Trong tất cả những khớp tham gia các hoạt động của cơ thể, khớp gối là một trong những khớp quan trọng. Khi khớp gối bị thương tổn, người bệnh sẽ bị giảm chức năng sinh hoạt hằng ngày, gây khó khăn trong vận động, đi lại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì thế cần phát hiện sớm bệnh để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, hạn chế các biến chứng.
Cấu Tạo Khớp Gối
Về chức năng, khớp gối giúp nâng đỡ cơ thể một cách vững chắc, giúp chân gập cong và duỗi thẳng. Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động đứng, đi bộ, chạy, nhảy, xoay chân…
- Khớp gối là một khớp nằm ngay dưới da, bao gồm đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và xương bánh chè. Các thành phần này được kết nối với nhau bởi hệ thống các dây chằng, bao khớp, trong đó quan trọng nhất là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Hai dây chằng này giữ cho đầu trên xương chày và đầu dưới xương đùi không bị trượt theo chiều trước sau khi khớp gối vận động.
- Ngoài ra hệ thống dây chằng bên chày, dây chằng bên mác giữ cho gối không bị trượt sang bên. Lót giữa lồi cầu đùi (hình cầu) và mâm chày (phẳng) là sụn khớp, làm gia tăng diện tiếp xúc, phân bố đều lực tác động lên gối.
- Các bộ phận kết hợp với nhau giúp khớp gối cử động là xương, sụn, cơ, dây chằng, gân. Do vậy bất kỳ bộ phận nào trong số này bị tổn thương thì đầu gối có thể bị đau và giảm khả năng vận động.
Triệu Chứng Các Bệnh Lý Đau Khớp Gối
Triệu chứng đau cần phải được phân tích một cách chính xác thông qua những câu hỏi sau (bởi vì đặc điểm đau có liên quan trực tiếp đến nguyên nhân gây ra bệnh):
-
- Cách thức xuất hiện của cơn đau: đau dữ dội hoặc đau tăng dần, xuất hiện sau va chạm hoặc chấn thương.
- Tính chất đau và thời gian đau: đau do tác động cơ học (đau vào ban ngày, xuất hiện khi đi bộ, khi cơ thể ở tư thế đứng và thuyên giảm khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi) hoặc đau do viêm (đau vào ban đêm, cơn đau có thể làm bệnh nhân tỉnh giấc)
- Khu vực đau (đau ở phía trước, bên trong, bên ngoài hoặc phía sau).
- Cường độ đau và mức độ nhạy cảm với điều trị.
-
- Ảnh hưởng đến chức năng vận động: giảm khoảng cách đi bộ, đi lại khó khăn, đòi hỏi phải có sự trợ giúp của người khác.
- Những dấu hiệu đi kèm tại khu vực đau: tràn dịch, sưng phồng đầu gối, vết máu bầm, tiếng rắc tại khớp gối.
- Các yếu tố làm xuất hiện cơn đau: đi bộ, địa hình không bằng phẳng, lên hoặc xuống cầu thang.
- Tiền sử bệnh lý tại khu vực đau (khớp gối) và bệnh lý toàn thân.
- Lịch sử điều trị và hiệu quả điều trị.
Nguyên Nhân Đau Khớp Gối
- Đau khớp gối là 1 chứng bệnh rất phổ biến. Hiện nay, chứng bệnh này đang có xu hướng gia tăng.
- Chứng đau đầu gối có thể xuất hiện do nguyên nhân do chấn thương, bệnh lý quanh khớp gối hoặc tại khớp gối.
Bong gân đầu gối:
- Nếu bị bong gân nhẹ, bệnh nhân vẫn có thể đi vững . Tổn thương thường xảy ra nhất là tổn thương dây chằng bên trong gối.
- Nếu bị bong gân nặng, có thể đi kèm theo sự tràn dịch khớp, bệnh nhân đi không vững, đi khấp khểnh và chuyển động bất thường lệch về một bên.
- Chụp cộng hưởng từ sẽ cho phép đánh giá các tổn thương tổng thể một cách chính xác, có thể kèm theo chụp Xquang khớp hoặc không.
Bệnh lý quanh khớp:
Xảy ra sau một hoạt động thể thao quá sức hoặc làm việc quá sức:
- Hội chứng dải chậu chày (ITBS: Iliotibial band syndrome): gây ra triệu chứng đau ở mặt ngoài đầu gối, xảy ra ở những vận động viên thường tập luyệ chạy bộ hoặc chạy marathon.
Viêm gân đầu xương bánh chè, viêm gân cơ tứ đầu đùi, viêm gân khoeo chân (trong chạy marathon), viêm gân cơ chân ngỗng, thoái hóa khớp gối (khớp nối đùi-xương chày).
Rách sụn chêm:
Ở những vận động viên trẻ tuổi, rách sụn chêm thường liên quan đến sừng sau của sụn chêm trong. Trong trường hợp này, bệnh nhân thấy xuất hiện những dấu hiệu điển hình khi làm những thao tác liên quan đến vận động sụn chêm, và có thể kèm theo tràn dịch khớp gối.
Nguyên nhân tại khớp gối
Trong trường hợp không có tổn thương rõ ràng trên phim chụp X quang, các trường hợp sau có thể xảy ra:
- Bệnh lý sụn chêm: đặc trưng hiện tượng kẹt khớp. Chụp cộng hưởng từ cho phép chẩn đoán chính xác bệnh.
- Hội chứng xương bánh chè: đau khi leo lên và nhất là leo xuống cầu thang. Hội chứng này thường gặp ở đối tượng thanh thiếu niên.
Sự xuất hiện tổn thương trên phim chụp X quang có thể cho thấy:
- Vết gãy xương không được chú ý.
- Viêm xương sụn bóc tách ở trẻ vị thành niên: tổn thương khu trú từ vùng xương dưới sụn, đầu dưới xương đùi đến đầu trên xương chày.
- Thoái hóa khớp nối đùi – xương chày hoặc khớp nối đùi – xương bánh chè.
- Hoại tử xương: tức là sự phá hủy phân bố thần kinh tới lồi cầu đùi (phần dưới xương đùi). Thường gặp ở những người lớn tuổi.
- Vôi hóa sụn khớp, sự đóng cặn calci tại các sụn và sụn chêm, đôi khi liên quan đến các giai đoạn viêm khớp cấp tính.
- U xương sụn: tức là bệnh u sụn mà có các phần sụn đã bị vôi hóa. Những phần bị vôi hóa này sẽ gây cản quang trên phim chụp X quang.
Hội chứng đau loạn dưỡng do phản xạ (algodystrophy, hay hội chứng đau loạn dưỡng Sudeck): thường là kết quả sau một chấn thương tại chỗ hay sau phẫu thuật.
Nguyên nhân do viêm
Đau đầu gối do viêm thì đau tăng về đêm và thường đi kèm triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng. Sự liệt chức năng vận động là quan trọng nhất. Đầu gối sưng phồng, nóng, đôi khi nóng đỏ, có thể sốt. Xét nghiệm máu cho thấy có sự tồn tại của hội chứng viêm hoặc nhiễm trùng.
Biện pháp chọc dò dịch đầu gối tiến hành trong trường hợp tràn dịch khớp và trường hợp chưa có chẩn đoán bệnh. Trong trường hợp đau đầu gối do viêm, dịch khớp chứa rất nhiều các tế bào. Phương pháp này cần thực hiện trong điều kiện vô trùng nghiêm ngặt.
Cách Phòng Tránh Bệnh Lý Đau Khớp Gối?
- Tập vận động thường xuyên và vừa sức: luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Đó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp.
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp, tránh dư cân béo phì.
- Giữ nhịp sống thoải mái và thường xuyên thay đổi tư thế: bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.
- Tránh các tư thế gây hư khớp gối như ngồi xổm, khiêng nặng, chạy nhảy quá sức trong các môn thể thao như tennis, cầu lông, bóng chuyền, đá bóng…
- Điều trị tích cực các bệnh lý xương khớp mắc phải.
- Chế độ ăn uống: nên ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi, vitamin D như: đậu tương, hoa quả, dầu cá…
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết