Phình đĩa đệm
Đĩa đệm có hiện tượng bị biến dạng, bè rộng ra xung quanh theo chiều ngang, nguyên nhân là do yếu vòng xơ và dây chằng dọc sau.
- Lồi đĩa đệm
Vòng xơ bị phá vỡ, nhân nhầy chui ra ngoài, tạo thành ổ lồi khu trú, người bệnh có cảm giác đau lưng cục bộ, đôi khi có cảm giác tê tay chân.
- Thoát vị đĩa đệm thực sự
Tại giai đoạn này, vòng xơ bị phá vỡ hoàn toàn, nhân nhầy và các tổ chức khác của đĩa đệm thoát ra khỏi khoang gian đốt sống, hình thành nên khối thoát vị.
- Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời
Nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài, tách hẳn ra khỏi phần đĩa đệm. Nhân nhầy vị biến dạng , vòng xơ bị rách nhiều phía, dẫn đến xẹp đốt sống, hẹp ống sống, hư khớp đốt sống. Đồng thời, nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép tủy, rễ thần kinh kiến người bệnh đau dai dẳng, teo cơ, liệt cơ, mất khả năng vận động, có khi tàn phế.
Nguyên Nhân Của Thoát Vị Đĩa Đệm
Khi cơ thể con người già đi theo tuổi tác, đĩa đệm dần bị mất nước không giữ được độ dẻo dai, linh hoạt vốn có của mình. Điều này dẫn đến vòng bao xơ bên ngoài nhân nhầy bị thoái hóa hoặc bên trong nhân nhầy sẽ phình ra.
Đĩa đệm ngày càng suy yếu sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, các nhân nhầy bên trong có thể sẽ bị vỡ ra khiến cho đĩa đệm bị thoát ra ngoài hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm. Các đĩa đệm sẽ chèn ép vào các rễ thần kinh ở ngay phía sau đĩa đệm gây đau, tê và yếu ở một cánh tay hoặc chân.
Thoát vị đĩa đệm cũng có thể xảy ra do chấn thương cột sống. Khi đó nhân bên trong của đĩa đệm trào ra ngoài thông qua những vết rách, nứt khiến cho đĩa đệm bị lệch, lồi, thậm chí đĩa đệm bị chia ra thành từng mảnh. Trong trường hợp nặng hơn, áp lực của đĩa đệm chèn vào tủy sống có thể dẫn đến tê liệt khu vực thắt lưng.
Triệu Chứng Của Thoát Vị Đĩa Đệm
Có hai dạng thoát vị đĩa đệm thường gặp là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tùy thuộc vào dạng bệnh mà có các triệu chứng cụ thể như:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường chia thành hai nhóm:
Nhóm bệnh lý rễ (chèn ép và thương tổn ở ngoại biên)
Triệu chứng của bệnh nhân thuốc nhóm này thường có biểu hiện:
- Đau, đau có thể có biểu hiện đau tăng lên hoặc giảm đi ở một tư thế nhất định nào đó.
- Cơn đau cổ gáy lan ra vai và xuống cánh tay gây hạn chế vận động khi đưa tay ra sau hoặc đưa lên cao.
- Đôi khi đau lan ra một vùng đầu gây cảm giác nhức nhối, khó chịu
- Tê: triệu chứng tê thường xảy ra ở vùng cánh tay, bàn tay và các ngón, triệu chứng này tăng lên khi làm việc nhiều hoặc lái xe máy.
- Nhiều người có biểu hiện yếu cơ, ở giai đoạn nặng có thể teo một số cơ ở tay.
Nhóm bệnh lý tủy (chèn ép và thương tổn ở trung ương)
Biểu hiện nổi bật là tê và yếu liệt. Tê thường bắt đầu vùng thân mình, vùng bụng trước rồi đến hai chân và tay.
Người bệnh đi lại dễ bị vấp ngã, khi bị yếu thớ cơ có thể rung lên mỗi khi đi lại hoặc gắng sức.
Ở giai đoạn nặng, người bệnh khó khan trong đi lại, khó tiểu và thường bị táo bón, có cảm giác khó thở.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Sau khi bị thương, vận động nặng ở vùng lưng, thường cảm thấy đau lưng đột ngột.
- Mức độ đau vùng thắt lưng tăng dần, cúi người rất khó, hay khi đang ngồi không thể đứng lên ngay lập tức được.
- Cơn đau tái phát, có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội, ho hay hắt hơi cũng có thể khiến cho tình trạng đau nhức nghiêm trọng them.
- Đau nhức vùng thắt lưng, lan xuống mông, chân, cảm giác tê, nhức xương khớp.
- Chân tay cảm giác yêu hơn bình thường, khó cầm nắm đồ vật.
Những Đối Tượng Dễ Bị Thoát Vị Đĩa Đệm
Theo thống kê, có khoảng trên 90% những người trong độ tuổi lao động, dao động từ 20-49 tuổi dễ bị mắc hơn người bình thường, nam giới thường mắc với tỷ lệ cao hơn.
Một số đối tượng có nguy cơ cao dễ bị thoát vị đĩa đệm:
Người lao động nặng nhọc
Một số nghề nghiệp như công nhân bốc vác, thợ xây dựng, thợ cơ khí thường xuyên phải mang vác, kiêng bê vật nặng nên cột sống phải chịu tải trọng lớn.
Người có thói quen hay xách, mang vác vật nặng một tay thì có nguy cơ bị mắc thoát vị đĩa đệm cao hơn người xác cân đối bằng hai tay.
Lái xe
Đặc biệt là người lái xe tải dài và lái máy xây dựng, máy thu, máy xúc…hay bị thoát vị đĩa đệm.
Nhân viên văn phòng
Tỉ lệ thoát vị đĩa đệm của giới văn phòng ngày càng gia tăng nguyên nhân là do ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế khiến đĩa đệm không được nuôi dưỡng, sớm dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Những người chơi thể thao
Đối với những người chơi thể thao, đặc biệt là cử tạ do đĩa đệm chịu sức ép quá lớn nhanh chóng bị thoái hóa và dẫn đến thoát vị.
Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm
Y học hiện đại trong điều trị thoát vị đĩa đệm
- Để giảm đau: dùng thuốc chống viêm, giảm đau như paracetamol hay các thuốc giảm đau non-steroid, hoặc tiêm màng cứng, quanh rễ thần kinh. Tuy nhiên, khi sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng bởi thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn.
- Bổ sung thêm các thực phẩm chức năng: Thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm như: Glucosamin, Chondroitin sulfat, Hyaluronuc acid…
- Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu: kéo giãn cột sống, xoa bóp, cấy chỉ, đeo đai lưng…
- Phẫu thuật: sử dụng trong điều trị nội khoa thất bại, gây chèn ép rễ thần kinh cấp tính, hay thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ.
Đông Y trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Điều trị thoát vị đĩa đệm, ngoài sử dụng y học hiện đại các biện pháp điều trị đông y và các thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên cũng được sử dụng phổ biến. Tuy thời gian điều trị bằng Đông y dài hơn nhưng được đánh giá cao về hiệu quả, an toàn cho người bệnh, ít gây tác dụng phụ.
Phòng Ngừa Thoát Vị Đĩa Đệm
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là một trong những biện pháp làm tăng cường sức khỏe, rèn luyện cơ thể, cải thiện để có một cột sống vững chắc.
- Nên giữ cột sống làm việc, lao động đúng tư thế để tránh gật gù vẹo cột sống, một yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm.
- Đối với nhân viên văn phòng, ngồi quá lâu trong một thời gian dài, cứ khoảng sau 1 giờ nên nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút, vừa để nghỉ ngơi thư giãn cho mắt, vừa giữ gìn và bảo vệ đĩa đệm cột sống.
- Cần tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên để nâng cao thể lực, bằng một số các bài tập đơn giản như: đi bộ, bơi, đạp xe…
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( vote)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết