Đau Thần Kinh Liên Sườn

Đau thần kinh liên sườn là một hội chứng do tổn thương của các dây thần kinh liên sườn. Biểu hiện của bệnh là đau ở một bên, trái hoặc phải từ trước ngực (xương ức) lan theo “mạng sườn” ra phía sau ở cạnh cột sống.

Triệu Chứng Của Bệnh Lý Đau Thần Kinh Liên Sườn

Biểu hiện thấy rõ nhất của đau thần kinh liên sườn là:

  • Đau vùng mạn sườn
  • Đau tức ngực
  • Đau dọc thần kinh liên sườn

Ngoài ba biểu hiện đặc trưng trên, tùy thuộc vào nguyên nhân mà bệnh có những biểu hiện riêng:

 – Đau thần kinh liên sườn Do lạnh, Do vận động sai tư thế: Thường có biểu hiện đau nhiều ở vùng cạnh sống, bả vai xuất hiện ở một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên sườn ra trước. Đau theo kiểu âm ỉ, tăng khi thở sâu, khi thay đổi tư thế, ho, hắt hơi,…da vùng đau không có biểu hiện tổn thương.

 – Đau thần kinh liên sườn Do thoái hóa cột sống: thường gặp ở người cao tuổi, đau âm ỉ cột sống cả khi nghỉ và khi vận động, ấn cột sống thấy tức nhẹ và dễ chịu hơn.

 – Đau thần kinh liên sườn do Zona: Thường xuất hiện ở bệnh nhân đã từng bị bệnh thủy đậu.

 – Đau thần kinh liên sườn Do chấn thương cột sống: (phải có yếu tố chấn thương, sau khi ngã, tai nạn giao thông, vận động quá sức hoặc bị tác động với cường độ quá mạnh) Người bệnh có biểu hiện đau râm ran và liên tục ở xương sườn, đau nhiều vùng cột sống, lan ra phía trước mạn sườn.

Đối với mỗi giai đoạn của bệnh, các triệu chứng kèm theo cũng khác nhau:

 – Trong giai đoạn sớm: Thường có biểu hiện đau rát 1 bên mạng sườn, kèm biểu hiện đỏ da, mụn nước lan rộng theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. Ngứa và đau như rát bỏng, có thể có sốt, mệt mỏi,..

 – Giai đoạn di chứng: tổn thương đóng vảy khô, bong vảy để lại sẹo, thường đau rát tại vùng tổn thương, kéo dài nhiều tháng đau 1 bên mạng sườn.

Tùy từng nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn mà mức độ tiến triển của bệnh và liệu trình điều trị cũng khác nhau.

Nguyên Nhân Dẫn Đến Đau Thần Kinh Liên Sườn

Đau thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây nên, cũng có khi không tìm thấy nguyên nhân nào gọi là đau thần kinh liên sườn nguyên phát. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau thần kinh liên sườn có thể gặp:

  • Bệnh lý tổn thương đốt sống: thoái hóa cột sống, loãng xương, lao cột sống, cũng có thể do ung thư cột sống.
  • Bệnh lý tổn thương tủy sống: U rễ thần kinh, u ngoại tủy.
  • Chấn thương cột sống, gãy trật cột sống gây chèn ép dây thần kinh liên sườn.
  • Do nhiễm khuẩn, lao, thấp khớp, thường gặp nhất là Zona
  • Do bệnh lý cơ quan bên trong: Phổi, màng phổi, tim, gan, đái tháo đường hoặc nhiễm độc một số kim loại,..
  • Ngoài ra Đau thần kinh liên sườn có thể xuất hiện do nhiễm lạnh, vận động sai tư thế hoặc quá tầm vận động

Biến Chứng Của Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn

Đau dây thần kinh liên sườn làm cho người bệnh bị đau dai dẳng, tái đi tái lại, nhiều trường hợp đau rát nhiều, rất khó chịu. Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và năng suất làm việc của người bệnh. Người bị đau dây thần kinh liên sườn thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ, trí tuệ và tinh thần suy nhược, lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm, sức đề kháng giảm.

--- Quảng Cáo --

Điều Trị Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn

Thay đổi và điều chỉnh chế độ sinh hoạt

  • Không mang vác, làm việc quá sức, vận động sai tư thế làm ảnh hưởng đến cột sống.
  • Khi mắc các bệnh, đặc biệt các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, cần điều trị dứt điểm.
  • Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tránh chấn thương, không chơi thể thao quá mức, không lạm dụng thuốc corticoid.
  • Nên giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh.
  • Tiếp xúc với bệnh nhân bị truyền nhiễm, chú ý phải có các biện pháp phòng ngừa tốt nhất.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, để phát hiện sớm các bệnh có nguy cơ gây nên đau thần kinh liên sườn.

Điều trị đau thần kinh liên sườn theo Y học hiện đại

Nguyên tắc: Thường ưu tiên điều trị nguyên nhân gây đau thần kinh liên sườn trước.

Với đau thần kinh liên sườn nguyên phát: Điều trị bằng thuốc giảm đau, chủ yếu dùng thuốc giảm đau thần kịnh, các thuốc giãn cơ vân, thuốc bổ thần kinh (Các vitamin B1, B6, B12) và an thần kinh là chính.

Đối với đau thần kinh liên sườn do Zona, điều trị tốt nhất trong vòng 48h khi có tổn thương da. Khi đã có di chứng thường khó điều trị, bệnh dai dẳng và hay tái phát.

Tuy nhiên điều trị bằng tây y chỉ giảm đau tức thời, bệnh hay tái phát lại gặp phải nhiều tác dụng phụ gây nên do thuốc như: ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đau dạ dày, hại chức năng gan, thận,…

Hiện nay, điều trị đau dây thần kinh liên sườn thường kết hợp điều trị bằng vật lý trị liệu và dùng thuốc đông y, cho hiệu quả cao hơn, tỷ lệ tái phát thấp và an toàn. Đặc biệt trong các trường hợp đau do di chứng của Zona thần kinh điều trị bằng tây y không có hiệu quả.

Điều trị bằng vật lý trị liệu: chủ yếu dùng các phương pháp: chiếu đèn hồng ngoại, điều trị bằng sóng siêu âm, đắp paraphin chỗ đau, hơ ngải… kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt nhẹ nhàng chỗ đau. Điều trị bằng vật lý trị liệu có ưu điểm là an toàn, không có tác dụng phụ phương pháp này thường dùng để hỗ trợ giảm đau chứ không đem lại hiệu quả chữa bệnh triệt để và tận gốc bệnh.

Điều trị đau thần kinh liên sườn theo Y hoc cổ truyền

Theo Y học cổ truyền bệnh đau thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây lên, có thể ngoại tà xâm nhập, kinh mạch, khí huyết ứ trệ, bế tắc; hai là do can thận hư gân mạch không được nuôi dưỡng tốt gây đau.

Điều trị đau thần kinh liên sườn trong đông y chủ yếu dùng các bài thuốc có tác dụng hành khí hoạt huyết, thông kinh lạc, bổ can thận thì bệnh sẽ được điều trị tận gốc. Tùy vào nguyên nhân mà Y học cổ truyền cũng có những phương pháp điều trị phù hợp.

Phong hàn

Triệu chứng: Thường bị đau đột ngột, đau nặng, sợ lạnh, sợ gió, ho thở đều đau, rêu lưỡi trắng đạm, mạch phù khẩn.

Pháp: Khu phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc

Bài thuốc: Quế chi, Bạch chỉ, Phòng phong, Khương hoạt, Chỉ xác, Uất kim, Khương hoạt, Thanh bì, XUyên khung.

Can uất

Triệu chứng: Sườn đau tức, đau không cố định, vùng ngực khó chịu, đắng miệng, căng thẳng đau tăng, mạch huyền
Pháp: Sơ can giải uất, thông kinh hoạt lac
Bài thuốc: Tiêu giao gia giảm: Bạch linh, Bạch truật, Bạch thược, Sài hồ, Uất kim, Hương phụ, Chỉ xác, Thanh bì, Xuyên khung, Xuyên quy, Cam thảo.

Huyết ứ

Triệu chứng: đau tại một điểm cố định, đau như dùi đâm, tiền sử thường có bị chấn thương
Pháp: Hoạt huyết hóa ứ, thông kinh lạc
Bài thuốc: Đan sâm, Hồng hoa, Xích thược, Huyền hồ, Xuyên khung, Xuyên quy, Bạch thược, Hương phụ, Sài hồ, Cam thảo.

TRUNG TÂM TƯ VẤN VnBacsi.Net Nhận tư vấn từ Bác Sĩ >> 1800 6036

Gọi Miễn Phí
Chat

Nhận tư vấn điều trị bệnh Xương Khớp miễn phí >>

Chế Độ Ăn Người Bị Đau Thần Kinh Liên Sườn Nên Chú Ý

Bên cạnh dùng thuốc và các bài tập vật lý trị liệu, chế độ ăn uốn hợp lý và đúng cách cũng là phương pháp giúp phòng ngừa, phục hồi và đẩy lùi tình trạng bệnh rất tốt cho bệnh nhân đau thần kinh liên sườn. Dưới đây là một số các thực phẩm mà người bệnh cần chú ý bổ sung:

  • Thực phẩm chứa vitamin B6

Vitamin B6 là chất có tác dụng tốt trong việc thúc đẩy sự hình thành và sản sinh của tế bào hồng cầu, giảm đau thần kinh và chữa lành các tổn thương gây đau thần kinh liên sườn. Thịt gà, các loại hạt ngũ cốc, đậu phộng, chuối là nguồn chứa hàm lượng vitamin B6 cao, cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng thường ngày.

  • Thực phẩm chứa acid folic (vitamin B9)

Acid folic có vai trò tham gia vào quá trình tạo máu và tế bào, quá trình hoạt động của các dây thần kinh, nên giúp làm giảm đau thần kinh nhanh chóng. Bổ sung những thực phẩm giàu acid folic như măng tây, bông cải, các loại đậu, nấm… có tác dụng tốt đối với bệnh lý đau thần kinh liên sườn.

  • Vitamin C

Là chất có tác dụng chống oxy hóa tốt, vitamin C vừa có tác dụng cải thiện và tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch vừa có khả năng cải thiện những tổn thương của hệ thần kinh. Vì vậy, để phòng ngừa và điều trị đau thần kinh liên sườn, bổ sung vitamin C là điều đừng nên bỏ qua.

  • Thực phẩm giàu canxi và chất đạm

Canxi và chất đạm là những chất dinh dưỡng cần thiết, giúp bồi bổ, tăng cường sức đề kháng, sức chịu đựng của cơ thể. Do đó, bổ sung vào thực đơn mỗi ngày là một trong những phương pháp giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe tốt nhất cho mỗi chúng ta. Những thực phẩm giàu canxi và chất đạm nên sử dụng là: thịt, trứng, sữa,.. bên cạnh đó các loại rau xanh giàu vitamin cũng là nguồn thực phẩm thích hợp, có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân.

Đau dây thần kinh liên sườn không nên ăn gì?

Không chỉ bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng và thiết yếu, người bị đau thần kinh liên sườn cũng nên chú ý tránh những thực phẩm sau:

Hạn chế ăn muối

Sử dụng quá cao lượng muối hàng ngày có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ xương khớp và dây thần kinh, làm giảm sự linh hoạt và hiệu quả làm việc của hệ thần kinh, do đó có tác dụng không tốt đối với bệnh nhân đau thần kinh liên sườn.

Thức ăn nhanh và thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Dầu mỡ là một trong những nguyên nhân gây lên các bệnh lý của tim mạch, béo phì, tiểu đường, huyết áp… cũng như tăng nguy cơ gây viêm và các cơn đau thần kinh liên sườn kéo dài.

Thực phẩm chứa chất kích thích

Luôn được khuyến cáo sử dụng hạn chế, hoặc không nên sử dụng, các thực phẩm chứa chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá, các thức uống có cồn… là những thực phẩm có khả năng gây nên suy giảm chất lượng xương khớp, tăng nguy cơ mắc các bệnh loãng xương, viêm khớp, thoái hóa khớp… và cũng là nguyên nhân làm cho cơn đau thần kinh liên sườn giai dẳng và kéo dài.

Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp

– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –

Sending
User Review
4 (2 votes)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

--- Quảng Cáo ---

HỎI - ĐÁP CHUYÊN GIA

Điều trị bệnh Xương Khớp như thế nào? Làm sao để giảm các triệu chứng bệnh Xương Khớp? Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi đến

Điều trị bệnh Xương Khớp như thế nào? Làm sao để giảm các triệu chứng bệnh Xương Khớp?

Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi điện đến Tổng đài miễn cước 1800 6036

Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

Tổng đài miễn cước  1800 6036

NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ






Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

BÍ QUYẾT CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP

Tìm hiểu thêm về Phong Tê Thấp Bà Giằng

ĐIỂU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

 BÍ QUYẾT CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP

Tìm hiểu thêm về Phong Tê Thấp

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

MÃ TIỀN CHẾ

Mã tiền là dược liệu quý được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền hàng trăm năm nay. Mã tiền chế thường được dùng như vị thuốc chủ trị có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, giúp trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống viêm, chống tê mỏi, giảm đau nhanh cơn đau xương khớp cũng như giúp điều trị các bệnh lý nhược cơ, bại liệt rất tốt. Mã tiền chưa qua chế biến chứa độc tố nên chỉ dùng ngâm rượu xoa bóp bên ngoài để điều trị đau nhức xương khớp. Trong khi đó, mã tiền qua chế biến, loại bỏ độc tính, dùng đường uống phát huy hiệu quả rõ rệt và tác dụng nhanh hơn. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa phong thấp hiệu quả sử dụng vị thuốc Mã tiền chế làm thành phần chính.

👉 Tác Dụng Thần Kỳ Của Mã Tiền Chế

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đau Thần Kinh Tọa Nên Ăn Gì? 

Chế độ dinh dưỡng giúp tăng thể trạng, cơ thể tăng khả năng phục hồi cơ, tái tạo thần kinh ở bệnh nhân đau thần kinh toạn. Vậy đau thần kinh tọa nên ăn gì?

Chữa Khỏi Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Thuốc Nam

Điều trị thoát vị đĩa đệm rất đa dạng, có nhiều phương pháp như nội khoa, phẫu thuật hay y học cổ truyền. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam là phương pháp quen thuộc và dễ áp dụng nhất.

Xem thêm bài viết

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

--- Quảng Cáo ---

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT

2020-09-18T04:29:40+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button